Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đặc sản rêu đá trường thọ ở Hà Giang

Thứ sáu, 19:31 13/05/2016 | Sản phẩm - Dịch vụ

Thôn Trung (xã Xuân Quang, huyện Quang Bình, Hà Giang) đa phần là người dân tộc Tày, Nùng; có khá nhiều cụ đại thọ, hàng trăm tuổi vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn. Khi được hỏi bí quyết sống thọ, các cụ “bật mí” rằng đó là nhờ ăn món rêu đá.

Giai đoạn đời sống còn khốn khó trước kia, rêu đá là món ăn cứu đói của nhiều gia đình. Nay, món rêu đá đang trở thành đặc sản, được coi là bí quyết để khỏe mạnh, trường sinh.

Đặc sản rêu đá

Giữa tháng năm, phóng viên đã vượt chặng đường rừng mấy trăm cây số lên bản vùng cao khám phá ngôi làng trường thọ. Đường đến thôn Trung (xã Xuân Quang) chạy song song với một con suối lớn, hai bờ suối có vài người già, trẻ con đang mò quẹ (tiếng Tày có nghĩa là rêu đá), bàn tay thoăn thoắt nhặt rêu bỏ vào giỏ đeo bên hông.

Rêu ở đây là loại rêu mọc tự nhiên ở đá, nằm sâu dưới lòng những con suối nước trong vắt. Nhiều người có tuổi cao nhất ở vùng này như bà Mạn được hỏi cũng không hề biết dân ở đây ăn rêu từ bao giờ, chỉ biết có một câu chuyện truyền miệng từ đời này nối đời khác rằng “thần rêu” sinh ra con người ở vùng này, ngược lại con người cũng có bổn phận phải tạo điều kiện để rêu mọc tự nhiên.

Bà Hoàng Thị Miện (73 tuổi) bồi hồi nhớ lại: “Từ ngày còn bé tí, tôi đã thấy bà nội, rồi bố mẹ ra suối lấy rêu về làm món ăn. Rêu có thể chế biến thành nhiều món: luộc, xào, nấu canh, thậm chí ăn sống, trộn nộm. Trước kia, đất đai chưa được khai khẩn rộng rãi như bây giờ nên ruộng chưa có nhiều, cơm gạo không đủ ăn. Thời đó rêu là món ăn độn để cứu đói, nhà nào cũng ra suối xúc rêu về ăn đỡ cơm mà sức ai cũng khỏe, cũng phăm phăm được cả ngày rừng. Thời đói khổ ấy mà nhiều người còn sống được cả trăm tuổi đấy”.

Theo lời bà Miện, bởi vậy nên người dân rất quý rêu. Trong các dịp giỗ Tết, cúng bái, người dân đều nhắc đến “thần rêu”, chẳng hạn khi làm lễ cầu mùa, cầu lộc người ta cũng cầu khấn cho “thần rêu” sinh sôi nảy nở để người dân ở đây không còn phải lo đói kém, mất mùa.

Những già làng ở đây cho biết, “thần rêu” cũng đã đi sâu vào văn hóa, phong tục và lối sống của đồng bào nơi đây, khi bố mẹ chết đi những người con trong gia đình phải kiêng không được phép ăn rêu một tháng. Bởi lẽ, họ quan niệm rằng ăn rêu nghĩa là chính những người con đang sống ở cõi trần đang gặm nhấm mái tóc của người mẹ, người cha mới khuất.

Cũng vì món ăn đã đi vào cuộc sống của đồng bào từ nhiều đời này nên người ở thôn Trung đã sáng tạo ra những cách chế biến món ăn vô cùng ngon miệng, hấp dẫn khiến bất cứ ai lần đầu được thưởng thức cũng đều phải trầm trồ khen ngon. Có lẽ chính vì người dân nơi này thường ăn đồ rừng, rau quả từ tự nhiên mà nhiều người đã thọ quá ngưỡng “cửu thập” vẫn khỏe mạnh, dẻo dai, thậm chí người dân ở đây tự khẳng định do ăn rêu nên mới sống được lâu như thế.

Khám phá đặc sản rêu đá

Biết chúng tôi là nhà báo lại muốn nếm thử đặc sản của vùng nên những người già ở trong làng đã dẫn chúng tôi đến nhà chị Hoàng Thị Mến, người phụ nữ này theo như lời gợi mở của các bô lão là một người nhanh nhẹn và biết cách chế biến rêu ngon nhất làng.

Khi gợi ý muốn tìm hiểu và học cách chế biến món rêu, chị Mến liền gật đầu đồng ý ngay. Chị Mến bảo: “Đơn giản thôi mà các chú ạ, hầu hết mọi người ở đây ai cũng biết làm cả, nhưng nói trước công đoạn chế biến sẽ rất lâu vì rêu chứa rất nhiều cát, sạn”.

Chị Mến đưa cho chúng tôi 2 cái rổ lớn rồi bảo: “Nếu các anh thực sự muốn thử làm món này thì phải biết cách lấy rêu đã rồi mới nói đến cách làm được”. Theo chân chị Mến, chúng tôi đi về phía thượng nguồn của con suối chạy qua làng Trung nhặt rêu. Chị Mến thở dài bảo, những năm gần đây đời sống phát triển khiến môi trường bị ô nhiễm nên rêu mọc càng ít hơn ngày trước.

Vừa nhặt rêu, chị Mến vừa giải thích, rửa rêu phải thật kiên nhẫn và tỉ mỉ mới có được rêu sạch và ngon, không có sạn. Từ một loại rêu nhưng người chế biến món ăn có thể làm ra được rất nhiều món, nhưng không thể bỏ qua bước sơ chế món ăn này.

Chị Mến cho hay: “Ngày xưa các cụ thường dùng đá vừa đập vừa rửa rêu ba lần mới mang về chế biến thành món. Ngày nay để chế biến món ăn này nhanh hơn thì người ta lại cho vào cối rồi giã ra, sau đó mới cho gia vị là xả, rau hẹ, hạt dổi, mùi tàu... Rêu có thể nướng trên lửa hoặc nấu canh đều ngon, những người sành ăn thì họ hay nướng cho rêu chảy hết nước chỉ còn lại mùi vị của rêu hòa lẫn cùng với gia vị rất ngon. Món rêu nướng thường hay dùng cho các đám cưới ở vùng”.

Rời nhà chị Mến sau khi được tham gia chế biến và thưởng thức món rêu xào, chúng tôi tiếp tục tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Mạn (92 tuổi, là một trong những người cao tuổi nhất ở làng Trung). Cụ Mạn mái tóc bạc phơ nhưng còn khá nhanh nhẹn, minh mẫn.

Nói về những năm tháng mà dân làng Trung khổ nhất, cụ bảo: “Đó là vào những năm chống Pháp, giặc lập đồn ở ngay xã bên để vơ vét của cải của nhân dân, bấy giờ tôi còn phải đi múa, đi hát điệu Then để phục vụ chúng. Lúc đó nạn đói hoành hành, đi đến đâu cũng có người chết giữa đường như ngả rạ, nhưng duy nhất chỉ có làng Trung này là không có ai chết vì đói cả. Nhờ có rêu đá nên cả làng mới không đói”.

Bà Mạn phóm phém cười và nói tiếp: “Cho đến bây giờ, những người ở thời tôi vẫn còn vài người hiện vẫn đang khỏe mạnh, thi thoảng gặp nhau vẫn còn tếu táo kể chuyện ăn rêu thay cơm ngày đó!”.

Ông Hoàng Văn Thương, trưởng thôn thôn Trung cho biết: “Rêu vốn là món ăn không thể thiếu của người dân nơi đây, rêu cũng đã đi sâu vào đời sống văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào. Rêu không những cứu đói mà nó đã trở thành một “thần dược” mà chỉ những ngôi làng ở miền sơn cước này mới có được.

Chuyện làng chúng tôi có nhiều người già nhất huyện, nhất tỉnh là có thật, nhưng nói về chuyện ăn rêu có thể sống lâu thì cũng chưa có nghiên cứu, kết luận cụ thể. Vài năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường làm rêu ít dần đi, hiện chính quyền thôn vẫn đang tuyên truyền quyết liệt để bảo vệ loài rêu và coi đó như là món ăn đặc trưng ở thôn này”.

Theo PLVN

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cùng một tên gọi, chợ Việt Nam chỉ bán vài trăm nghìn, Nhật Bản bán tới 130 triệu/kg, thậm chí mua cả con tốn hơn 8 tỷ đồng: Biết tại sao sẽ phải gật gù ‘đắt xắt ra miếng’

Cùng một tên gọi, chợ Việt Nam chỉ bán vài trăm nghìn, Nhật Bản bán tới 130 triệu/kg, thậm chí mua cả con tốn hơn 8 tỷ đồng: Biết tại sao sẽ phải gật gù ‘đắt xắt ra miếng’

Giá cả thị trường - 11 giờ trước

Nhật Bản nổi tiếng với những món ăn đắt đỏ, thực phẩm chất lượng đến từ quy trình sản xuất tỉ mỉ đến từng chi tiết. Vì thế, mức giá của chúng cũng khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.

Loại hạt là quà vặt miễn phí của học trò xưa nay bỗng thành đặc sản, giá nửa triệu/kg vẫn tranh mua

Loại hạt là quà vặt miễn phí của học trò xưa nay bỗng thành đặc sản, giá nửa triệu/kg vẫn tranh mua

Giá cả thị trường - 14 giờ trước

GĐXH - Hạt bàng - thứ quà vặt dễ tìm, miễn phí của học trò thời xưa nay được chế biến thành đặc sản bán với giá cả nửa triệu đồng/kg.

Vụ bán 500.000 đồng/3 dứa ở phố cổ Hà Nội: Người phụ nữ bán hàng rong bị oan, Công an chính thức thông tin vụ việc

Vụ bán 500.000 đồng/3 dứa ở phố cổ Hà Nội: Người phụ nữ bán hàng rong bị oan, Công an chính thức thông tin vụ việc

Bảo vệ người tiêu dùng - 17 giờ trước

GĐXH - Theo Công an quận Hoàn Kiếm, thông tin xôn xao về người phụ nữ bán 500.000 đồng/3 quả dứa cho nữ du khách nước ngoài là chưa đúng. Sự thật là 50.000 đồng/túi dứa chín đã gọt sẵn.

Giá vàng hôm nay: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu bất ngờ giảm, vàng thế giới 'lao dốc' không phanh

Giá vàng hôm nay: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu bất ngờ giảm, vàng thế giới 'lao dốc' không phanh

Giá cả thị trường - 18 giờ trước

GĐXH - Giá vàng nhẫn của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá nhẫn tròn 74,38 - 75,98 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 300.000 đồng/lượng so với sáng qua.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Xu hướng - 22 giờ trước

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Sản phẩm - Dịch vụ - 23 giờ trước

GĐXH - Dịp lễ 30/4 – 1/5, nhiều người đã tận dụng kỳ lễ này để đi du lịch. Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến mất ATTP. Du khách cần cẩn trọng với thức ăn đường phố, ẩm thực du lịch.

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

Măng cụt xanh giá 100.000 đồng/kg khoảng 9-10 trái, loại gọt vỏ sẵn đến 600.000 đồng/kg nhưng vẫn được chốt đơn ào ào bởi món gỏi gà măng cụt đã sốt trở lại.

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

Cơm nắm thấm mồ hôi nách của các cô gái trẻ Nhật Bản, giá cao gấp 10 lần thông thường, hiện là món ăn gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Xu hướng - 1 ngày trước

So với chung cư và đất nền, nhà riêng là loại hình có mức độ quan tâm tìm kiếm khá ổn định, kể cả giai đoạn trầm lắng nhất của thị trường.

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Tổng cục Thống kế, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước; trong 8 nhóm hàng hóa dịch vụ, nhóm giao thông có chỉ số giá tăng cao nhất.

Top