Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đại dịch COVID – 19 tác động mạnh đến tình trạng bạo lực gia đình

Thứ năm, 08:00 10/12/2020 | Gia đình

GiadinhNet – Đại dịch COVID-19 đã tác động đến mọi mặt của xã hội, thậm chí len lỏi đến từng căn nhà khiến bạo lực leo thang, bạo lực có xu hướng tăng mạnh. Kết quả nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu phát triển xã hội Việt Nam cùng các đồng nghiệp cho thấy, 89,1% phụ nữ là nạn nhân của ít nhất một dạng bạo lực gia đình trong thời kì dịch COVID-19.

Hưởng ứng Tháng Hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới, Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó bạo lực Giới tại Việt Nam GBVNET, Facebook cùng Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) vừa tổ chức hội thảo trực tuyến "Hợp tác vì các giải pháp sáng tạo nhằm chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam".

Hội thảo nhằm giới thiệu kết quả về ảnh hưởng dịch COVID-19 với tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam. Đồng thời, thảo luận những sáng kiến hợp tác hiệu quả, phù hợp với bối cảnh của đại dịch COVID- 19 khi phải cách ly xã hội, hạn chế các hoạt động xã hội. Trong bối cảnh đặc biệt ấy làm sao để phụ nữ và trẻ em buộc phải sống chung với người có thể gây ra bạo lực để được an toàn là điều rất quan trọng.

Đại dịch COVID – 19 tác động mạnh đến tình trạng bạo lực gia đình - Ảnh 2.

Các đại biểu tham gia hội thảo. Ảnh Ngọc Dương


Chia sẻ về nghiên cứu tác động của COVID-19 đến bạo lực gia đình được Viện nghiên cứu phát triển xã hội Việt Nam cùng các đồng nghiệp thực hiện từ 1/7 – 15/9/2020 tại một số quận huyện của Hà Nội với 303 người, bà Khuất Thu Hồng - Chủ tịch GNVNet, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội Việt Nam đã đưa ra những con số rất đáng báo động về tình hình bạo lực gia đình trong đại dịch COVID-19 ở Hà Nội.

Trong số 303 gia đình, hầu hết đều xảy ra xung đột trong thời gian đại dịch. Chồng hay gây ra xung đột hơn vợ; 81% phụ nữ là nạn nhân của ít nhất một hành vi kiểm soát từ phía chồng trong thời kì dịch; 34% phụ nữ báo cáo bị bạo lực về kinh tế trong thời kì dịch. Với hơn 2/3 số nạn nhân, điều đó xảy ra nhiều hơn với trước dịch. Bạo lực về tài chính gia tăng khi thu nhập giảm. Nhiều người phụ nữ thường bị chồng hành hạ, đánh đập… vì không có tiền. Nhiều ông chồng khi không có việc làm thì cờ bạc, uống rượu… về không có tiền liền có hành vi bạo lực với vợ; 88% phụ nữ bị bạo lực về mặt tinh thần, bị cằn nhằn, chửi mắng, xúc phạm; 89,1% phụ nữ là nạn nhân của ít nhất một dạng bạo lực gia đình trong thời kì dịch COVID-19…

Các yếu tố làm tăng bạo lực trong thời kỳ COVID-19 một phần do các cặp vợ chồng đột ngột mất việc hoặc ít việc. Cuộc sống thay đổi do đại dịch COVID-19 khiến nhiều gia đình không có sự chuẩn bị nên không biết phải ứng phó và đối diện như thế nào. Khi thu nhập giảm, hầu hết các xung đột, tình trạng kiểm soát, bạo lực tinh thần, thể xác… thường tăng lên. Thứ 2, việc hai vợ chồng ở nhà trong thời gian cách ly dài, mâu thuẫn gia đình gia tăng, đặc biệt với những người vốn có hành vi bạo lực. Thứ 3 là tình trạng lạm dụng rượu bia của người chồng.

"Bạo lực gia đình để lại hậu quả hết sức nặng nề. Có ít nhất 80,7% phụ nữ bị thương ít nhất một lần, hơn 72% tổn thương tâm lý; 43,3% bị thương tích cơ thể, trong đó 31,7% cần chăm sóc y tế. Đau lòng hơn là việc trẻ em thường xuyên phải chứng kiến mẹ bị cha đánh đập, bạo hành về tinh thần. Trong khi đó, phần lớn họ im lặng vì không muốn cha mẹ bị mang tiếng, con cái khổ. Nhiều người không tìm kiếm sự giúp đỡ vì sợ bị đổ lỗi, các biện pháp hòa giải không hiệu quả và phải cách ly trong dịch khó tìm người giúp đỡ. Nhiều người bị bạo hành đã từng nghĩ tới ý định tự sát" – bà Khuất Thu Hồng cho hay.

Đại dịch COVID – 19 tác động mạnh đến tình trạng bạo lực gia đình - Ảnh 3.

Ở nhà thường xuyên khi mất việc khiến vợ chồng mâu thuẫn với nhau (Cảnh diễn tại buổi hội thảo). Ảnh ND


Đại diện đường dây nóng 1900 969 680 của Ngôi nhà Bình yên (nhà tạm lánh thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) cũng cho biết rằng, số lượng gọi điện liên hệ tổng đài tư vấn đề vấn đề bạo lực gia đình tăng đáng kể. Trong thời gian COVID- 19, chỉ riêng tháng 4/2020, đường dây nóng đã nhận được hơn 340 cuộc, tăng gấp 7 lần so với cùng kì của năm 2019. Những người gọi điện trực tiếp tham vấn tăng lên 48%...

Sau khi thảo luận, các chuyên gia đã nhận định rằng, bên cạnh những hậu quả có thể nhìn thấy, đại dịch COVID-19 cũng đã len lỏi đến từng căn nhà khiến bạo lực leo thang, bạo lực có xu hướng tăng mạnh mẽ khi phụ nữ phải ở nhà thường xuyên hơn với người bạo hành, do các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh như giãn cách xã hội, thực hiện cách ly xã hội…. ở nhà phòng, chống dịch COVID-19 có thể là một khoảng thời gian tuyệt vời để sống chậm và dành thời gian cho những người thân yêu. Nhưng ở nhà không có nghĩa là an toàn hơn, đặc biệt phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Đã có ước tính rằng, trong 3 tháng thực hiện biện pháp cách ly xã hội để phòng ngừa dịch bệnh thì có thêm 15 triệu trường hợp bạo lực do bạn tình gây ra vào năm 2020 và thậm chí tăng lên 31 triệu vụ trong cách ly 6 tháng. Tình trạng khủng hoảng này đã xuất hiện trong cách ly xã hội được thực hiện với số lượng bạo lực tăng lên đáng kể không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Đây là hiện tượng toàn cầu.

Trước tình hình đó, các chuyên gia đã có những thảo luận đưa ra nhiều sáng kiến để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình trong bối cảnh đặc biệt như dịch COVID- 19. Theo đó, cần lồng ghép vấn đề bạo lực gia đình vào các chương trình COVID-19; Phụ nữ được lắng nghe, tham gia quyết định liên quan đến công tác phòng dịch cũng như giải pháp khắc phục hiệu quả để làm sao phòng ngừa được dịch bệnh mà cũng phòng được đại dịch âm thầm trong gia đình. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về bạo lực đối với phụ nữ bởi bạo lực không phải là vấn đề của cá nhân mà của xã hội. Ngoài ra, cần phát triển và tăng cường các dịch vụ đa dạng hỗ trợ nạn nhân để giải quyết vấn đề bạo lực trong bối cảnh đặc thù như COVID- 19. Chúng ta sẽ còn phải đối mặt với nhiều những vấn đề sức khỏe khác trong tương lai cũng như các thảm họa thiên tai…

Khi bạo lực gia đình xảy ra với mức độ trầm trọng và với những những người luôn có nguy cơ bị bạo lực gia đình không chỉ ở trong mùa dịch phải có sự chuẩn bị và kế hoạch phòng ngừa bạo lực chi tiết như tìm tới các số điện thoại đường dây nóng của các địa chỉ tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình.

P.Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Làm mẹ đơn thân khi đang ở đỉnh sự nghiệp, nàng Á hậu Việt sớm dạy con tự lập và 3 quy tắc an toàn mà cha mẹ nào cũng nên ghi nhớ

Làm mẹ đơn thân khi đang ở đỉnh sự nghiệp, nàng Á hậu Việt sớm dạy con tự lập và 3 quy tắc an toàn mà cha mẹ nào cũng nên ghi nhớ

Nuôi dạy con - 37 phút trước

GĐXH - Mỹ nhân Vbiz đã đặt ra những tiêu chí dạy con gái sớm nắm bắt hạnh phúc cho chính mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ ai.

10 năm chăm sóc cụ bà bị con cái bỏ bê trong căn nhà 200m2, tôi không có tên trong di chúc nhưng vẫn thấy ấm lòng

10 năm chăm sóc cụ bà bị con cái bỏ bê trong căn nhà 200m2, tôi không có tên trong di chúc nhưng vẫn thấy ấm lòng

Gia đình - 3 giờ trước

Dẫu không được trực tiếp thừa kế tài sản nào từ bà cụ nhưng người phụ nữ này vẫn vô cùng hạnh phúc và biết ơn bà cụ này.

Chòm sao may mắn nhất năm 2024 gọi tên cung hoàng đạo này

Chòm sao may mắn nhất năm 2024 gọi tên cung hoàng đạo này

Gia đình - 4 giờ trước

GĐXH - Năm 2024, cung hoàng đạo này sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và công việc và có rất nhiều người hỗ trợ bạn từ đầu cho tới cuối năm.

Tôi 'xao lòng' với nữ đồng nghiệp, bỗng tỉnh ngộ khi nghe vợ kể chuyện

Tôi 'xao lòng' với nữ đồng nghiệp, bỗng tỉnh ngộ khi nghe vợ kể chuyện

Chuyện vợ chồng - 15 giờ trước

Tôi nhìn vợ, không hiểu cô ấy nói vậy có ý gì, thấy hơi chột dạ. Chuyện ai đó đi ngược chiều gây tai nạn thì liên quan gì đến việc ngoại tình mà cô ấy lại chuyện nọ xọ chuyện kia.

Mẹ chồng gánh hậu quả khi làm khó con dâu

Mẹ chồng gánh hậu quả khi làm khó con dâu

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Rạn nứt giữa bố mẹ chồng và con dâu là lý do phổ biến nhất gây đổ vỡ cho gia đình lớn.

Tôi ngoại tình bỏ vợ, sau đó ân hận khi nghe mẹ đẻ tiết lộ điều này

Tôi ngoại tình bỏ vợ, sau đó ân hận khi nghe mẹ đẻ tiết lộ điều này

Chuyện vợ chồng - 17 giờ trước

Chạy vào bệnh viện, tôi thấy vợ cũ đang chăm sóc mẹ tôi từng chút một. Tự dưng nghĩ đến người vợ mới, tôi không khỏi nhói lòng.

Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Chuyện vợ chồng - 21 giờ trước

Câu chuyện của người phụ nữ ở Malaysia đang khiến dân mạng dậy sóng với những phản ứng trái chiều.

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Khi bánh xe vận mệnh quay tròn, năm 2024 sẽ mở ra một chương mới đầy sắc màu cho cuộc đời 5 cung hoàng đạo trong hành trình tìm kiếm tình yêu đích thực.

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Với những đứa trẻ, phát triển những kỹ năng và hành vi quan trọng trong kinh doanh sẽ giúp chúng tự làm chủ và thành công trong cuộc sống.

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Sau khi biết dự định của bố vợ, tôi hoài nghi liệu tôi có phải người thừa trong gia đình này?

Top