Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công nhân nghèo ở Hà Nội, Bắc Ninh từng ngày mong chờ khoản hỗ trợ tiền thuê nhà từ nhà nước

Thứ tư, 11:54 06/04/2022 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Ngay sau khi có chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động từ 500.000 – 1 triệu đồng/người/tháng, không ít những công nhân đã không giấu được nỗi vui mừng. Họ mong chờ khoản hỗ trợ từng ngày bởi nỗi lo cơm áo gạo tiền sẽ phần nào giảm nhẹ.

Mận đầu mùa chua giòn, giá 5.000 đồng/quả vẫn hút kháchMận đầu mùa chua giòn, giá 5.000 đồng/quả vẫn hút khách

GiadinhNet - Mận đầu mùa đang được bày bán tại khắp các khu chợ từ dân sinh, truyền thống đến "chợ mạng". Mặc dù giá bán lên tới 5.000 đồng/quả nhưng mận đầu mùa vẫn hút khách.

Ngay sau khi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, phóng viên đã có mặt tại một xóm trọ công nhân nghèo tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Khi được biết về khoản hỗ trợ này,  hầu hết các công nhân đều tỏ ra vui mừng và từng ngày mong chờ khoản hỗ trợ.

Công nhân nghèo ở Hà Nội, Bắc Ninh từng ngày mong chờ khoản hỗ trợ tiền thuê nhà từ nhà nước - Ảnh 2.

Một góc xóm trọ công nhân bên cạnh Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) - nơi chị Huyền và gia đình anh Thuận tạm trú. Ảnh: Mỹ Duyên

Chị Nguyễn Thị Huyền (42 tuổi, quê Thái Nguyên) đã làm công nhân tại KCN Thăng Long (Hà Nội) hơn 15 năm nay.

Chừng ấy năm xa quê cũng là khoảng thời gian chị Huyền một mình mưu sinh nơi đất khách quê người, kiếm tiền nuôi 3 đứa con và người chồng đã mất sức lao động.

Chị Huyền tâm sự: "Lương của tôi mỗi tháng được hơn 10 triệu đồng. Tôi dành 5,5 triệu gửi về quê để chồng chăm lo cho các con. Tiền ăn của tôi mỗi tháng hết khoảng 2 triệu đồng, tiền nhà trọ hết 1 triệu đồng. Số tiền còn lại tôi trang trải các khoản chi phí xăng xe, điện, nước…và những loại phí phát sinh khác. Tôi cố gắng chi tiêu tằn tiện nhất có thể để mong có thêm tiền gửi về cho chồng nuôi con".

"Tôi vừa bị mắc COVID-19, lại thêm xăng, gas, dầu ăn, nước mắm, rau, thịt… đều tăng giá nên hai tháng vừa rồi tôi chỉ gửi về quê được 4,5 triệu/tháng. Nếu bây giờ được nhà nước hỗ trợ thêm tiền thuê trọ, chắc chắn bữa ăn của các con tôi lại có thêm thịt", chị Huyền chia sẻ.

Công nhân nghèo ở Hà Nội, Bắc Ninh từng ngày mong chờ khoản hỗ trợ tiền thuê nhà từ nhà nước - Ảnh 4.

Hơn 15 năm nay, chị Nguyễn Thị Huyền một mình tần tảo mưu sinh nơi đất khách quê người, kiếm tiền nuôi 3 đứa con và người chồng đã mất sức lao động. Ảnh: Mỹ Duyên.

Cạnh phòng trọ của chị Huyền là căn phòng trọ của gia đình anh Thuận (31 tuổi, quê Yên Thành, Nghệ An). Anh Thuận đang sống cùng vợ và hai con nhỏ.

Anh Thuận chia sẻ: "Trước đây, lương công nhân của hai vợ chồng tôi mỗi tháng được khoảng 17 triệu đồng. Trong đó, mỗi tháng tiền ăn hết khoảng 5 triệu đồng, thuê trọ và điện nước hết khoảng 2 triệu đồng, tiền học và tiền mua sữa cho con hết khoảng 5 triệu đồng, tiền gửi về quê biếu ông bà 2 triệu đồng. Số tiền còn lại chúng tôi dành dụm phòng lúc ốm đau, bệnh tật. Thế mà chỉ một trận ốm vì COVID-19 mà cả chúng tôi đã cạn kiệt cả số tiền để dành bấy lâu nay".

"Vừa qua, tôi có nghe mọi người truyền tai nhau về chính sách hỗ trợ tiền trọ cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tại các khu công nghiệp. Mặc dù số tiền hỗ trợ chỉ từ 500.000 - 1.000.000 đồng/người/tháng là không nhiều nhưng đây là khoản tiền có thể hỗ trợ phần nào các loại chi phí sinh hoạt cho cả gia đình", anh Thuận phấn khởi. 


Công nhân nghèo ở Hà Nội, Bắc Ninh từng ngày mong chờ khoản hỗ trợ tiền thuê nhà từ nhà nước - Ảnh 5.

Cạnh phòng trọ của chị Huyền là căn phòng trọ của gia đình anh Thuận (31 tuổi, quê Yên Thành, Nghệ An). Anh Thuận đang sống cùng vợ và hai con nhỏ. Ảh: Mỹ Duyên

Là công nhân có hơn 20 năm làm việc trong nhà máy dệt may tại khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), chị Phan Liên (44 tuổi, quê ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) tỏ vẻ phấn khởi khi biết tin có gói hỗ trợ tiền trọ dành cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp.

Chị Phan Liên chia sẻ: "Tôi thuộc diện hoàn cảnh khó khăn trong khu xưởng. Một mình vất vả nuôi con, năm nay con gái lớn đã lên đại học, để có tiền trang trải cho con học hành, tôi thường xuyên phải tăng ca mới có thêm tiền chi trả các loại phí sinh hoạt".
Công nhân nghèo ở Hà Nội, Bắc Ninh từng ngày mong chờ khoản hỗ trợ tiền thuê nhà từ nhà nước - Ảnh 6.

Sau một ngày lao động vất vả, chị Liên lại tất bật chuẩn bị bữa cơm chiều. Ảnh: Mỹ Duyên

Trong bối cảnh các mặt hàng đều nương theo giá xăng dầu, chị Liên cùng cô con gái lớn phải thuê phòng trọ diện tích dưới 10m2 ở ngay gần công ty với giá 1 triệu đồng để đỡ phần nào chi phí xăng xe đi lại. 

"Ngoài khoản đóng tiền trọ, tiền điện nước, ăn uống hằng tháng thì tôi còn phải chi thêm từ 400.000 - 800.000 đồng cho các khoản phát sinh khác như tiền thăm hỏi, tiệc tùng. Nếu được nhận khoản hỗ trợ, chắc chắn mẹ con tôi sẽ bớt được một phần chi phí sinh hoạt", chị Liên cho hay.

Anh Đình Hùng (23 tuổi, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh) cũng tương tự. Vì là công nhân làm việc tại nhà máy điện tử ở Bắc Ninh nên để tiết kiệm chi phí, anh Hùng lựa chọn ở chung phòng với đồng nghiệp tại dãy trọ cũ ở xã Vân Dương (TP Bắc Ninh).

Công nhân nghèo ở Hà Nội, Bắc Ninh từng ngày mong chờ khoản hỗ trợ tiền thuê nhà từ nhà nước - Ảnh 7.

Góc nấu ăn tập thể tuềnh toàng nơi xóm trọ công nhân nghèo tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP Hà Nộ. Ảnh: Mỹ Duyên

Chia sẻ với phóng viên, anh Hùng cho biết: "Sau thời gian dài về quê tránh dịch, tôi vừa quay lại công ty cũ xin làm. Tuy nhiên, mới đi làm được 1 tuần thì tôi mắc COVID-19 phải ở nhà tự cách ly và điều trị. Trong thời gian nghỉ dịch ở nhà, tôi được công ty hỗ trợ 100.000 đồng/ngày cho đối tượng là F0. Với số tiền này cộng thêm tiền tôi tích góp từ trước đó thì mới đủ để chi trả tiền thuốc thang, ăn uống trong những ngày chống chọi với virus SARS-CoV-2".

"Tuy nhiên, do công việc còn chưa ổn định, tiền lương bấp bênh nên chủ nhà trọ cũng thương, cho khất tiền trọ 2 tháng nộp một lần. Còn tiền điện thì tính theo 3.500 đồng/số, tiền nước 80.000 đồng/người. Đó là chưa tính đến tiền ăn uống, đi lại...nếu nhẩm tính số tiền chi tiêu trong một tháng chắc phải gấp đôi tiền lương cơ bản", anh Hùng cho hay.

Đối với anh Hùng, số tiền lương cơ bản 6 triệu đồng/tháng là chưa đủ để chi tiêu nên anh Hùng cũng mong muốn có thêm được đồng nào hay đồng đó. Song, vì là người làm việc tại công xưởng, thời gian làm việc chủ yếu là trong ngày nên anh Hùng mong muốn thủ tục không quá rườm rà để công nhân sớm nhận được các khoản hỗ trợ từ nhà nước.

Trước đó, ngày 28/3/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp được Nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng, trong thời gian tối đa 3 tháng, bằng phương thức chi trả hằng tháng nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/2/2022 đến ngày 30/6/2022.

2. Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và bắt đầu thực hiện trước ngày 1/4/2022.

3. Đang tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH) tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng nếu có đủ các điều kiện:

1. Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 - 30/6/2022.

2. Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022, trừ hợp đồng lao động giao kết tiếp nối của hợp đồng lao động đã giao kết và thực hiện trước đó.

3. Đang tham gia BHXH bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH) tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

 

Nhiều công trình đội vốn, chậm tiến độ vì sắt thép xi măng "đua nhau" tăng giáNhiều công trình đội vốn, chậm tiến độ vì sắt thép xi măng 'đua nhau' tăng giá

GiadinhNet - Không chỉ các mặt hàng thiết yếu tăng theo giá xăng, giá vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, cát… cũng liên tục tăng mạnh khiến chủ đầu tư và người xây dựng lao đao.

Hồ Thành - Mỹ Duyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Giá cả thị trường - 1 giờ trước

Măng cụt xanh giá 100.000 đồng/kg khoảng 9-10 trái, loại gọt vỏ sẵn đến 600.000 đồng/kg nhưng vẫn được chốt đơn ào ào bởi món gỏi gà măng cụt đã sốt trở lại.

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Sản phẩm - Dịch vụ - 5 giờ trước

Cơm nắm thấm mồ hôi nách của các cô gái trẻ Nhật Bản, giá cao gấp 10 lần thông thường, hiện là món ăn gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Xu hướng - 8 giờ trước

So với chung cư và đất nền, nhà riêng là loại hình có mức độ quan tâm tìm kiếm khá ổn định, kể cả giai đoạn trầm lắng nhất của thị trường.

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá cả thị trường - 9 giờ trước

GĐXH - Theo Tổng cục Thống kế, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước; trong 8 nhóm hàng hóa dịch vụ, nhóm giao thông có chỉ số giá tăng cao nhất.

Vụ bán 500.000 đồng/3 quả dứa ở phố cổ Hà Nội: Sau trình diện, cơ quan công an sẽ làm gì?

Vụ bán 500.000 đồng/3 quả dứa ở phố cổ Hà Nội: Sau trình diện, cơ quan công an sẽ làm gì?

Bảo vệ người tiêu dùng - 9 giờ trước

GĐXH - Theo Công an phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), cơ quan chức năng yêu cầu người phụ nữ bán 3 quả dứa với giá 500.000 đồng cho du khách nước ngoài viết cam kết không tái phạm.

Giá vàng nhẫn hôm nay tăng vọt

Giá vàng nhẫn hôm nay tăng vọt

Sản phẩm - Dịch vụ - 11 giờ trước

GĐXH - Sáng nay (30/4), giá vàng nhẫn bật tăng trở lại. Theo đó, giá vàng nhẫn tiến sát mốc 77 triệu đồng/lượng.

Nhiều doanh nghiệp phải đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản

Nhiều doanh nghiệp phải đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản

Sản phẩm - Dịch vụ - 11 giờ trước

GĐXH - Năm 2024, áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản của nhiều doanh nghiệp vẫn tương đối lớn, trong đó, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thanh toán hàng nghìn tỷ đồng đến hạn cho nhà đầu tư.

Chỉ nặng bằng quả trứng gà, vì sao một thanh socola lại có giá hơn 12 triệu đồng?

Chỉ nặng bằng quả trứng gà, vì sao một thanh socola lại có giá hơn 12 triệu đồng?

Xu hướng - 12 giờ trước

Dù có trọng lượng chỉ bằng một quả trứng gà lớn, nhưng đây lại được coi là loại socola đắt nhất trên thế giới.

Nghỉ lễ dài ngày, nhà nghỉ tăng giá gấp đôi, dòng người xếp hàng 5 tiếng vẫn chưa vào được điểm du lịch

Nghỉ lễ dài ngày, nhà nghỉ tăng giá gấp đôi, dòng người xếp hàng 5 tiếng vẫn chưa vào được điểm du lịch

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu nhiều điểm lưu trú bình dân tại Hà Giang tăng giá nghỉ một gấp đôi thì ở Sa Pa (Lào Cai), dòng người xếp hàng 5 giờ đồng hồ vẫn chưa đến lượt được vào cabin cáp treo, để lên đỉnh Fansipan.

Khách đổ xô đi ‘đổi gió’, resort gần Hà Nội hết nhẵn phòng

Khách đổ xô đi ‘đổi gió’, resort gần Hà Nội hết nhẵn phòng

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

Sát kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thay vì đi máy bay do giá vé đắt đỏ, khách du lịch chọn đi gần nên các resort, biệt thự quanh Hà Nội kín phòng. Hành trình bằng đường bộ cũng trở nên sôi động.

Top