Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cứng hàm, co giật vì chủ quan với vết thương nhỏ

Thứ hai, 10:42 28/07/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - “Dù vết thương rất nhỏ như trầy xước da, đứt tay, côn trùng cắn, dẫm phải đinh... nhưng nếu chủ quan và xử lý ban đầu không tốt thì tỷ lệ nhiễm trùng do uốn ván rất cao”, BS Đồng Phú Khiêm – Khoa Điều trị tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho hay.

Cứng hàm, co giật vì chủ quan với vết thương nhỏ 1

Bác sĩ đang chăm sóc bệnh nhân điều trị uốn ván tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Chí Cường

 
Tai họa không báo trước

Khoảng một tuần trước, ông Nguyễn Văn Đại (48 tuổi ở Hà Nội) không may dẫm vào đinh hàn ở lòng bàn chân. Ông chủ quan không đến cơ sở y tế và sau 4 ngày thì có biểu hiện cứng hàm, co cứng cơ toàn thân và co giật rất nhiều. Vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy hô hấp do bị co cứng các cơ hô hấp không thở được, bệnh nhân phải mở khí quản, thở máy.

BS Nguyễn Trung Cấp – Phó trưởng khoa Cấp Cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho hay, người bệnh bị uốn ván thường phát hiện muộn vì họ chủ quan với vết thương nhỏ. Nhiều người vào viện điều trị khi bệnh đã nặng do nhầm lẫn với các bệnh khác. Đó là khi xuất hiện tình trạng cứng hàm, khó thở nhiều người nhầm lẫn đi khám, về hàm và răng, còn đau họng khó nuốt thì đi khám về họng… Bệnh nhân mắc uốn ván có thể tử vong do suy hô hấp bởi tình trạng co cứng các cơ hô hấp.

“Vi khuẩn uốn ván tồn tại dưới dạng nha bào. Bình thường các nha bào uốn ván có ở khắp môi trường xung quanh, khi có vết thương hở nó sẽ xâm nhập vào. Nếu vết thương đó không được xử lý tốt ở trong môi trường yếm khí thì các nha bào đó sẽ thoát vỏ thành vi trùng uốn ván sinh độc tố uốn ván gây bệnh cho con người”, BS Nguyễn Trung Cấp cho biết.
 
Biểu hiện sớm của nhiễm trùng uốn ván

Thời kỳ ủ bệnh là thời gian từ lúc bị thương đến lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên, trung bình từ 7 đến 14 ngày, ngắn nhất là 48 đến 72 giờ. Triệu chứng đầu tiên là xuất hiện co cứng cơ hàm mặt, bệnh nhân sẽ có cảm giác cứng hàm khó há miệng, đau họng khó nuốt. Tình trạng co cứng cơ tăng dần lên, co cứng các cơ vùng cổ, co cứng cơ vùng lưng, vùng bụng làm cho bệnh nhân có cảm giác đau lưng. Bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân có thể lên cơn co giật. Nếu không được khống chế tốt thì có thể dẫn đến co cứng những cơ hô hấp làm bệnh nhân không thở được hoặc co thắt cơ vòm họng khiến cho bệnh nhân ngạt thở. Đồng thời bệnh nhân có thể có các rối loạn thực vật khác như rối loạn nhịp tim, vã mồ hôi hoặc có biến chứng nôn sặc phổi… “Nhiều bệnh nhân thường xuyên co cứng cơ và co giật nên phải dùng thuốc an thần cho họ đỡ đau. Có trường hợp giật nhiều quá dẫn đến tình trạng tiêu cơ, suy thận rất nặng…”, BS Nguyễn Trung Cấp cho hay.

Theo BS Đồng Phú Khiêm, các ca bệnh uốn ván thường gặp ở người lớn vì đó là những trường hợp chưa tiêm vaccine uốn ván hoặc việc tiêm vaccine lâu năm đã giảm khả năng bảo vệ. Lâu nay, vaccine uốn ván được tiêm cho bà mẹ mang thai; sau sinh trẻ được tiêm phòng uốn ván nên hiếm gặp ở sản phụ và trẻ nhỏ. Nếu mắc uốn ván, việc điều trị lâu dài và tốn kém, chi phí từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng. Một liều vaccine khoảng 60.000 đồng, nếu bệnh nhân được xử trí tốt và tiêm đủ 3 mũi theo đúng liệu trình thì chi phí thấp mà nguy cơ mắc bệnh không có.

Thông thường nha bào uốn ván tồn tại trong đất, trong gỉ sắt… nên những người hoạt động tay chân như nông dân, công nhân là những người có nguy cơ rất cao. Trong khi đó, người dân lại không chú trọng việc rửa và làm sạch vết thương. Đặc biệt với những vết thương rộng, ngoài việc làm sạch cần phải đến cơ sở y tế để được tiêm phòng, có thể dùng kháng sinh và tiêm huyết thanh giải độc tố uốn ván thì có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh rất nhiều.

BS Nguyễn Trung Cấp cho biết, sau khi tiêm đầy đủ 3 mũi uốn ván sẽ bảo vệ cho người được tiêm ít nhất 10 năm. Sau đó, nếu tiêm một mũi nhắc lại sẽ bảo vệ được thêm 10 năm nữa. Vì vậy, với tất cả những trường hợp bị thương dù rất nhỏ do tiếp xúc với đinh, bùn đất… cần đến các cơ sở khám. Đối với nhân viên y tế, ngoài việc khám và xử trí vết thương cần tư vấn cho người bệnh được dùng vaccine uốn ván và huyết thanh giải độc để tránh tình trạng tiến triển nặng.
 
“Trong trường hợp nếu ở xa quá hoặc không có điều kiện, biện pháp giảm thiểu bị uốn ván là rửa sạch vết thương bằng nước sạch hoặc bằng cồn, xà phòng. Sau đó nên để hở vết thương không nên đắp kín. Rất nhiều người sai lầm, khi bị vết thương hở lại đi đắp lá vì thế vô hình trung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nha bào uốn ván phát triển thành dạng vi khuẩn hoạt động. Nếu phát hiện dị vật còn nằm sâu trong vết thương, không được cố lấy ra vì sẽ làm vết thương càng chảy máu nhiều hơn”.

BS Đồng Phú Khiêm – Khoa Điều trị tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương)
 
Phương Thuận - Thu Hương
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 11 phút trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 18 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 19 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Top