Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công dân Việt Nam về nước lúc này đối mặt nguy cơ nhiễm COVID-19 trong quá trình di chuyển

GiadinhNet – Theo chuyên gia y tế, công dân đang học tập và làm việc ở nước ngoài có ý định về Việt Nam vào thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp phải đối mặt với những nguy cơ nhiễm bệnh trong quá trình di chuyển.

Công dân Việt Nam về nước lúc này đối mặt nguy cơ nhiễm COVID-19 trong quá trình di chuyển - Ảnh 1.

Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, không ít công dân Việt Nam đang sinh sống và học tập, lao động ở nước ngoài muốn quay trở về với gia đình, người thân tại Việt Nam. Họ có nguy cơ nhiễm bệnh trong quá trình di chuyển về nước hay không là câu hỏi mà nhiều bạn đọc quan tâm.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 15/3, PV Báo Gia đình & Xã hội đã phỏng vấn PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

Xin ông cho biết, việc di chuyển trên các chuyến bay từ các nước châu Âu, châu Mỹ về Việt Nam có nguy cơ gì khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Tôi khẳng định, trong suốt hành trình di chuyển từ nơi ở đến các sân bay đầu mối (hub), trong quá trình bay trên máy bay và quá cảnh tại các sân bay, công dân sẽ gặp nhiều rủi ro.

Công dân Việt Nam về nước lúc này đối mặt nguy cơ nhiễm COVID-19 trong quá trình di chuyển - Ảnh 3.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, công dân đang học tập và làm việc ở nước ngoài có ý định nhập cảnh về Việt Nam vào thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình di chuyển.

Thứ nhất, hiện nay, tình hình dịch COVID-19 các nước châu Âu rất phức tạp, nên việc di chuyển từ nơi ở, nơi cư trú đến các sân bay trung chuyển đều không an toàn. Đặc biệt không an toàn hơn nữa khi di chuyển bằng taxi, xe buýt, các phương tiện công cộng thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Theo tôi được biết ở các nước châu Âu, không cứ việc ra quy định phòng bệnh ở những nơi công cộng là người dân chấp hành tốt.

Thứ hai, rõ ràng COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, chúng ta không thể chắc chắn sự an toàn tại các sân bay, đặc biệt là nơi quá cảnh ở nước thứ 3, nên người di chuyển có thể bị nhiễm SARS-COV-2.

Đơn cử, một Việt kiều Mỹ về TP Hồ Chí Minh đã mắc COVID-19 khi quá cảnh ở sân bay Vũ Hán (Trung Quốc) chưa đầy 2 giờ đồng hồ vào ngày 15/1; hoặc bệnh nhân số 34 (BN34) ở Bình Thuận mắc COVID-19 khi quá cảnh từ sân bay Doha (Qatar) về Việt Nam ngày 2/3.

Thứ ba, các chuyến bay từ châu Âu, châu Mỹ về Việt Nam kéo dài từ 15 – 24 giờ đồng hồ trong một không gian khép kín, nếu vô tình có một ca bệnh COVID-19 thì nguy cơ lây nhiễm là rất lớn. Người di chuyển có thể bị lây lan từ người dương tính trên máy bay. Điển hình là chuyến bay mang số hiệu VN0054 xuất phát từ London và hạ cánh tại Hà Nội vào ngày 2/3 có đến 14 hành khách đã bị nhiễm SARS-COV-2, cũng chuyến bay số hiệu đó ngày 9/3 đã có hai người mắc bệnh là một nữ tiếp viên ở Hà Nội và một nữ du học sinh ở Hạ Long.

Vì vậy, tất cả công dân về nước đều phải tuân thủ khai báo y tế trước chuyến bay, khi nhập cảnh. Họ cần khai báo trung thực về tình trạng sức khỏe của mình, những nơi mình đã đi qua, bao gồm cả những sân bay quá cảnh, trong vòng 14 ngày trước chuyến bay. Tuyệt đối không được giấu thông tin về sức khỏe, giống như trong trường hợp hành khách lên chuyến bay cất cánh được 2 giờ thì gia đình mới báo cho hãng hàng không.

Công dân Việt Nam về nước lúc này đối mặt nguy cơ nhiễm COVID-19 trong quá trình di chuyển - Ảnh 4.

Du học sinh trở về nước trong thời điểm này có thể tạo thêm khó khăn không chỉ cho ngành Y tế, cho các cấp chính quyền, mà cả cho đất nước và nhân dân.

Khi về tới Việt Nam, công dân sẽ phải cách ly như thế nào, thưa ông?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Chúng ta không thể xác định được công dân nhập cảnh vào Việt Nam chưa hoặc đã nhiễm SARS-COV-2, hay là đang trong thời gian ủ bệnh. Vì vậy, để đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng trước dịch COVID-19, tất cả các hành khách, công dân đi từ/qua vùng dịch về Việt Nam đều được áp dụng biện pháp cách ly tập trung để theo dõi sức khỏe.

Việc cách ly này đảm bảo dịch bệnh không lây lan trong cộng đồng nếu 1 công dân nhiễm COVID-19. Như thời gian qua, Việt Nam đã tổ chức cách ly rất nhiều công dân về Việt Nam hoặc có liên quan đến công dân về Việt Nam, để theo dõi sức khỏe và kịp thời điều trị nếu phát hiện ra ca dương tính. .

Với những người có kết quả dương tính với SARS-COV-2 thì sẽ được điều trị cách ly tại bệnh viện.

Tuy nhiên, người được cách ly tập trung và cả bệnh nhân được điều trị cách ly đều vẫn phải có những bước theo dõi sức khỏe sau khi kết thúc thời gian cách ly.

Việc công dân Việt Nam về nước trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp sẽ khiến ngành Y tế Việt Nam, cho chính quyền và đặc biệt là người dân sẽ đối mặt với những áp lực, khó khăn như thế nào, thưa ông?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Thứ nhất, bản thân người bị nhiễm mà không phòng bệnh tốt có thể lây lan ra cả gia đình và cộng đồng. Chúng ta có thể thấy rõ, vừa qua, hành khách ngồi khoang thương gia trên chuyến bay VN0054 nhập cảnh ngày 2/3 đã lây nhiễm cho cả người nhà, giúp việc, lái xe và thậm chí là lây nhiễm cho những cộng đồng dân cư. Sau đó là cả một khu phố Trúc Bạch (Hà Nội) bị phong tỏa, cả một tòa chung cư ở TP Hồ Chí Minh bị phong tỏa…

Công dân Việt Nam về nước lúc này đối mặt nguy cơ nhiễm COVID-19 trong quá trình di chuyển - Ảnh 5.

Nữ bệnh nhân BN17 là ví dụ điển hình khi bay từ London về Việt Nam và lây lan COVID-19 cho người thân, giúp việc...

Thứ hai, người mới nhiễm SARS-COV-2 không thể phát hiện ra bệnh ngay nên trong quá trình sinh hoạt, người mới nhiễm sẽ tiếp xúc với nhiều người. Nếu không tìm sớm và kiểm soát sớm những người tiếp xúc thì nguy cơ lây lan ra cộng đồng là rất lớn.

Thứ ba, một hành khách trên một chuyến bay được phát hiện nhiễm SARS-COV-2 thì rõ ràng, tất cả những hành khách, thành viên tổ bay đi cùng một hành trình buộc phải chấp hành việc cách ly.

Khi lượng lớn công dân ồ ạt trở về Việt Nam sẽ khiến số lượng người trong các khu cách ly đông lên, dẫn đến khó khăn về bố trí chỗ ở tại nơi cách ly. Việc kiểm soát kiểm soát khu cách ly, phục vụ cho những người cách ly cũng sẽ phức tạp hơn và tốn kém hơn. Đặc biệt và quan trọng hơn nữa là công tác quản lý chống lây nhiễm trong cơ sở cách ly cũng sẽ chịu áp lực lớn hơn và khó khăn hơn. .

Tựu chung lại, khi người nhiễm lây lan cho cả cộng đồng, đồng nghĩa với khó khăn trong việc tìm người tiếp xúc, công tác phát hiện, cách ly, phong tỏa… cũng vì thế mà khó khăn hơn. Trong khi đó, phát hiện người mắc COVID-19 chậm phút nào thì nguy cơ lây nhiễm càng nhân lên.

Vì vậy, việc công dân Việt Nam là lao động, du học sinh trở về nước trong thời điểm này có thể tạo thêm khó khăn không chỉ cho ngành Y tế, cho các cấp chính quyền, mà cả cho đất nước và nhân dân. Gánh nặng sẽ nhân lên gấp bội phần nếu người mới nhiễm đó không khai báo trung thực.

Hơn nữa, nếu một ai đó mắc bệnh và phải điều trị vì mắc COVID-2 trong quá trình di chuyển về nước thì không chỉ gây tốn kém cho gia đình, nhà nước, mà còn có thể lỡ dở cả kế hoạch học tập, công việc nếu nước mà họ đang học tập, lao động áp dụng những biện pháp cứng rắn đối với những người nhập cảnh trở lại.

Xin cảm ơn ông!

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top