Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh cúm là 1 trong 8 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người trên 65 tuổi

GiadinhNet - Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mặc dù bệnh cúm không phải là bệnh mãn tính, loại bệnh nhiễm trùng này là một trong tám nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người trên 65 tuổi.

“Chúng ta đều biết về những nguyên nhân của bệnh cúm - sốt và cảm thấy tồi tệ, đau nhức... - và đó là vì nó tạo ra một phản ứng viêm có hệ thống”, tiến sĩ William Schaffner thuộc Trường Y Đại học Vanderbilt cho biết.

Ông Schaffner nói thêm: “Không phải ai cũng biết rằng trong 2 tuần sau khi khỏi bệnh cúm, bạn có rủi ro bị một cơn đau tim tăng 3-5 lần. Rủi ro bị đột quỵ cũng tăng 2-3 lần. Không ai muốn bị đau tim hay đột quỵ, vì thế bằng cách ngừa cúm, bạn ngừa phản ứng viêm này, nhờ đó có thể tránh được những cơn đột quỵ và đau tim”.

Cũng theo chuyên gia trên, người cao tuổi chiếm hơn phân nửa số ca nhập viện liên quan đến bệnh cúm và hơn 80% số ca tử vong liên quan đến cúm. Căn bệnh này cũng đang có diễn biến phức tạp tại nước ta. Vì đâu nhiều người dễ gặp biến chứng của bệnh cúm dẫn đến tử vong?

Cảm cúm, cũng như những bệnh khởi phát khi thời tiết thay đổi khác, luôn là mối hiểm họa đối với sức khỏe người cao tuổi. Ảnh: Shutterstock

Cảm cúm, cũng như những bệnh khởi phát khi thời tiết thay đổi khác, luôn là mối hiểm họa đối với sức khỏe người cao tuổi. Ảnh: Shutterstock

Theo TS Pat Salber - BS chuyên khoa cấp cứu tại San Francisco và là người sáng lập blog The Doctor Weighs In nói, một số bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng lần thứ hai trong khi đang chống lại bệnh cúm, như viêm phổi (nhiễm trùng túi khí của phổi), có thể nghiêm trọng đủ để dẫn đến sự suy giảm cơ quan và cuối cùng là tử vong. Bệnh cúm có thể trở nên phức tạp hơn do nhiễm khuẩn huyết, một phản ứng đe dọa đến mạng sống do chứng nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào máu.

Nhiều người khác có thể tử vong do bệnh cúm vì hệ thống miễn dịch của họ đã bị tổn thương bởi một căn bệnh khác. Điều này thường gặp nhất ở người già, vì lúc này hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của họ đã suy giảm do tuổi tác, cùng một lúc người cao tuổi có thể mắc nhiều bệnh.

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus gây cúm có các triệu chứng như sốt (có thể sốt cao, đột ngột), viêm long đờm đường hô hấp trên, ho, sưng đau họng...

Người có tuổi nếu bị nhiễm lạnh hoặc thay đổi nóng lạnh đột ngột sẽ bị cảm cúm với các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng, ho, có thể sẽ sốt. Khi bị cảm nặng, bệnh nhân sốt cao, dẫn đến nhức đầu, đau cổ, đau các khớp chân tay hoặc đau khắp người, chán ăn, hoa mắt...

Người có tuổi nếu bị nhiễm lạnh hoặc thay đổi nóng lạnh đột ngột sẽ bị cảm cúm với các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng, ho, có thể sẽ sốt. Khi bị cảm nặng, bệnh nhân sốt cao, dẫn đến nhức đầu, đau cổ, đau các khớp chân tay hoặc đau khắp người, chán ăn, hoa mắt...

Tiến sĩ Salber giải thích: "Cúm có thể làm trầm trọng thêm các bệnh như tiểu đường, hen suyễn và bệnh phổi mãn tính. Nếu người mắc bệnh tiểu đường bị suy thận nhẹ, bị cúm, không theo kịp quá trình hydrat hóa - làm cho chức năng thận trở nên tồi tệ hơn - và cũng không thể chống lại bệnh cúm vì họ đã có phản ứng miễn dịch thấp hơn thì sẽ chống chọi với bệnh cúm kém hơn".

Tiến sĩ Salber nói, người lớn tuổi và trẻ nhỏ có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nhất do cúm, bao gồm cả việc phải nằm viện dài ngày lẫn tử vong. Những người cao tuổi có nguy cơ cao bị suy yếu hệ thống miễn dịch vì những lo ngại sức khỏe và cũng dễ bị nhiễm trùng thứ phát hơn.

"Chúng ta biết rằng H3N2 dường như gây ra tất cả các vấn đề trong năm nay. Những đứa trẻ được sinh ra sau lần cuối cùng có dịch cúm H3N2 là chủng nổi trội sẽ không có các kháng thể hình thành nên virus có thể lây lan nhanh hơn", vị tiến sĩ này cho biết. Mọi người đều có một hệ thống miễn dịch khác nhau, và cách mà một cá nhân phản ứng lại với bệnh cúm sẽ có sự thay đổi.

Khi mắc cúm dù không nhất thiết phải đến bệnh viện ngay ngày đầu, nhưng bệnh nhân và người thân khi thấy bệnh trở nặng thì phải đến các cơ sở y tế để có các thiết bị chẩn đoán, theo dõi được tốt hơn.

Khi mắc cúm dù không nhất thiết phải đến bệnh viện ngay ngày đầu, nhưng bệnh nhân và người thân khi thấy bệnh trở nặng thì phải đến các cơ sở y tế để có các thiết bị chẩn đoán, theo dõi được tốt hơn.

Vì thế, người cao tuổi nên chích ngừa cúm hàng năm, và chủng ngừa viêm phổi nếu bác sĩ đề nghị, để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng và biến chứng đe dọa tính mạng.

Ngoài ra, đối với người cao tuổi, khi bị cúm cần đo huyết áp ngay, nếu huyết áp thấp thì có thể uống một cốc sữa nóng, nghỉ ngơi để lấy lại trạng thái cân bằng. Nếu huyết áp cao, nên nằm dốc ngược đầu, để gối kê ở vai và ngực sao cho đầu dốc dưới gối. Nằm ở tư thế này trong 5-10 phút, sau đó trở lại tư thế bình thường để thư giãn, huyết áp sẽ hạ dần.

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top