Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bà bầu không nên dùng miếng dán chống say xe

Thứ bảy, 11:00 09/01/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Không ít người chỉ mới nhìn thấy ô tô, ngửi mùi xăng, dầu là đã sẵn sàng… nôn trớ vì say. Một trong những cách chống say tàu xe là dùng miếng dán chống say. Tuy nhiên theo các chuyên gia, không phải ai cũng có thể dùng được loại này.

 

Các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu không nên dùng miếng dán chống say xe, do miếng dán cũng là thuốc, chứa thành phần gây dị ứng, không tốt cho thai phụ. Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu không nên dùng miếng dán chống say xe, do miếng dán cũng là thuốc, chứa thành phần gây dị ứng, không tốt cho thai phụ. Ảnh minh họa

Dán miếng chống say, lại say ngất

Chị Nguyễn Hải Huyền (Đông Anh, Hà Nội) là người có tiền sử mắc hội chứng “nhìn thấy ôtô là say”. Vì thế, chị rất sợ việc phải đi tàu xe, nhất là những chuyến đi xa. Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch vừa qua, chồng và hai con chị đều muốn đi du lịch ở Sa Pa (Lào Cai). Do vậy, dù rất sợ phải ngồi ôtô 5-6 tiếng đồng hồ nhưng vì “chiều” chồng con, chị cũng gật đầu đồng ý.

Chị Huyền kể, trước ngày đi chơi, chị đã đến hiệu thuốc mua rất nhiều thuốc dự phòng cho chuyến đi và tất nhiên không thể thiếu được “bảo bối” là thuốc chống say xe. Để yên tâm, chị mua cả loại viên uống và những miếng dán chống say. Theo hướng dẫn của nhân viên hiệu thuốc, trước khi lên xe 2 tiếng, chị Huyền dùng 2 miếng chống say dán ở phía sau tai. Trong suốt hành trình từ Hà Nội đến Lào Cai, chị Huyền luôn trong tình trạng ngủ mê mệt không biết gì. Đến nơi, chị thấy hoa mắt, chóng mặt và nôn nao khắp cơ thể.

“Xuống xe, tôi bắt đầu có cảm giác lâng lâng, chân tay bủn rủn. Nhận phòng xong, tôi ngủ li bì. Cả ngày hôm sau, tôi vẫn thấy đau nhức khắp người, chả thiết đi đâu chơi, chỉ thèm ngủ…”, chị Huyền thở dài.

Trường hợp của chị Vân Anh (ở Mỹ Đức, Hà Nội) cũng tương tự. Vốn dĩ từ bé chị chưa đi xa bằng ôtô bao giờ, hôm đi đám cưới cháu gái ở Thanh Hóa, cách Hà Nội hơn 150km, chị cũng hơi lo. Nghe mách dùng miếng dán chống say là "yên tâm vi vu", chị mua 2 miếng phòng thân. Nào ngờ, xe chưa đi được nửa chặng đường, chị Vân Anh đã nôn thốc, nôn tháo. Khắp người vã mồ hôi, chân tay lạnh toát.

Chị than thở: “Trong khi mọi người hoan hỷ hát hò mừng hạnh phúc hai cháu thì tôi ngồi gật gù chẳng khác nào con “gà rù”, chỉ muốn tìm chỗ nào đó để ngả lưng. Trên đường về cũng chẳng khác nào cơn “ác mộng”. Tận 2 - 3 hôm sau tôi vẫn còn cảm giác lơ mơ, hoa mắt, chóng mặt, không thể tập trung làm được việc gì cả. Đúng là chuyến đi nhớ đời”.

Phải biết cách dùng hợp lý

Theo các chuyên gia về thần kinh, say tàu xe có nguyên nhân chính từ cơ quan tiền đình ở tai trong. Hiện nay, trên thị trường đang bán nhiều loại thuốc chống say như viên uống và miếng dán (hay còn gọi là cao dán). Miếng dán say xe là băng mỏng, thường có hình tròn hay hình chữ nhật. Sau khi được dán vào vùng da khô phía sau tai, miếng dán sẽ phát huy tác dụng như những viên thuốc uống say xe.

Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội), thành phần các loại miếng dán trên thị trường đa phần đều có chứa dược chất scopolamin. Khi được dán lên bề mặt da, các dược chất này sẽ thấm qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu có tác dụng chống co thắt, giảm buồn nôn và nôn do say tàu xe.  Tuy nhiên, do miếng dán được dán ngay sau tai nên thuốc ngấm vào tĩnh mạch não nhanh rồi tác dụng ngay lên các cơ quan của não. Điều này có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn như liệt đối giao cảm (do tác động đến hệ thần kinh) làm khô miệng, táo bón, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn điều tiết mắt (làm mắt nhìn mờ, hoa mắt)…

Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, không được dán cao ở nơi da bị kích thích hay trầy xước, như thế sẽ làm tăng sự thẩm thấu qua da của hoạt chất và có thể gây ngộ độc. Người dùng cũng không được dán lên mắt, niêm mạc, vùng da bị trầy xước, vùng da nổi mụn... Khi dùng miếng dán chống say xe, nếu có triệu chứng bất thường như nhìn mờ, hoa mắt, nhức đầu..., phải bóc miếng dán khỏi da ngay. Nếu thấy sức khỏe giảm sút, cần tới bác sĩ khám để được can thiệp kịp thời.

Các chuyên gia khuyến cáo, nên dán miếng dán chống say xe vào vùng da khô sau tai từ 4 - 6 giờ trước khi đi tàu xe, bởi đó là thời gian cần thiết để các dược chất trong miếng dán thẩm thấu qua da và phát huy tác dụng. Tuyệt đối không dùng kết hợp cả miếng dán và thuốc uống, thuốc tiêm chống say xe. Việc dùng nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ khiến thần kinh trung ương và toàn thân bị chi phối bởi nhiều loại thuốc, rất dễ đến tai biến, ngộ độc. Không được dán ở nơi da bị kích thích hay trầy xước vì sẽ làm tăng sự thẩm thấu qua da của hoạt chất này và có thể gây ngộ độc.

Theo bác sĩ chuyên ngành phụ sản Từ Thị Thu Thủy, nguyên bác sĩ Bệnh viện 198: Không nên dùng miếng dán chống say xe cho phụ nữ có thai vì miếng dán cũng là thuốc, chứa thành phần gây dị ứng, không tốt cho bà bầu. Nhưng nếu bà bầu đi xe bị say cũng rất nguy hiểm, vì nó có thể gây nôn, buồn nôn, ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí dọa sẩy thai, sẩy thai, đặc biệt trong những tháng đầu thai chưa ổn định. Để giúp chống say xe, tàu, bà bầu có thể uống nước gừng, trà gừng trước khi lên xe, hoặc ngậm một lát gừng khi đang di chuyển. Bà bầu có thể dùng 1 - 2 lát gừng dán lên rốn, băng lại cũng có tác dụng.

Theo nghiên cứu, gừng giúp êm dạ dày, không gây ra cảm giác buồn ngủ, khô miệng, táo bón và bí tiểu cho bà bầu. Bà bầu cũng nên chọn ngồi ghế trước, tránh ngồi phần đuôi xe, đeo khẩu trang che mùi xăng, cố gắng quan sát các đường thẳng phía trước, không nhìn phong cảnh xung quanh (khiến mắt phải làm việc nhiều hơn) hoặc nói chuyện về chúng. Bà bầu cũng không nên đọc sách báo, kể cả xem bản đồ. Tránh ăn no nhưng cũng đừng đi xe với cái bụng rỗng.

 

Các chuyên gia khuyến cáo, nên dán miếng dán chống say xe vào vùng da khô sau tai từ 4 - 6 giờ trước khi đi tàu xe, bởi đó là thời gian cần thiết để các dược chất trong miếng dán thẩm thấu qua da và phát huy tác dụng. Tuyệt đối không dùng kết hợp cả miếng dán và thuốc uống, thuốc tiêm chống say xe. Việc dùng nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ khiến thần kinh trung ương và toàn thân bị chi phối bởi nhiều loại thuốc, rất dễ đến tai biến, ngộ độc. Không được dán ở nơi da bị kích thích hay trầy xước vì sẽ làm tăng sự thẩm thấu qua da của hoạt chất này và có thể gây ngộ độc. 

M.Thùy – Q. An/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Top