Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con trai không phải là “bảo hiểm tuổi già”

Thứ hai, 11:17 22/04/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nhiều người coi con trai là “bảo hiểm” để trông cậy lúc tuổi già; là hình ảnh “đại diện” cho dòng họ và cho cả những người… đã khuất. Tâm lý này hiện hữu ngay cả những nơi kinh tế - xã hội phát triển, trong đó có cả Hà Nội.

Con trai không phải là “bảo hiểm tuổi già” 1

Truyền thông là biện pháp tích cực góp phần thay đổi tư tưởng muốn sinh con trai của người dân. Ảnh: Dương Ngọc

 
Hy sinh nhiều thứ để có con trai

Theo thống kê của Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội, tỉ số GTKS của Hà Nội có những diễn biến phức tạp và luôn ở mức trên 110, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Năm 2009 tỉ số này là 118, năm 2010 và 2011 là 117, năm 2012 là 116. Trong những nguyên nhân căn bản làm tỉ số GTKS tăng cao, PGS Nguyễn Đại Đồng cho rằng nguyên nhân hàng đầu vẫn là tư tưởng, tập quán nho giáo ăn sâu vào tiềm thức của mọi người dân...

“Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của Thủ đô”, PGS.TS Nguyễn Đại Đồng – Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân bày tỏ lo ngại về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS – số trẻ sơ sinh trai trên 100 trẻ sơ sinh gái) của cả nước nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng.

Theo thống kê của Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội, tỉ số GTKS của Hà Nội có những diễn biến phức tạp và luôn ở mức trên 110, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Năm 2009 tỉ số này là 118, năm 2010 và 2011 là 117, năm 2012 là 116. Trong những nguyên nhân căn bản làm tỉ số GTKS tăng cao, PGS Nguyễn Đại Đồng cho rằng nguyên nhân hàng đầu vẫn là tư tưởng, tập quán nho giáo ăn sâu vào tiềm thức của mọi người dân: Thích con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên. Kế đó là vấn đề an sinh xã hội.

“Người cao tuổi Việt Nam chưa sống được bằng tích lũy của mình mà phần lớn vẫn dựa vào con cái. Trong khi đó, con gái thường lấy chồng xa, theo về nhà chồng, không thể dựa được lúc tuổi già” - PGS Đại Đồng cho hay, các hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi còn thiếu. Ngay tại Thủ đô Hà Nội, chỉ có duy nhất một Viện Lão khoa và vài nhà dưỡng lão. Do đó, phần lớn người dân vẫn coi con trai là “bảo hiểm” cho bố mẹ lúc tuổi già.   

Chia sẻ thêm về những nguyên nhân trên, ông Hoàng Đức Vĩnh – Trưởng phòng Khoa giáo, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng, con người ta luôn luôn mong được trường tồn, sống vĩnh cửu với thời gian. Họ mong ước sự tồn tại của mình thông qua hình ảnh “con trai giống bố”, “cháu trai giống ông”… như sự trường tồn được nối tiếp mãi ở những thế hệ sau. Chính vì thế, “nhiều người đã coi đó là động lực để họ dám hy sinh nhiều thứ để có được con trai”, ông Vĩnh nói.

Truyền thông phải “lay động” lòng người

Sở Y tế Hà Nội đã giao cho Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội xây dựng Đề án kiểm soát mất cân bằng GTKS TP Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015. Một trong những giải pháp quan trọng được Hà Nội đề xuất là truyền thông chuyển đổi hành vi cùng với việc rà soát các quy định, chính sách và giám sát các cơ sở cung cấp dịch vụ chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi…

Trong buổi hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho Đề án ngày 18/4 vừa qua, nội dung của Đề án nhận được nhiều phản hồi tích cực của các sở, ngành liên quan của Hà Nội. Góp ý cho Đề án, ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ nhấn mạnh: Hà Nội cần phải có hoạt động truyền thông quyết liệt để có thể làm “lay động” tâm can của người dân. Các hoạt động truyền thông phải thông qua hình thức sân khấu hóa, phim ảnh nghệ thuật, ca khúc… chứ không chỉ là tờ rơi, áp phích. Đồng tình với ý kiến này, bà Đặng Thị Bích Thuận – Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục, Tổng cục DS-KHHGĐ cho rằng, Hà Nội phải có chiến dịch truyền thông cao điểm, liên tục và đồng loạt với sự góp mặt của toàn thể lực lượng truyền thông đại chúng, các chi bộ Đảng ở các quận, huyện, phường, xã…

Giải pháp hỗ trợ cho các gia đình sinh con một bề là gái nêu trong dự thảo của Đề án cũng nhận được đa số ý kiến ủng hộ. Bà Nguyễn Thị Bài – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho rằng, đối với chính sách của Nhà nước đang hỗ trợ cho người trên 80 tuổi nên có chế độ cao hơn cho người sinh con một bề là gái. PGS Đại Đồng nhấn mạnh trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô phải chú ý tới an sinh xã hội cho người cao tuổi, đặc biệt là những người không có con trai.    

Đặc biệt, ông Phạm Năng An – Phó Vụ trưởng Vụ DS-KHHGĐ, Tổng cục DS-KHHGĐ nhấn mạnh việc “biểu dương các trẻ em gái trong các gia đình sinh con một bề là gái thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ có kết quả học tập tốt” đã được nhiều tỉnh, thành phố triển khai hiệu quả. Nhiều gia đình sinh con một bề là gái đã nhận thấy rằng nếu mình nuôi dạy con tốt thì vẫn có “vị thế xã hội”, được tôn trọng chứ không phải bị kỳ thị theo kiểu “ngồi chiếu dưới”.
Hà Anh
thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top