Hà Nội
23°C / 22-25°C

Báo cáo tham luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam "Triển khai Pháp lệnh Dân số trong công nhân lao động"

Thứ ba, 10:30 24/09/2013 | Dân số và phát triển

THAM LUẬN

TRIỂN KHAI PHÁP LỆNH DÂN SỐ TRONG CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG

I/ Đặc điểm chung về số lượng, chất lượng, đời sông công nhân lao động cả nước:

Về số lượng: Cả nước có khoảng 15 triệu công nhân viên chức lao động, khối doanh nghiệp thu hút 10,9 triệu lao động (trong đó DNNN gần 1,59 triệu lao động, DNNNN trên 6,75 triệu lao động và DN FDI gần 2,56 triệu lao động), khối cơ quan hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể có trên 1,25 triệu lao động, khu vực sự nghiệp công lập có trên 2,15 triệu lao động, lao động nữ chiếm 42%, phân bổ không đều, tập trung đông nhất trong các khu công nghiệp tập trung (Hà Nội gần 60%, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương là trên 70%). Từ năm 2007 đến nay, bình quân hàng năm tăng thêm trên 1 triệu CNVCLĐ (khoảng 10,7%).

Hiện tượng mất cân bằng giới tính ở nhiều khu công nghiệp dẫn đến lao động nữ đang gặp khó khăn về tìm hiểu bạn đời, xây dựng gia đình riêng.

Về chất lượng: Khu vực hành chính, sự nghiệp nhà nước công tác đào tạo cán bộ, công chức, viên chức được Đảng và Nhà nước quan tâm tiếp tục được nâng cao về trình độ, năng lực. Khu vực sản xuất kinh doanh, do yêu cầu của quá trình CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, đội ngũ CNLĐ ngày càng được nâng cao về nghiệp vụ, kỹ năng, tay nghề…Tỷ lệ lao động qua đào tạo tiếp tục tăng, nhất là khu vực thành thị các trung tâm công nghiệp, thương mai (năm 2007 đạt 29,7% đến năm 2010 đạt 30,6% lao động đã qua đào tạo).

Về đời sống: Do khó khăn của doanh nghiệp, của nền kinh tế nên việc làm, tiền lương, nhà ở, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những công nhân lao động trực tiếp sản xuất và những người lao động, sản xuất công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo. Trong đó, lao động nữ còn chịu nhiều thiệt thời hơn nữa bởi sự tác động của yếu tố giới, phần lớn họ là người ngoại tỉnh, độ tuổi từ 25-35, xuất thân từ nông thôn, trình độ thấp, thu nhập không ổn định, phải thuê nhà ở trong các khu nhà trọ do tư nhân xây dựng xung quanh các khu công nghiệp. Điều kiện làm việc, môi trường làm việc, thời gian làm việc ở nhiều nơi chưa đảm bảo do đó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản.

II/ Tình hình triển khai thực hiện Pháp lệnh Dân số:

1. Công tác chỉ đạo của Tổng Liên đoàn

- Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác Dân số-KHHGĐ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức công đoàn, do đó công tác này đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội IX, Đại hội X và Đại hội XI Công đoàn Việt Nam; Trên cơ sở đó Tổng Liên đoàn đã chỉ đạo củng cố ban chỉ đạo công tác Dân số-KHHGĐ từ trung ương đến công đoàn cơ sở. Chỉ đạo các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành cử đại diện lãnh đạo công đoàn tham gia ban chỉ đạo công tác Dân số-KHHGĐ các tỉnh, thành phố, ngành. Ban Nữ công công đoàn các cấp là đầu mối tham mưu với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn về công tác Dân số - KHHGĐ.

Tại cấp Tổng Liên đoàn đã thành lập Trung tâm Dân số - SKSS TLĐ và tạo điều kiện thuận lợi để Trung tâm Dân số - SKSS Tổng Liên đoàn phát huy vai trò nòng cốt, tham mưu cho Tổng Liên đoàn thực hiện các chương trình phối hợp với Tổng cục Dân số - KHHGĐ và các bộ ngành liên quan trong công tác DS-GĐ-TE.  Hoạt động tại Trung tâm Dân số - Sức khỏe sinh sản TLĐ, trong 10 năm qua đã tổ chức  triển khai 50 lớp truyền thông về DS/SKSS/KHHGĐ trong công nhân lao động, có hơn 7.500 người đã tham dự. Phối hợp tổ chức mít tinh kỷ niệm Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam tại Khu công nghiệp lớn như Bắc Thăng Long Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Thực hiện các mô hình điểm tại một số tỉnh như Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kom Tum, Vĩnh Phúc, lựa chọn những doanh nghiệp có đông lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ với những hoạt động cụ thể là trang bị tủ sách kiến thức pháp luật, cung cấp tờ gấp truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản, đưa kiến thức về chăm sóc SKSS vào sinh hoạt công đoàn bộ phận hàng tháng, hàng quí. Thương lượng và vận động người sử dụng lao động về việc tạo điều kiện cơ sở vật chất cũng như thời gian để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về DS-SKSS-KHHGĐ. Tổ chức 15 lớp tập huấn cho hơn 600 cán bộ công đoàn chuyên trách làm về công tác DS-SKSS được cung cấp kiến thức về những nội dung cơ bản trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và kỹ năng truyền thông về chăm sóc SKSS. Trung tâm DS-SKSS TLĐ phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của TLĐ đã tổ chức 33 cuộc kiểm tra về Bình đẳng giới, chế độ chính sách lao động nữ và thực hiện công tác DS-KHHGĐ tại đơn vị, doanh nghiệp.

- Tổng Liên đoàn đã tham gia với Chính phủ trong việc góp ý, sửa đổi bổ sung chính sách, xây dựng văn bản pháp luật để làm sao cho chính sách pháp luật gần với cuộc sống, đến với cuộc sống của người lao động, đặc biệt là tham gia góp phần nâng thời gian nghỉ thai sản từ 4 tháng lên 6 tháng trong qui định sửa đổi của Bộ Luật Lao động năm 2012.

- Thực hiện những định hướng của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành hơn 30 văn bản chỉ đạo các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc TLĐ chủ động lồng ghép hoạt động về công tác DS-KHHGĐ vào các nội dung hoạt động tuyên truyền khác của Công đoàn. Hướng dẫn bằng văn bản cho các cấp Công đoàn thực hiện, đánh giá tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ trong báo cáo hoạt động Nữ công. Báo cáo hàng năm của BCH Tổng Liên đoàn luôn có đánh  giá kết quả đạt được và định hướng chương trình công tác Dân số-KHHGĐ năm tiếp theo.

- Hàng năm, Tổng Liên đoàn đã ký kết chương trình phối hợp với Tổng cục Dân số - KHHGĐ Bộ Y tế truyền thông giáo dục về  Dân số-KHHGĐ; Trực tiếp tổ chức các hoạt động như diễn đàn với công nhân lao động, tọa đàm với người sử dụng lao động tại các khu công nghiệp, truyền thông, tư vấn trực tiếp về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các đơn vị sử dụng đông lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chỉ đạo điểm về công tác chăm sóc SKSS-DS- KHHGĐ tại một số tỉnh đạt hiệu quả.

- Đề tài nghiên cứu khoa học của Ban Nữ công TLĐ thực hiện năm 2011-2012 với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lao động nữ trong khu công nghiệp và vai trò của công đoàn”  đã nghiên cứu sâu về thực trạng sức khỏe sinh sản của lao động nữ cũng như nhận thức, quan điểm của người sử dụng lao động, cán bộ công đoàn cơ sở trong khu công nghiệp về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhưng vấn đề bức xúc như việc thiếu kiến thức của nhóm đối tượng nữ công nhân lao động trong chăm sóc SKSS, những hạn chế trong sử dụng dịch vụ y tế đối với lao động di cư về chăm sóc SKSS hay sự khó khăn của các cấp chính quyền, người sử dụng lao động trong việc thực hiện chế độ ưu tiên lao động nữ tại doanh nghiệp mình… đã đề ra những giải pháp về công tác tuyên truyền cho công nhân lao động.

2. Hoạt động của các cấp công đoàn

- Tổng hợp đánh giá 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số, theo báo cáo chưa đầy đủ, từ các văn bản chỉ đạo của Tổng Liên đoàn, các cấp công đoàn đã ban hành hơn 3000 các loại văn bản để triển khai thực hiện đến công đoàn cơ sở, với 196.614.798 lượt người được tuyên truyền về DS-SKSS-KHHGĐ bằng nhiều hình thức khác nhau, có 18.636.256 tờ gấp, sách nhỏ... đến với công nhân lao động với những nội dung về chính sách pháp luật liên quan tới công tác DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Đã thực hiện 134.903 cuộc kiểm tra, giám sát đối với công đoàn cơ sở tại các đơn vị, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, góp phần thực hiện quyền lợi của công nhân lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp. Tại các đơn vị có tổ chức công đoàn, có 188.585 đơn vị, doanh nghiệp đã đưa vào thỏa ước lao động tập thể, nội qui, qui chế những điều khoản giúp cho việc thực hiện tốt hơn về chính sách dân số - KHHGĐ như hỗ trợ tiền gửi trẻ, chế độ thai sản, an toàn vệ sinh lao động ... Việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm đối với người lao động cũng được các đơn vị quan tâm; trong 10 năm qua đã khám cho 574.568.963 lượt người lao động, đặc biệt đã khám phụ khoa cho 248.880.839 lượt lao động nữ, qua đó đã phát hiện 54.157.888 lượt phụ nữ bị mắc bệnh phụ khoa, điều đó cho thấy việc chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với người lao động cần được tuyên truyền hơn nữa, để bản thân mỗi người lao động có được sự hiểu biết và hành vi có lợi trong việc chăm lo và bảo vệ sức khỏe của chính bản thân.

- Các Công đoàn cơ sở quan tâm, chủ động tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và đời sống của CNVCLĐ nói chung và nữ CNVCLĐ nói riêng, kịp thời tháo gỡ, động viên người lao động, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của đơn vị, doanh nghiệp.Với chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, các cấp công đoàn còn thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách thai sản, tiền lương, thưởng, an toàn vệ sinh lao động, giờ làm việc đối với người lao động. Đồng thời tại các đơn vị, doanh nghiệp, công đoàn cơ sở đã đưa các tiêu chí thực hiện chính sách DS-KHHGĐ vào Nghị quyết của Ban chấp hành Công đoàn các cấp, Nghị quyết Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị cán bộ công chức ở cơ sở. Tổ chức cho cá nhân, tập thể đăng ký thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ, trở thành một trong các chỉ tiêu thi đua thường xuyên, hàng năm của các cấp Công đoàn. Hướng dẫn chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức triển khai các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ đến công nhân viên chức, lao động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: diễn đàn, mít tinh, truyền thông trực tiếp trong công nhân lao động, tập huấn, tư vấn trực tiếp, tờ gấp, sổ tay, áp phích...vận động, tuyên truyền CNVCLĐ thực hiện mỗi gia đình có từ 1-2 con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ qui định, nhằm tạo điều kiện, cơ hội, động viên khuyến khích nữ công nhân học tập, làm việc, cống hiến và để nữ công nhân có điều kiện thuận lợi chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, xây dựng hạnh phúc gia đình. Tham mưu tư vấn với người sử dụng lao động để đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn nơi làm việc; phấn đấu 90% nữ CNLĐ được khám thai đủ 5 lần và được tiếp cận với dịch vụ y tế; 80% nữ được khám sức khỏe định kỳ và khám chuyên khoa hàng năm.

- Công tác DS-SKSS-KHHGĐ được các cấp công đoàn bám sát sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn, Chương trình mục tiêu Quốc gia về Dân số và Kế hoạch hóa gia đình tập trung các vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng dân số, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về gia đình, về xây dựng gia đình hạnh phúc, về xây dựng tình bạn, tình yêu và quan hệ ứng xử trong gia đình, xã hội, bình đẳng giới... vào các ngày kỷ niệm, hưởng ứng các sự kiện trong năm với nhiều hình thức: Hội thi, tập huấn, truyền thông, nói chuyện chuyên đề nhân kỷ niệm ngày 8/3, ngày 20/10, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Ngày Dân số Việt Nam 26/12, Ngày Dân số Thế giới 11/7, Tháng công nhân (tháng 5), Tháng hành động quốc gia về Dân số (tháng 12)…

- Tại điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2003, đã khiến nhiều người thực hiện hiểu nhầm, tưởng rằng họ có quyền quyết định số con, như vậy việc sinh thêm con thứ 3 là quyền của mỗi cá nhân và gia đình. Theo báo cáo tổng kết chưa đầy đủ, trong khối công nhân viên chức lao động có 22.549 người/15 triệu CNLĐ sinh thêm con thứ 3 trở lên.

- Nội dung tuyên truyền DS-SKSS-KHHGĐ cho công nhân lao động đã được doanh nghiệp đánh giá cao như: 71,8% doanh nghiệp phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, 69% tuyên truyền quyền sinh sản, 55,1% tuyên truyền sức khoẻ tình dục, 79,5% tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình, 58,3% tuyên truyền sức khoẻ phụ nữ và làm mẹ an toàn, 54,3% tuyên truyền phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai an toàn, 42,5% tuyên truyền nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, 46,5% tuyên truyền vấn đề giới, bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS, 40,2% tuyên truyền sức khoẻ sinh sản vị thành niên, thanh niên, 29,9% tuyên truyền ung thư sinh dục và vô sinh, 71% tuyên truyền kiến thức về phòng, tránh lây nhiễm HIV/AIDS và 92,5% về an toàn vệ sinh lao động.

3. Khó khăn, vướng mắc

Quá trình thực hiện Pháp lệnh Dân số trong CNVCLĐ còn gặp những hạn chế nhất định:

- Trong thực tế thì chế độ, chính sách về chăm sóc sức khỏe đối với CNLĐ đặc biệt là nữ CNLĐ vẫn còn có những bất cập cần hoàn thiện. Hiện nay, người lao động chủ yếu được tuyên truyền các kiến thức để tự giác nâng cao ý thức, còn việc được khám chữa bệnh định kỳ, chăm sóc sức khỏe tổng thể, nghỉ dưỡng hàng năm… thì không phải đơn vị nào cũng thực hiện được.

- Công tác tuyên truyền, vận động có lúc có nơi  chưa sâu, chưa thường xuyên; một bộ phận cán bộ công nhân, viên chức, người lao động còn vi phạm về chính sách dân số; Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động, tại một số công đoàn cơ sở ngoài nhà nước chưa được quan tâm và chú trọng đúng mức do ưu tiên cho công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị, nên không sắp xếp bố trí và tạo điều kiện để công đoàn cấp trên cơ sở phối hợp mở các lớp truyền thông, do đó vẫn còn trường hợp sinh con thứ 3, đồng thời xuất phát từ nguyên nhân như: do hiểu chưa đúng về Pháp lệnh Dân số, tâm lý “trọng nam, khinh nữ”, muốn có con trai để nói dõi tông đường, một số trường hợp do bị vỡ kế hoạch phát hiện chậm nên phải để sinh, đây chính là những “rào cản” gây khó khăn trong quá trình vận động cán bộ, đoàn viên và người lao động thực hiện công tác DS-KHHGĐ-CSSKSS. Trong các khu công nghiệp, khu chế xuất có đông lao động nữ, lao động di cư, sự mất cân bằng giới tính đã dẫn đến tình trạng quan hệ tình dục không an toàn, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như vứt bỏ trẻ sơ sinh, nạo phá thai không an toàn...

- Trong Điều 10 Pháp lệnh Dân số cũ không quy định cụ thể về số con, đã làm cho một số ít người ngộ nhận, cố tình hiểu sai về quy định của Pháp lệnh để sinh con thứ 3. Tuy nhiên đã được điều chỉnh vào năm 2008.

- Cán bộ công đoàn làm công tác Dân số hầu hết là kiêm nhiệm nên việc đầu tư cho công tác này còn rất hạn chế; kinh phí, tài liệu cho hoạt động truyền thông còn thiếu chưa đáp ứng với yêu cầu thực hiện công tác DS-KHHGĐ-CSSKSS. Kinh phí từ công đoàn và kinh phí từ sự hỗ trợ của các cơ quan Dân số địa phương chi cho hoạt động tuyên truyền về công tác DS-KHHGĐ trong công nhân lao động còn hạn chế.

III. Một số giải pháp để tiếp tục thực hiện pháp lệnh Dân số trong công nhân viên chức lao động.

1. Chủ động xây dựng và triển khai đến các cấp Công đoàn về công tác tuyên truyền, giáo dục vận động CNVCLĐ chấp hành tốt chính sách Dân số-KHHGĐ, triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Chương trình mục tiêu Quốc gia về Dân số-KHHGĐ giai đoạn 2012-2015.

2. Thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành chuyên môn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của người lao động, đặc biệt đối với lao động nữ, sơ kết rút kinh nghiệm để đề ra biện pháp chỉ đạo có hiệu quả.

3. Đa dạng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tiếp cận với các thông tin, dịch vụ về công tác DS-KHHGĐ-CSSKSS để người lao động tự nguyện tham gia tốt việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ-CSSKSS, nhằm nâng cao nhận thức bền vững để chuyển đổi từ nhận thức đến hành vi.

4. Chủ động phân bổ kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục tập trung những vấn đề cơ bản trong công tác DS-SKSS-KHHGĐ có tác động đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

IV. Kiến nghị

1- Các hình thức vận động, truyền thông, giáo dục về công tác DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản cần phải được tiếp tục thực hiện và có kế hoạch, kinh phí lâu dài, qui định rõ trong Luật để làm cơ sở thực hiện.

2- Đưa Chương trình di dân Quốc gia gắn với điều khoản, nội dung qui định trong Luật Dân số.

3- Cần có cơ chế, chính sách quy định rõ trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đối với công tác DS-KHHGĐ-CSSKSS, quy định dành một phần kinh phí cụ thể hỗ trợ cho cán bộ, đoàn viên và người lao động được chăm sóc SKSS hàng năm.

4- Tiếp tục chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến địa phương để tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên và người lao động thực hiện kế hoạch mục tiêu, chương trình đề ra hàng năm.
 
5- Sớm nghiên cứu ban hành Luật Dân số làm cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện công tác dân số trong nhân dân nói chung và công nhân viên chức lao động nói riêng.
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Top