Hà Nội
23°C / 22-25°C

50 năm Ngày truyền thống ngành DS-KHHGĐ Việt Nam - chặng đường đáng tự hào

GiadinhNet - Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, công tác DS-KHHGĐ Việt Nam đã đạt được những thành công hết sức tốt đẹp.

Năm 2011, đội ngũ những người làm công tác DS-KHHGĐ Việt Nam tự hào kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ngành DS-KHHGĐ (26/12/1961 - 26/12/2011).
 

 
TS Dương Quốc Trọng -  
Tổng Cục trưởng Tổng cục DS - KHHGĐ. Ảnh: PV
 Sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện
 
Cùng với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, 50 năm đối với công tác DS-KHHGĐ Việt Nam là một chặng đường đầy cam go, thử thách và nỗ lực phi thường, với những giai đoạn lịch sử đáng ghi nhớ.
 
Giai đoạn 1961-1975 đánh dấu sự khởi đầu nhận thức về tác động của sự gia tăng dân số tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngay từ những năm đầu thập kỷ 60 thế kỷ trước, mặc dù trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh và cực kỳ khó khăn song công tác DS-KHHGĐ đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với việc ban hành Quyết định 216-CP ngày 26/12/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc sinh đẻ có hướng dẫn. Với Quyết định này, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á tiến hành công tác DS-KHHGĐ, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước ta, của Bác Hồ vĩ đại...
 
Giai đoạn 1976-1990, sau khi đất nước thống nhất, cuộc vận động SĐKH tiếp tục được triển khai và đẩy mạnh trên phạm vi cả nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng cùng với sự khó khăn, phức tạp của công tác này, nhiều đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước như Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng giữ cương vị Trưởng ban Chỉ đạo hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch, Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ, thường xuyên trực tiếp chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ. Các kỳ Đại hội Đảng lần thứ IV, V và VI luôn xác định công tác DS-KHHGĐ là những chỉ tiêu quan trọng trong phát triển đất nước, hàng loạt văn bản về chính sách dân số đã được ban hành.
 
Giai đoạn 1991-2000 đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện đối với công tác DS-KHHGĐ ở nước ta. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) đã ban hành Nghị quyết chuyên đề "về chính sách DSKHHGĐ" đã mở ra một trang sử mới đối với công tác DS-KHHGĐ ở nước ta.
 
Từ đây, công tác DS-KHHGĐ nước ta đã có sự thay đổi cơ bản, toàn diện, cả về nội dung, cách làm, huy động toàn hệ thống chính trị tham gia vào công tác DSKHHGĐ; xây dựng và từng bước kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước thông qua chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ.
 
Mạng lưới cộng tác viên DS-KHHGĐ tại thôn, bản được hình thành và phát triển. Với phương thức hoạt động "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để tuyên truyền, vận động và cung cấp các phương tiện tránh thai. Những kết quả của công tác DS-KHHGĐ giai đoạn này vượt các mục tiêu đề ra, tốc độ gia tăng dân số quá nhanh đã cơ bản được kiềm chế. Ghi nhận những kết quả đạt được, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ. Việt Nam được nhận giải thưởng về Dân số của Liên Hợp Quốc năm 1999.
 

Thế hệ tương lai. Ảnh: PV

 
Trưởng thành từ những khó khăn, thách thức
 
Giai đoạn từ năm 2001 đến nay, tổ chức bộ máy của ngành dân số có nhiều thay đổi: Năm 2002, sáp nhập Uỷ ban DS-KHHGĐ với Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em thành Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Năm 2007, giải thể Uỷ ban DSGĐTE, đưa lĩnh vực DS-KHHGĐ về ngành Y tế.
 
Mỗi khi có thay đổi về tổ chức, khó có thể tránh khỏi sự xao động về mặt tư tưởng, nhận thức và những "chệch choạc" ban đầu. Tuy nhiên, nhờ sự lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Chính phủ, công tác DS-KHHGĐ đã dần trở lại đúng quỹ đạo của mình. Hệ thống tổ chức bộ máy được củng cố và từng bước được kiện toàn từ Trung ương đến cơ sở; Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ.
 
Thập niên đầu của thế kỷ 21 đã đánh dấu sự trưởng thành của ngành DS-KHHGĐ. Chúng ta đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu về dân số mà
 
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X và Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã đề ra; góp phần đạt và về đích trước thời hạn các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về nâng cao sức khỏe bà mẹ (MDG5) và giảm tử vong ở trẻ em (MDG4).
 
Phấn đấu hoàn thành  nhiệm vụ được giao
 
Có được những kết quả nói trên, trước hết nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền; sự tham gia tích cực của các Bộ, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội trong cả nước; sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của các nước và các tổ chức quốc tế đối với công tác DS-KHHGĐ trong suốt 50 năm qua. Đội ngũ những người làm công tác DS-KHHGĐ, từ cán bộ chuyên trách các cấp đến các cộng tác viên ở thôn, ấp, bản, làng, địa bàn dân cư, tổ dân phố đã luôn phát huy tinh thần đoàn kết, kiên định, vượt qua những khó khăn, thách thức.
 
Đây cũng là dịp để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước; các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội; các nước và tổ chức quốc tế đối với công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam.
 
Chúng ta cũng bày tỏ sự tri ân đối với các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác DS-KHHGĐ trong cả nước trong suốt 50 năm qua.
 
TS Dương Quốc Trọng - Tổng Cục trưởng Tổng cục DS - KHHGĐ.
 Bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, công tác DS-KHHGĐ vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Tuy Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế, nhưng mức sinh ở các vùng, miền, các tỉnh còn rất khác nhau. Trong khi số con trung bình của một phụ nữ của một số tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ đã đạt dưới 1,8 con thì ở những tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên vẫn còn tới trên dưới 3 con. Số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới, sẽ đạt mức cực đại vào khoảng năm 2027 - 2028 nên nhu cầu về KHHGĐ vẫn sẽ tiếp tục tăng.
 
Một vấn đề mới xuất hiện trong công tác dân số là tỷ số giới tính khi sinh đã tăng nhanh, nếu không có giải pháp tích cực, sự mất cân bằng giới tính sẽ để lại những hệ lụy nặng nề, tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội. Cơ cấu dân số đang chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn cơ cấu "dân số vàng" và "già hóa dân số". Công tác sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh để nâng cao chất lượng giống nòi mới bắt đầu được thử nghiệm trong vài năm gần đây. Vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống dẫn tới suy thoái giống nòi của một số dân tộc ít người đang là những vấn đề hết sức đáng quan tâm. Chỉ số phát triển con người tuy đạt mức trung bình khá nhưng thứ bậc xếp hạng của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện.
 
Ngày Truyền thống của ngành DS-KHHGĐ là dịp để mỗi chúng ta ôn lại lịch sử với những năm tháng đầy cam go, thử thách chúng ta tự hào về những thành tích đã đạt được, nhận rõ những cơ hội và thách thức trong thời gian tới, khẳng định ý chí quyết tâm vươn lên, cùng nhau đoàn kết, hoàn thành thật tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao cho. Trên đà thành công và kế thừa các bài học kinh nghiệm 50 năm qua, chúng ta phấn đấu triển khai thành công Chiến lược Dân số và Sức khoẻ sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 - Điều này sẽ góp phần thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.
 
Bên cạnh đó cần tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khoẻ bà mẹ trẻ em, phát huy lợi thế cơ cấu "dân số vàng", duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số. Những việc làm trên sẽ góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
 
Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, công tác DS-KHHGĐ Việt Nam đã đạt được những thành tựu, kết quả to lớn: Trực tiếp làm tăng 0,38 lần GDP bình quân đầu người, bình quân tăng khoảng 2% mỗi năm.
 
Sau 50 năm, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm được 4,3 con, từ 6,3 con năm 1960 xuống 2,0 con năm 2010, trong khi bình quân trên toàn thế giới chỉ giảm được 2,5 con, từ 5 con xuống còn 2,5 con. Tuổi thọ bình quân tăng 33 tuổi, từ 40 tuổi năm 1960 lên 73 tuổi năm 2010, trong khi tuổi thọ trung bình của thế giới tăng tương ứng là 21 tuổi, từ 47 tuổi lên 68 tuổi. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giảm từ 3,5% năm 1960 xuống còn 1,05% năm 2010.
 
Tiến sĩ Dương Quốc Trọng - Tổng Cục trưởng Tổng cục DS - KHHGĐ
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top