Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đại tướng Lê Đức Anh trong lời kể của các tướng lĩnh quân đội ta

Thứ năm, 07:30 25/04/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Trò chuyện với chúng tôi sau khi hay tin Đại tướng Lê Đức Anh qua đời, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, Đại tướng Lê Đức Anh mất đi là tổn thất rất lớn đối với Đảng, nhà nước và quân đội. “Cá nhân tôi coi ông như người cha của mình vì thế khi biết tin, cảm xúc rất đau buồn”, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh chia sẻ.


Đại tướng Lê Đức Anh - nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Ảnh: TL

Đại tướng Lê Đức Anh - nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Ảnh: TL

Người đề xuất danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”

Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Đại tướng Lê Đức Anh sớm tham gia hoạt động cách mạng và là Lão thành cách mạng. Trong giai đoạn chống Pháp, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như: Tham mưu trưởng các quân khu 7, quân khu 8 và đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn. Tham mưu phó, quyền Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Giai đoạn chống Mỹ, ông giữ các chức vụ cao hơn: Cục phó Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sau đó là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sau khi trở lại miền Nam lãnh đạo kháng chiến, Đại tướng Lê Đức Anh giữ chức vụ Phó Tư lệnh, kiêm Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Miền Nam, Tư lệnh quân khu 9. Sau đó là Phó Tư lệnh Quân giải phóng Miền Nam, Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cánh quân hướng Tây Nam đánh vào Sài Gòn. “Trong suốt những năm hoạt động tại miền Nam, Đại tướng Lê Đức Anh là vị tướng chỉ huy tài năng, quyết đoán đặc biệt có tầm nhìn xa, thấy được để giải phóng miền Nam phải xây dựng quân đội thế nào, huấn luyện làm sao. Từ đó, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Mỹ tại miền Nam. Góp phần quan trọng trong chiến lược quân sự cũng như chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cho biết.

Sau này khi được điều động ra Hà Nội, Đại tướng Lê Đức Anh làm Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Đại tướng Lê Đức Anh là người rất sâu sát việc xây dựng quân đội chính quy, hiện đại.


Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cho biết, phong cách sống của Đại tướng Lê Đức Anh rất giản dị, không thích nghi thức, chú trọng hiệu quả công việc. Mỗi khi có dịp đi các địa phương, ông thường tranh thủ gặp gỡ, hỏi han người dân và cán bộ cơ sở để biết rõ tình hình xã hội và cuộc sống của đồng bào một cách thực chất và đúng đắn nhất.

Chính việc sâu sát cuộc sống người dân, nguyên Chủ tịch nước Đại tướng Lê Đức Anh thấy thực tế nhiều mẹ có các con đi chiến đấu và hy sinh, bản thân mẹ khó khăn. Khi trở về Thủ đô, họp Bộ Chính trị, Đại tướng Lê Đức Anh đã đề xuất việc phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam Anh hùng”.

“Đề xuất phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng” có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước với gia đình có công”, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cho biết. Sau các đợt phong tặng “Mẹ Việt Nam anh hùng”, cả nước dấy lên phong trào nuôi dưỡng suốt đời các bà mẹ còn sống, không chỉ các cơ quan nhà nước mà còn có các doanh nghiệp tư nhân. Theo đó, phong trào phát triển lên, nhiều nhà hảo tâm đã xây nhà tình nghĩa, giúp đỡ, tài trợ những gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh, người hoạt động cách mạng…

Ấn tượng “lời thề” giữa Trường Sa

Từng được gặp gỡ, trò chuyện thân tình với Đại tướng Lê Đức Anh, Thiếu tướng Lê Mã Lương - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chia sẻ: “Đại tướng Lê Đức Anh là vị tướng mà chúng tôi thường quen gọi là “vị tư lệnh chiến trường”. Gọi như vậy bởi vị tướng ấy là con người rất mẫn cảm với chiến tranh, với chiến trường. Đồng thời thể hiện vị tướng ấy có rất nhiều kinh nghiệm trên chiến trường”.

Theo lời kể của Thiếu tướng Lê Mã Lương, Đại tướng Lê Đức Anh trưởng thành từ một cán bộ hoạt động bí mật, qua chiến đấu ông trưởng thành, giữ các chức vụ quan trọng trong quân đội. Những năm 60 của thế kỷ trước, Đại tướng được lệnh bí mật vào chiến trường miền Nam trên con tàu “không số”. Đại tướng gắn bó với đất và con người Nam Bộ suốt những năm 1960 đến khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đại tướng để lại thế hệ chúng tôi 5 ấn tượng sâu đậm.


Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.

Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.

Thứ nhất, năm 1973 khi Hiệp định Pari có hiệu lực, trong khi chiến trường khác địch liên tục phá hoại hiệp định, cố tình lấn chiếm thì tại quân khu 9, Đại tướng Lê Đức Anh lúc bấy giờ là Đại tá, tư lệnh Quân khu 9 luôn có mặt ở sở chỉ huy phía trước quân khu. Dưới sự chỉ huy của Đại tướng Lê Đức Anh, chúng ta không những không bị lấn chiếm mà còn mở rộng thêm vùng giải phóng.

Thứ hai, tại chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra với tư cách là Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, trực tiếp chỉ huy đoàn 232 - một trong 5 binh đoàn tiến vào giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước. Với tài chỉ huy của Đại tướng Lê Đức Anh, đoàn 232 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vừa giải phóng miền Nam, vừa ngăn chặn địch mở đường máu rút lui xuống Tây Nam bộ và Đông Nam bộ.

Thứ ba, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, lúc ấy Đại tướng Lê Đức Anh là Trung tướng tư lệnh chỉ huy bộ đội duyệt binh mừng chiến thắng tại quảng trường Ba Đình. Lúc bây giờ người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế biết nhiều hơn về Đại tướng Lê Đức Anh.

Thứ tư, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đầu tháng 5/1988, tại đảo Trường Sa lớn, Đại tướng Lê Đức Anh có bài phát biểu dài 7 phút như một lời thề với các vị tiền nhân quyết giữ vững biển đảo Tổ quốc.

Thứ năm, Đại tướng Lê Đức Anh rất quan tâm đến xây dựng vùng chiến lược, quan tâm chỉ đạo sâu vùng chiến lược Tây Bắc; Vùng chiến lược Khu 3; Vùng chiến lược miền Trung - Tây Nguyên; Vùng chiến lược Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Tư tưởng chiến lược quân sự hình thành vùng chiến lược là dấu ấn chiến lược quân sự sâu sắc của đại tướng.

“Đại tướng Lê Đức Anh là người quan tâm chiến lược hình thành đoàn Kinh tế - Quốc phòng dọc biên giới nhằm giữ gìn an ninh quốc phòng dọc tuyến biên giới, kết hợp phát triển kinh tế vùng khó khăn”, Thiếu tướng Lê Mã Lương nhấn mạnh.

Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong cuốn hồi ký “Đại tướng Lê Đức Anh - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng” do Đại tá Khuất Biên Hòa và Đại tá Nguyễn Trọng Dinh thể hiện (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật xuất bản năm 2015), cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười nhận xét: Đại tướng Lê Đức Anh là một vị tướng, một nhà lãnh đạo tài năng, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Cuộc đời của Đại tướng Lê Đức Anh gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và quân đội.

Đại tướng Lê Đức Anh đã có công lao lớn trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí có mặt trên nhiều chiến trường khó khăn ác liệt, chỉ huy, trực tiếp chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ở phía Tây Nam và giúp cách mạng Campuchia đánh đổ chế độ Khmer đỏ diệt chủng để hồi sinh, xây dựng lại đất nước Campuchia. Đặc biệt, trên cương vị Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn đầu đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, Đại tướng Lê Đức Anh đã cùng tập thể lãnh đạo của Đảng, nhà nước có nhiều quyết sách quan trọng trong công tác đối nội, đối ngoại, góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững và củng cố…

Đại tướng Lê Đức Anh là một đảng viên mẫu mực, có phẩm chất trong sáng, sống trung thực, đoàn kết, khiêm tốn, giản dị. Trên cương vị công tác, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, đồng chí cũng luôn trung thành với Đảng, với Tổ quốc, giữ vững và phát huy phẩm chất đạo đức cách mạng của người đảng viên cộng sản, làm hết sức mình với tư tưởng tiến công, hoàn thành cao nhất nhiệm vụ và trọng trách được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, nhà nước và nhân dân. Đồng chí là người hoạt động thực tiễn sôi nổi, sâu sát, có hiệu quả, nói đi đôi với làm, có tư duy sáng tạo, có tinh thần quyết đoán, dám chịu trách nhiệm.

Theo Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, Đại tướng Lê Đức Anh đã từ trần vào hồi 20h10, ngày 22/4/2019 tại nhà Công vụ số 5A, đường Hoàng Diệu, TP Hà Nội; hưởng thọ 99 tuổi.

Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười từng nhận xét trong cuốn hồi ký: “Đồng chí Lê Đức Anh là một trong những nhà chính trị tầm cỡ, nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đối với tôi, đồng chí Lê Đức Anh là người đồng chí, người bạn thân thiết, gần gũi trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước”.

Nhật Tân - Lê Bảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 4 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 4 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau kỳ nghỉ lễ 30/4, Bắc Bộ đón khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống. Thời tiết sẽ có sự thay đổi, trời có mưa sau chuỗi ngày nắng nóng.

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Ngay từ đầu giờ chiều 26/4 (ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5), các bến xe, tuyến đường cửa ngõ trên địa bàn Hà Nội đã bắt đầu đông đúc, người dân hối hả "khăn gói" lên đường về quê.

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Theo lãnh đạo xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ cháy nhà xưởng, lực lượng chức năng phát hiện một vật thể đã than hoá, nghi là người. Hiện địa phương đang chờ thông tin kết luận từ cơ quan pháp y.

Top