Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam: UNFPA sẽ đẩy nhanh tiến độ trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững

Thứ năm, 19:00 11/07/2019 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Năm 2019 là một năm bản lề và đầy sôi động đối với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA). Năm nay là năm UNFPA tròn 50 tuổi và cũng là năm kỷ niệm Chương trình hành động ICPD tròn 25 tuổi – đây chính là kim chỉ nam cho những hoạt động mà UNFPA đã và đang tổ chức thực hiện” – bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam chia sẻ nhân ngày Dân số Thế giới 11/7.


25 năm qua, UNFPA đã đồng hành cùng ngành dân số Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn và thách thức. Ảnh: chí cường

25 năm qua, UNFPA đã đồng hành cùng ngành dân số Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn và thách thức. Ảnh: chí cường

Thúc đẩy tiến độ nhằm đạt được những nội dung đã cam kết

Xin bà chia sẻ thêm về chủ đề quan trọng của Ngày Dân số Thế giới năm nay?

- Chủ đề của Ngày Dân số Thế giới năm 2019 của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc là “25 năm sau Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD): Thúc đẩy tiến độ nhằm đạt được những nội dung đã cam kết”.

Như quý vị đã biết, ICPD là chữ viết tắt của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển được tổ chức tại Cairo năm 1994. Tại Hội nghị này, 179 quốc gia trong đó có Việt Nam đã cùng nhau xây dựng một Chương trình hành động. Đây là lần đầu tiên chúng ta đề cập tới vấn đề “phát triển bền vững” dựa trên việc thực hiện các quyền và sự lựa chọn của mỗi cá nhân đồng thời dựa trên những thành tựu trong chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục cho tất cả mọi người.

Cụ thể, Chương trình hành động kêu gọi chúng ta cùng chung tay hành động để tất cả mọi người được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện - bao gồm các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tự nguyện, các dịch vụ chăm sóc thai sản và sinh nở an toàn, phòng ngừa và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Chương trình hành động cũng thừa nhận rằng chăm sóc sức khỏe sinh sản và và thực hiện trao quyền cho phụ nữ là hai vấn đề đan xen phụ thuộc lẫn nhau và cả hai vấn đề này đều là những cơ sở thiết yếu để đat được sự tiến bộ xã hội.

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đã có những hành động cụ thể nào để hiện thực hóa chương trình ICPD, nhất là trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, thưa bà?

- Từ năm 2016 đến nay, Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới đã và đang bước vào giai đoạn thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững với mong muốn đạt được 17 Mục tiêu Phát triển bền vững đã đề ra. Chương trình nghị sự và những mục tiêu này tập trung vào việc xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người dân, đồng thời đảm bảo không một ai bị bỏ lại phía sau.

UNFPA đã xây dựng kế hoạch chiến lược mới nhằm hỗ trợ Chương trình nghị sự 2030 và củng cố cam kết của chúng tôi tới Chương trình hành động ICPD. UNFPA vô cùng tự hào đưa ra cam kết của mình trong việc đạt được ba kết quả chuyển đổi vào thời điểm năm 2030: “Không có tử vong mẹ”; “Không có nhu cầu chưa được đáp ứng về Kế hoạch hóa gia đình”; “Không có bạo lực giới và các hành vi có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái”.

Cam kết “không bỏ ai lại phía sau” của chúng tôi có ý nghĩa là tất cả mọi người đều được tính đến và được tiếp cận. Chúng tôi rất vui mừng thông báo với quý vị rằng kết quả sơ bộ của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 sẽ được Tổng cục thống kê công bố vào sáng 11/7. Đây là Cuộc tổng điều tra do Tổng cục Thống kê thực hiện, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ UNFPA.

UNFPA đang triển khai Kế hoạch chiến lược 2018-2021, xin bà cho biết nội dung Kế hoạch đang thực hiện? Năm 2019 có tập trung những hoạt động cụ thể và nổi bật nào?

- Trong năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch chiến lược 2018-2021 của chúng tôi, UNFPA đã đặt nền tảng vững chắc để đạt được “ba không” và trong những năm tới, chúng tôi sẽ đẩy nhanh tiến độ trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững.

Năm 2018, UNFPA đã tiếp tục khai thác sự đổi mới và hợp tác, bao gồm cả khu vực tư nhân, để tạo ra và mở rộng các giải pháp mở, dựa trên số liệu, bền vững để mang lại sự thay đổi mang tính thay đổi cho phụ nữ, thanh niên và vị thành niên.

Năm 2019 là năm chúng ta kỷ niệm 25 năm ngày tổ chức Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, cũng là năm mà UNFPA kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50. Những cột mốc quan trọng này sẽ mang đến một cơ hội to lớn hơn để chúng ta có thể một lần nữa thể hiện cam kết mạnh mẽ của mình nhằm đảm bảo rằng tất cả mọi người dân cho dù sinh sống ở bất kỳ nơi đâu cũng đều được hưởng những lợi ích của chương trình nghị sự mang tính thay đổi này. Việc thực hiện thành công chương trình nghị sự sẽ tạo tiền đề để chúng ta có thể đẩy nhanh tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Tiếp tục tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực Dân số và Phát triển

UNFPA kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, cũng đồng thời có hơn 40 năm gắn bó với công tác dân số ở Việt Nam. Xin bà cho biết những hỗ trợ của UNFPA trong những năm qua ở Việt Nam?

- Sứ mệnh của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc bao gồm lĩnh vực Dân số và Phát triển. Các dữ liệu và bằng chứng về dân số đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển. Nếu không có các dữ liệu chính xác về dân số, các nhà hoạch định chính sách sẽ không biết cần đầu tư vào trường học, bệnh viện và đường xá ở những khu vực cần nhất, đồng thời họ cũng không biết các nhóm dân số nào cần được đầu tư hỗ trợ nhiều nhất.

Kể từ những năm 1980, UNFPA bắt đầu hỗ trợ Tổng cục Thống kê thực hiện tất cả các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở, và các cuộc điều tra quốc gia khác (ví dụ như hai cuộc điều tra quốc gia về di cư nội địa năm 2004 và năm 2015, và điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014), gần đây nhất là cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019. Kết quả từ các cuộc điều tra này đã góp phần cung cấp các dữ liệu có chất lượng và đáng tin cậy phục vụ cho các công tác hoạch định chính sách và chương trình nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của quốc gia, đẩy mạnh công bằng xã hội đồng thời đảm bảo quyền con người. Kết quả của các nghiên cứu chuyên đề từ các cuộc điều tra này đã giúp chúng ta hiểu biết sâu hơn về nhu cầu của các nhóm dân cư đặc biệt. Thông qua việc phân tích các số liệu dân số, mà nhu cầu và tiềm năng của phụ nữ, thanh niên, vị thành niên, người di cư, người cao tuổi cũng như việc hiểu thấu đáo hơn về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, cơ hội dân số vàng, già hóa dân số đã giúp đưa ra các hành động ứng phó kịp thời thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp, hướng tới mục tiêu thời đảm bảo thực hiện các quyền con người cho các nhóm dân cư đó.

Thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa Quỹ Dân số LHQ và Chính phủ Việt Nam, năng lực quốc gia về xây dựng, thực hiện và giám sát chính sách cũng được tăng cường. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình xây dựng các Chiến lược quốc gia về Chăm sóc Sức khỏe, Dân số và Kế hoạch hoá gia đình, hai bộ luật quan trọng về Bình đẳng Giới và Phòng chống Bạo lực Gia đình, Chiến lược quốc gia và Chương trình Hành động về Bình đẳng giới và trong Chiến lược Thống kê Việt Nam.

Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức trong công tác dân số. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục đồng hành với Việt Nam như thế nào trong thời gian tới, thưa bà?

- Trong vòng một thập kỷ vừa qua, chúng ta đã chứng kiến những thay đổi nhanh chóng về các động thái dân số Việt Nam, đặc biệt là những thay đổi trong cơ cấu dân số. Hiện nay, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng – một thời kỳ mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế xã hội hiếm có. Tuy nhiên cùng lúc đó Việt Nam cũng phải đối diện với những thách thức khi dân số đang già hóa một cách nhanh chóng, như áp lực đối với hệ thống an sinh xã hội và nền kinh tế. Tuổi thọ tăng cao mặc dù là một thành quả, nhưng đi kèm với mức sinh thấp, dưới mức sinh thay thế ở một số khu vực, không hứa hẹn sự phát triển dài hạn.

Nhằm góp phần đưa ra các giải pháp ứng phó thích hợp, UNFPA đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam, và các bên liên quan khác để xây dựng Luật Dân số trên cơ sở đảm bảo các quyền cho con người và áp dụng mô hình tiếp cận theo vòng đời nhằm giải quyết những thách thức về phát triển và nhân khẩu học mới xuất hiện.

Trân trọng cảm ơn bà!

Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết: “Trong 25 năm vừa qua, chúng ta luôn tuân theo đường hướng “đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển”. Nhân cơ hội này tôi muốn kêu gọi tất cả các quốc gia hãy đặt người dân của mình vào vị trí trung tâm trong chương trình nghị sự này để mang tới một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng nên một thế giới tốt đẹp hơn cho thanh niên và vị thành niên vì khi họ được trao quyền, được đảm bảo một tương lai hạnh phúc và được tiếp cận với nhiều cơ hội hơn, họ sẽ là chìa khóa đảm bảo sự thành công cho chương trịnh nghị sự tới năm 2030 và trong những năm tiếp theo”.

Hà Anh (thực hiện)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top