Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 cách kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt theo ý muốn

Thứ ba, 14:49 26/03/2019 | Dân số và phát triển

Bạn đã từng đang đi du lịch biển thì mất hứng vì “đèn đỏ” ghé thăm? Vậy có cách nào để kiểm soát được kỳ kinh nguyệt hàng tháng không? Câu trả lời là có.

Chu kỳ kinh nguyện kèm theo những triệu chứng như chuột rút, đau nửa đầu, tâm tính khó chịu không chỉ khiến phụ nữ chúng ta “khổ sở” hàng tháng mà còn biến các kỳ nghỉ trở thành ác mộng. Taraneh Shirazian, một bác sĩ sản phụ khoa thuộc trung tâm y tế NYU Langone chia sẻ: "Bạn hoàn toàn không cần phải có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng và nếu đang dùng thuốc thì nó hoàn toàn an toàn”.

Thực tế, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oregon khảo sát 1.324 phụ nữ đang sử dụng biện pháp tránh thai hormone như miếng vá, thuốc viên và vòng tránh thai được khảo sát thì phát hiện có đến 17% số họ dùng nó với mục đích làm thay đổi chu kỳ hành kinh.

Vậy với phụ nữ đang sử dụng biện pháp ngừa thai bằng hormone thì kỳ hành kinh là do tác dụng của thuốc? Thật vậy, khi dùng thuốc tránh thai hormone thì kinh nguyệt tới do hormone của thuộc tác động chứ không phải do cơ chế rụng trứng gây ra nên phụ nữ thực sự có thể thoải mái để bỏ qua nó hàng tháng bằng cách tác động vào biện pháp tránh thai.

Dưới đây là cách sử dụng các biện pháp :

1. Thuốc tránh thai Hormone hàng tháng

Loại thuốc uống tránh thai (viết tắt OCP) thường đóng thành vỉ dùng trong 4 tuần: 3 tuần đầu tiên của thuốc có chứa hormones và tuần cuối cùng thường là thuốc giả dược (hoặc đường). Cơ thể thu hồi các hormone trong suốt tuần giả dược đó, và bạn bị chảy máu. Trường hợp bạn muốn trì hoãn kinh nguyệt thì chỉ cần bỏ qua thuốc giả dược tuần sau cùng và uống tiếp thuốc có chứa hormones. Tuy nhiên việc liên tục dùng viên uống tránh thai (OCP) cũng có thể phát sinh tác dụng phụ. Theo Shirazian, nó phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của mỗi người với thuốc, "một số phụ nữ bị ra ít máu, một số người lại có các triệu chứng khác", như đau ngực, có người lại chẳng thấy phản ứng phụ nào ngoài việc chậm chu kỳ kinh.

Điều cần thiết là nên nói với bác sĩ kế hoạch tránh thai bạn mong muốn để họ kê đơn đúng cách bởi nếu theo cách trên, bạn sẽ cần nhiều gói thuốc hơn bình thường trong một năm.

2. Tránh thai bằng cách kéo dài chu kỳ

Nếu thấy phương pháp uống thuốc tránh thai 3 tuần một lần như trên quá rắc rối, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ chuyển sang biện pháp tránh thai kéo dài chu kỳ. Thuốc uống như Seasonale hoặc Seasonique có gói 90 ngày, mặc dù kỳ kinh nguyệt không hoàn toàn biến mất nhưng có tác dụng làm giảm kinh nguyệt xuống 4 lần/năm. Lybrel là một loại thuốc kéo dài chu kỳ giúp loại bỏ hoàn toàn kỳ hành kinh của bạn. Lưu ý, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA cảnh báo tác dụng phụ không mong muốn là phụ nữ có thể bị chảy máu đột xuất.

3. Vòng tránh thai hoặc miếng dán tránh thai
Cách sử dụng phương pháp này để bỏ qua giai đoạn hành kinh tương tự như uống thuốc viên hàng tháng. Sau ba tuần dùng miếng dán hoặc vòng tránh thai, bạn chỉ cần hoán đổi miếng dán cũ cho một miếng dán mới thay vì tiếp tục dùng nó thêm một tuần. Giống như thuốc viên, bạn có thể chảy máu đột ngột, nhưng tất cả phụ thuộc vào cơ thể của bạn. Lưu ý, khi bạn dùng vòng tránh thai hoặc miếng dán tránh thai mới, hãy bàn với bác sĩ của mình.

Theo Women Health/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top