Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuối đời nghèo khó của cung nữ kế tự nhang khói 5 vị vua triều Nguyễn

Chủ nhật, 11:00 05/05/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Từng được nhắc đến nhiều với tư cách là cháu ngoại của Quận công Ưng Quyến (em trai của ba vị vua nhà Nguyễn là Kiến Phúc, Hàm Nghi và Đồng Khánh), bà Nguyễn Thị Dinh luôn tự hào về dòng máu hoàng tộc chảy trong huyết quản.

Cuối đời nghèo khó của cung nữ kế tự nhang khói 5 vị vua  triều Nguyễn 1

Bà Dinh bên bàn thờ vua Bảo .

Cả cuộc đời, bà đã sống với niềm tự hào ấy và gắn liền với sự thăng trầm của các vị vua triều Nguyễn. Nhưng trong những năm tháng “chiều tàn bóng xế” này, dòng dõi hoàng tộc cũng chẳng thể giúp bà bớt gánh nặng mưu sinh và cả trách nhiệm lo tiền hương khói phụng thờ các bậc quân vương cho tròn đạo hiếu.
 
Sống bẳng những hoài niệm

Chúng tôi đến gặp bà tại phủ Kiến Thái Vương (179, Phan Đình Phùng, TP. Huế. TT- Huế). Mặc dù năm nay đã bước qua tuổi 91, nhưng trông bà vẫn còn rất minh mẫn. Được gợi chuyện, bà có thể ngồi kể say sưa những sự kiện, từ lúc còn ở trong cung cho đến khi trở về cuộc sống đời thường hàng giờ đồng hồ mà không biết mệt. Bà bảo, người nắm giữ một phần lịch sử như bà phải có trách nhiệm kể cho con cháu nghe, để đến lúc nhắm mắt xuôi tay đỡ day dứt.

Sinh ra trong một gia đình dòng dõi quý tộc, cha bà người ở Thuận An, mẹ thuộc dòng dõi quyền quý ở TP. Huế. Năm lên 7 tuổi, bà vào học trường Đồng Khánh (nay là trường Hai Bà Trưng, TP. Huế) để học. Đến năm lên 10 tuổi (vào năm 1920), thì bà được đưa vào cung để phục vụ bà Thánh Cung Hoàng hậu, vợ vua Đồng Khánh và bà Hoàng Thái hậu Từ Cung, vợ của vua Khải Định.

Công việc thường ngày của bà Dinh là trang điểm cho các bậc vương tôn trước lúc thiết triều, hay những lúc có các sự kiện quan trọng diễn ra trong cung. Vốn thông minh lại được học trường Đồng khánh, nên bà Dinh rất giỏi chữ nghĩa. Sau khi vào cung ít lâu, bà được làm công việc đọc truyện cho các bậc vua chúa nghe. “Các ngài trong cung rất thích nghe truyện, nhất là các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp của Trung Quốc. Các bộ kinh điển như: Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử…, tui đều đọc hết cho các ngài nghe. Ngoài ra, tôi còn được yêu cầu đọc cả Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của cụ Hồ Chí Minh. Mỗi lần đọc hết sách này, các ngài lại sai ra phố mua sách khác về để đọc”, bà Dinh nhớ lại

Ký ức không thể phai mờ

Sống trong cung nhiều năm, nên bà Dinh chứng kiến nhiều việc đại sự diễn ra trong hoàng cung. Nhưng thời gian trôi qua, ấn tượng rõ nét nhất còn đọng lại trong ký ức của bà là đám tang của bà Thánh Cung. Đám tang kéo dài hơn một tháng, theo nghi thức cung đình. Bộ Lễ ngày nào cũng vào làm lễ, người người chít khăn tang trắng, cứ đến giờ cúng đủ các loại sơn hào hải vị theo đúng nghi thức cung đình. Sau khi Thánh Cung qua đời, bà Dinh ở lại cung để phục vụ đức Từ Cung, vợ vua Khải Định

“Hồi đó, các cung nữ trong cung phục vụ, làm nhiều việc như: ăn uống, tắm giặt, trang điểm, quét dọn, chăm sóc từng cử chỉ, giấc ngủ cho các bà hoàng. Trong các vị vua, thì chỉ có vua Bảo Đại là một vợ, còn lại các vị vua khác thì vợ và thê thiếp nhiều, nên công việc cũng nhân lên gấp bội. Các cung nữ đều bị bắt phải làm ngày làm đêm để chiều lòng bà này, bà nọ”, bà Dinh kể. Do chịu thương chịu khó, bà Dinh được Thánh Cung yêu quý. Thời đó có hàng trăm cung nữ phục vụ, nhưng Thánh Cung không ưa mà thường sai bà Dinh làm bánh, hay giúp kẻ lông mi mỗi khi trang điểm. Mỗi tháng, bà Dinh được triều đình trả tiền công, rồi nhiều khi các Thánh cung còn thưởng riêng nữa.

Trong ký ức của mình, bà Nguyễn Thị Dinh vẫn còn nhớ như in ngày vua Bảo Đại đọc bản tuyên bố thoái vị chấm dứt chế độ phong kiến ở nước ta. Vào năm ấy (tức năm 1945) trước khi vua Bảo Đại thoái vị ít ngày, thì có mấy người ở Hà Nội vào thừa chỉ thị của cụ Hồ đưa cho vua Bảo Đại một tờ giấy. Sau khi xem xong, suy nghĩ một lúc, nhà vua gật đầu, tỏ vẻ đồng ý một vấn đề gì đó rất quan trọng. Lúc này trong cung, mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường, riêng các quan lại được triệu tập ở chánh điện lớn để bàn công việc.

Chiều 25/8/1945, vua Bảo Đại mặc trang phục đứng trên cửa Ngọ Môn trước sự chứng kiến của bàn dân thiên hạ, ngài dõng dạc tuyên bố ủng hộ chính thể dân chủ cộng hòa, chấm dứt chế độ phong kiến. Hàng ngàn người dân tập trung dưới sân lớn đồng loạt reo hò, nhìn sắc mặt thấy ai cũng khấn khởi. “Lúc đó, tui cũng hồi hộp lắm chứ. Tui và các cung nữ trong cung tập trung lại để nghe vua Bảo Đại nói. Sau khi thoái vị, vua Bảo Đại và tất cả mọi người từ Hoàng hậu đến cung tần mỹ nữ đều tập trung về cung An Định. Sau khi ở đó được ít ngày, vua Bảo Đại được Cụ Hồ mời ra Bắc làm cố vấn và cũng từ đó tui về ở nơi phủ Kiến Thái Vương đến bây giờ”, bà Dinh nhớ lại.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bà Dinh theo đức Từ Cung về ở cung An Định, rồi chuyển về nhà số 79B (nay đổi thành 147 Phan Đình Phùng), và chăm lo cho bà Hoàng Thái hậu này những ngày cuối đời. “Là người tốt nhưng do thời thế, ngày đức Từ Cung qua đời, con cháu đều đang lưu lạc nên không ai đến thắp cho bà nén hương. Sau đó, bà Dinh về ở hẳn phủ Kiên Thái Vương cùng con trai cả và gắn mình với việc lo hương khói cho 4 vua Đồng Khánh, Kiến Phúc, Hàm Nghi và Khải Định. Năm 1997, chuyện khói hương lại có thêm cả vua Bảo Đại.

Gánh lo “buổi xế chiều”

Cả cuộc đời hầu hạ các bậc quân vương trong cung cấm, giờ thì bà Nguyễn Thị Dinh sống cùng con cháu trong ngôi nhà cấp 4 tềnh toàng, ngay sát phủ Kiến Thái Vương nơi bà lo hương khói cho 5 vị vua Nguyễn. Tiếng là con cháu hoàng tộc, nhưng kể từ khi rời khỏi cung cấm trở về cuộc sống đời thường, bà luôn sống trong nghèo túng. Đến nay, tuổi già sức yếu không có khả năng làm việc, cuộc sống của bà chỉ còn biết phụ thuộc vào con cháu. Bà nghèo, con cháu cũng không khá giả gì, khi vừa phải duy trì cuộc sống, vừa phải gánh trên vai tiền lo hương khói cho các vua.

Thực ra bà Dinh chỉ là người kế tự lo hương khói cho phủ Kiến Thái Vương và ba vị vua là Đồng Khánh, Kiến Phúc và Hàm Nghi. Nhưng vì phần hiếu nghĩa, trong khi con cháu người thân của hai vị vua Hàm Nghi và Bảo Đại lưu lạc nơi đất khách người, nên bà đành lập bàn thờ trong phủ thờ hai vị vua này luôn cho phải đạo con cháu trong hoàng tộc. “Thời vua Khải Định, là con trưởng của vua Đồng Khánh, mỗi lần giỗ các vua hoặc ngày Tết ở Thế miếu, Thái miếu, Triệu miếu và Hưng miếu thường tổ chức rất linh đình, việc chuẩn bị đồ cúng lễ kéo dài đến vài ba tháng. Mỗi miếu có 13 bàn thờ, mỗi bàn thờ phải có một con heo sữa một tháng tuổi và một mâm cúng với 20 phẩm vị. Riêng ở phủ Kiến Thái Vương, đến ngày giỗ ba vua Đồng Khánh, Kiến Phúc và Hàm Nghi, vua Khải Định cùng các quan thượng thư và quan các bộ trong cung phải đi xe kéo đến phủ làm lễ. Lễ phẩm cúng cũng đầy đủ như cúng tại các miếu trong Hoàng thành. Đến thời Bảo Đại thì vua đi xe hơi đến phủ làm lễ. Cúng một vua thì phải đơm đồ cúng đủ phẩm vị cho các áng thờ vua còn lại. Nhưng đến tôi bây giờ, thì lễ lạt linh đình như xưa là không thể”, bà Dinh nói.
Cuối đời nghèo khó của cung nữ kế tự nhang khói 5 vị vua  triều Nguyễn 2

Bà Nguyễn Thi Dinh, cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn.

30 năm qua, dù nghèo khó, bà Dinh vẫn một mình lo cho trọn đạo với các bậc quân vương như thế. Mỗi ngày rằm, mồng một trong tháng, bà đều cố gắng sửa soạn mâm cỗ nhỏ, kính cẩn đặt lên bàn thờ các ngài. Lần nào tổ chức lễ giỗ các vua, bà cũng cho mời con cháu các dòng họ đến đông đủ. Tự tay mình, bà lên thực đơn cần mua cái gì, rồi sau đó giao cho con cháu đi mua không được sai lệch. Nhưng vì không có điều kiện kinh tế, nên năm nào, bà cũng phải nhờ đến con cháu vua Bảo Đại sống ở nước ngoài và bốn đứa cháu nội bỏ tiền ra lo liệu mọi bề. Việc chi tiêu hương khói cho các vua, bởi vậy cũng phải tinh giản, tiết kiệm hết sức.

Cả cuộc đời gắn liền với những thăng trầm buổi hoàng hôn của nền phong kiến Việt Nam, hơn 30 năm trọn đạo lo việc khói hương thờ tự các bậc quân vương, nhưng cuối đời, lão cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn đang oằn mình với những lo toan. Vì nghèo khó, những người con người cháu của bà giờ phải biến khuôn viên phía trước phủ Kiến Thái Vương, nơi thờ các vị vua làm nơi đúc gạch để kinh doanh. “Mặc dù biết làm thế này là không phải đạo, nhưng cuộc sống khó khăn nên tui đành nhắm mắt cho con cháu nó làm chứ biết làm răng chừ”, bà Dinh ngậm ngùi.
Trung Quân
daohuyenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Khoảnh khắc ô tô 'điên' tông loạt xe máy, húc đổ trụ bơm xăng

Video: Khoảnh khắc ô tô 'điên' tông loạt xe máy, húc đổ trụ bơm xăng

Đời sống - 10 phút trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con sau khi đổ xăng thì bất ngờ "mất lái" tông trúng nhiều xe máy đang dừng gần đó và chỉ dừng lại sau khi húc đổ một trụ bơm xăng.

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024, LĐ,TB&XH đã chính thức ban hành lịch nghỉ lễ đối với cán bộ, công chức viên chức và người lao động.

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

Thời sự - 2 giờ trước

Từ tiếng động mạnh, người dân chạy đến thì thấy một thanh niên nằm bất động...

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải có khi tham gia giao thông. Do đó, nhiều trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe người dân cần biết và thực hiện.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Giáo dục - 3 giờ trước

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết định số 17203/QĐ-SHTT ngày 21/02/2024.

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Nếu biết tận dụng lợi thế của thế giới kỹ thuật số, công nghệ, xu hướng với các chiến lược Digital Marketing hoàn hảo thì bạn có thể dễ dàng kiếm từ 50 - 100 triệu đồng mỗi tháng.

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 5 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Pháp luật - 6 giờ trước

Công an Hà Nội tìm bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International.

Top