Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc sống đầy ắp tiếng cười trên vùng đất “đầu rồng”

Thứ năm, 08:00 18/02/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Một mùa xuân nữa lại về trên vùng đất quanh năm mịt mù sương khói A Mú Sung. Những cánh đào rừng rực đỏ cả một miền biên giới cực Bắc của tỉnh Lào Cai và là nơi có cột mốc 92 (1) đầy thiêng liêng của Tổ quốc. 10 năm trước, nhiều gia đình khi mới chuyển đến nơi đây đã muốn quay trở lại bản cũ vì không chịu được sự gian khó. Nhưng rồi sự tươi mới, màu mỡ của vùng đất biên cương hay còn gọi là vùng đất “đầu rồng” đã níu chân dân bản bám trụ.

 

Tại điểm trường Lũng Pô này, mỗi lớp chỉ có 4- 6 em, nên các em phải học ghép nhiều lớp với một giáo viên. Ảnh: P.B
Tại điểm trường Lũng Pô này, mỗi lớp chỉ có 4- 6 em, nên các em phải học ghép nhiều lớp với một giáo viên. Ảnh: P.B

Rực rỡ  “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”

“Anh ở biên cương/Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt/Ở nơi đó đầu nguồn con nước/Cuối dòng sông, nơi ấy quê nhà”, bản nhạc du dương ấy cứ ùa vào tai tôi khi vừa đặt chân đến A Mú Sung - nơi có dòng suối Lũng Pô nước xanh vời vợi hòa vào dòng sông Hồng nặng đỏ phù sa.

Hơn 30 năm nay, từ khi bài thơ được phổ nhạc, rồi phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, mỗi khi cất lên, bản nhạc rất đỗi thân thương đó lại gợi nhớ  những cảm xúc dâng tràn, thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc. Một bài thơ đã quá nổi tiếng, nhưng ít người biết rằng, tác giả Dương Soái khi sáng tác bài thơ này không  ngồi tại đầu nguồn sông Hồng, mà ông ngồi ở... nhà ga Phố Lu, thị xã Lào Cai (TP Lào Cai ngày nay).

Trong một lần chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác bài thơ, nhà thơ Dương Soái bảo rằng, những ngày đầu xuân giữa cái gió lạnh như cắt da, cắt thịt của miền Tây Bắc, ông cứ nghĩ về hình ảnh những người lính hành quân đêm ngày trong cái lạnh đó và giữa đồng núi hoang vu. Rồi ông cũng bất chợt nhớ về vợ, con đang ở Duy Tiên, Hà Nam, nhớ đến dòng sông Hồng đúng mùa con nước...

Với một niềm xúc động trào dâng, ông đã ngồi bệt xuống và viết. Viết đến đâu, đôi dòng nước mắt ông rưng rưng. Chỉ đúng hai tiếng, bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” ra đời.

Sau một năm, khi bài thơ được đăng tải trên một số tờ báo, trong chuyến công tác thực tế ở vùng Yên Bái, Lạng Sơn, khi thấy những người phụ nữ, những người vợ từ dưới xuôi lên thăm chồng ở biên giới, cảm xúc tình yêu giữa hậu phương và tiền tuyến đã thôi thúc nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc “Gửi em ở cuối sông Hồng” (ý thơ của Dương Soái và một số ý thơ của nhạc sĩ Thuận Yến). Và từ đó, bài thơ thật sự nổi tiếng, bài hát cũng vang vọng trên các đài phát thanh, truyền hình. Là món quà tinh thần không thể thiếu của những người lính biên phòng đang ngày đêm gìn giữ biên cương cho Tổ quốc.

Đến với vùng đất đầu nguồn sông Hồng theo cung đường từ mạn Sa Pa qua Y Tý, Ngải Thầu rồi A Lù, chúng tôi đặt chân đến xã A Mú Sung (huyện Bát Xát, Lào Cai) khi mặt trời vừa đứng bóng, xuyên qua những lớp sương mù quánh đặc lạnh cóng nơi miền biên viễn này. Nhưng trên những sườn núi, những ngôi nhà mọc lên san sát nhau, những đồi ngô bắp vàng ươm, những rừng chuối trĩu quả như chứng minh một cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây thật êm đềm, hạnh phúc. Giờ, nhiều gia đình người Mông, người Dao nơi đây đã có điện để thắp sáng, có ti vi để xem, có xe máy để đi lại, nhiều con đường triền núi đã được mở rộng, trải thảm nhựa hay bê tông kiên cố. Những ngôi nhà đã được lợp ngói không còn dột nước khi mùa mưa đến, cái nghèo đã không còn bủa vây mỗi khi cuối mùa.

Phía sườn đồi bên kia, ngôi trường xây kiên cố, lợp tôn đỏ, nổi bật ngang triền núi xanh thẫm, khăn áo thổ cẩm học sinh người Mông, người Dao rực rỡ trong tiếng cười đùa rộn vang, ấm cả một vùng biên giới.

10 năm đổi thay trên vùng đất “đầu rồng”

Nơi dòng Lũng Pô (bên trái) hòa vào với sông Hồng. Ảnh: P.B
Nơi dòng Lũng Pô (bên trái) hòa vào với sông Hồng. Ảnh: P.B

Ông Ma Seo Páo, Trưởng bản Lũng Pô 2 giải thích rằng, Lũng Pô có nghĩa là “đầu rồng”. Bản Lũng Pô 2 được dòng suối Lũng Pô uốn khúc quanh bao trọn, ở bên này là Việt Nam, bên kia là Trung Quốc, trông tựa như đầu rồng hướng ra dòng sông Hồng, hướng về cội nguồn...

Ông Páo kể lại câu chuyện cách đây tròn 10 năm. Một ngày đầu năm 2006, ông cùng 25 hộ gia đình từ Dìn Chin, huyện Mường Khương (Lào Cai) đi bộ vượt hơn 100 cây số đặt chân đến mảnh đất nơi ngã ba biên giới xã A Mú Sung này và lập thành bản Lũng Pô 2. Ông Páo tâm sự, mấy năm gần đây, cuộc sống của người dân đã thay đổi khác lắm rồi chứ ngày trước, chỉ nói đến con đường từ trung tâm huyện vào đây cũng khó khăn vô cùng, đời sống của người dân thì cũng chỉ trông chờ vào những nương lúa, nương ngô nằm rải rác trên sườn đồi. Cái nghèo, cái đói cứ bám riết từ năm này, qua năm khác khiến cho nhiều hộ dân chán nản định quay về quê cũ.

Trước tình hình đó, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng A Mú Sung quyết định tăng cường cán bộ chiến sĩ về với dân. Chuyện đường sá khó khăn rồi sẽ tính dần nhưng không thể để bà con vừa đến đã bỏ về. Cán bộ biên phòng khẩn trương giúp dân dựng tạm những ngôi nhà che nắng, che mưa trú rét xong, tất cả bắt tay vào việc tìm cây giống mới để bà con thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu. Từ đó, trên những mảnh nương vừa vỡ, thay vì cây lúa nương, các chiến sĩ biên phòng phối hợp với trung tâm khuyến nông đưa giống dứa mới lên trồng, những hẻm núi thích hợp với mô hình trồng cây chuối bằng giống cấy từ mô, sử dụng chế phẩm sinh học để kích thích đậu quả...

Đến nay, bản Lũng Pô, Lũng Pô 2 đã có hàng chục héc-ta trồng dứa tập trung, còn chuối cũng bạt ngàn hàng trăm héc-ta trĩu quả. Dạo một vòng quanh bản, thấy nhà nào cũng có của ăn, của để, nhà nào cũng có tivi, xe máy. Một cuộc sống mà người dân nơi đây chưa bao giờ nghĩ sẽ có được.

Trong căn nhà đầy ắp tiếng cười, hai vợ chồng Vàng Lão Tả và vợ là Lò Múi Khé (ở bản Lũng Pô) bảo, những ngày mới theo gia đình lên đây thì cái gì cũng thiếu, chỉ có mỗi nguồn nước là dồi dào. Nhờ được trồng những giống cây mới như dứa, chuối mà cuộc sống gia đình đã khá hẳn. Giờ trong nhà hai vợ chồng đã có xe máy để đi lại, tranh thủ những ngày không lên nương, gia đình mở cái quán nho nhỏ bán hàng tạp hóa cho dân bản nơi đây.

Vợ chồng Tả - Khé cưới nhau từ năm 2007, có hai đứa con đều được học đầy đủ. Tôi hỏi, cuộc sống không khó khăn như trước, có định sinh thêm con nữa không? Vàng Lão Tả cười, nói: “Sinh thế thôi cán bộ ơi, sinh nhiều vất vả lắm. Ở đây, những người trẻ tuổi khi lấy vợ, ai cũng sinh hai đứa để chúng nó còn được đi học và có cái ăn nữa chứ sinh nhiều thì kiếm không nổi cho nó ăn đâu”.

Con chữ vẫn nảy mầm

Cũng như vợ chồng Tả - Khé, vợ chồng Vàng A Chung và Lý Lờ Mẩy đều là những cặp vợ chồng rất trẻ ở bản Lũng Pô này. Chồng sinh năm 1989, còn vợ sinh năm 1993. Tuy hai vợ chồng trước không đi học đủ đầy, nhưng Vàng A Chung bảo, sau này con cái đến tuổi thì cũng cho đi học hết, chứ không đi học thì không có cái chữ, có cái khôn, cái hiểu biết để làm giàu được.

Từ ngôi nhà của vợ chồng Chung - Mẩy, tôi nghe rành rọt tiếng học sinh đánh vần học chữ. Tại điểm Trường Lũng Pô 1 ở đầu nguồn sông Hồng này có 3, 4 lớp học. Tôi được thầy Kim Duy Chính chia sẻ, mỗi ngày anh phải dạy 2, 3 khối, vì lượng học sinh ít quá. Trong mỗi lớp học, được thầy Chính phân ra 3 lớp, mỗi lớp thầy dạy xong lại ra bài tập để học sinh tự làm, sau đó lại dạy lớp khác. Cứ như thế, các em đều được học cái chữ, biết đếm con số, bài văn như các em dưới miền xuôi.

Có nhiều em ở xa, vẫn đi bộ cả chục cây số để đến lớp, đến trường. Bữa ăn trưa của các em cũng đơn giản là một gói mì tôm đã được nấu sẵn từ nhà, mang lên đây. Một nửa số mì tôm trong đó, các em đã ăn dọc đường để đến lớp, một nửa còn lại để dành buổi trưa. Cuộc sống như vậy, nhưng bất kể ngày mưa, ngày nắng các em đều đến lớp đầy đủ, chẳng nghỉ học buổi nào.

Chia tay thầy giáo bản, tôi dạo bước xuống cột mốc số 92(1), cũng là nơi có dòng suối Lũng Pô hòa mình về với sông Hồng và là biên giới tự nhiên giữa hai nước Việt-Trung. Lên Lũng Pô, cảm xúc rất thú vị, trong lòng bỗng thấy tự hào khi có mặt ở một điểm mốc quan trọng của đất nước mình.

Mùa đông trên vùng biên giới A Mú Sung lạnh tê tái, sương mù dày đặc, bám vào cả những bước chân. Đứng giữa ngã ba dòng sông, tôi cúi mình hụp mặt vào dòng sông Mẹ, nơi khởi nguồn cho những vùng đất đỏ phù sa, cho những dải lúa vàng ươm trĩu hạt, cho những văn, nghệ sĩ có cảm hứng để sáng tạo nên những bản thơ ca bất hủ.

Phùng Quang Khánh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin phản ánh một khách sạn đổ dầu thải ra đường đi bộ vườn hoa phố Trích Sài để "ngăn người dân tập thể dục", hiện các đơn vị chức năng phường Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang khẩn trương xác minh làm rõ vụ việc.

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, Bộ Công an đã đề xuất nhiều điểm mới liên quan tới các loại giấy tờ người dân cần chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú, tạm trú.

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Từ cuộc gọi của người phụ nữ lạ không quen biết, một người đàn ông ở Quảng Ninh đồng ý tham gia đầu tư vào sàn chứng khoán qua mạng xã hội. Đến khi biết bản thân sập bẫy thì nạn nhân đã bị lừa số tiền hơn 1 tỉ đồng.

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ 10 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy. Điều đáng nói, trong số những người bị bắt giữ có 5 cầu thủ của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.

Loạt cây xanh lâu năm ở Hà Nội 'mất ngọn', trơ trụi để triển khai dự án

Loạt cây xanh lâu năm ở Hà Nội 'mất ngọn', trơ trụi để triển khai dự án

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xà cừ trên đường 70 (đoạn qua phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị chặt ngang thân khiến nhiều người dân ngỡ ngàng, xót xa. Ngoài ra, một số tuyến phố khác trên địa bàn TP cũng xảy ra tình trạng tương tự.

Chi tiết lịch thi lớp vào 10 năm 2024 của 63 tỉnh, thành trên cả nước

Chi tiết lịch thi lớp vào 10 năm 2024 của 63 tỉnh, thành trên cả nước

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Đến nay, các tỉnh thành trên cả nước đã chọn phương án thi vào lớp 10 năm học 2024. Phần lớn các tỉnh, thành thi vào lớp 10 trong tuần đầu tiên và giữa tháng 6.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 8/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 8/5/2024

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Tư ngày 8/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lịch cắt điện Bắc Giang ngày mai đến hết tuần (từ 9 – 12/5/2024): Nhiều khu dân cư hơn 4 giờ sáng không còn điện để dùng

Lịch cắt điện Bắc Giang ngày mai đến hết tuần (từ 9 – 12/5/2024): Nhiều khu dân cư hơn 4 giờ sáng không còn điện để dùng

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Bắc Giang, hôm nay và ngày mai một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Bắc Giang, huyện Việt Yên, Lục Ngạn,…

Sinh viên học giỏi môn văn có cơ hội xét tuyển ngành Y

Sinh viên học giỏi môn văn có cơ hội xét tuyển ngành Y

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Trước đây, ngành Y chỉ xét các tổ hợp B00, A00, A01, D08, B01,... Tuy nhiên, hiện nay, đối với những bạn không xuất sắc các môn tự nhiên vẫn hoàn toàn có cơ hội trúng tuyển ngành Y dược.

Điều ít biết về bản đúc trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được vinh danh

Điều ít biết về bản đúc trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được vinh danh

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.

Top