Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con lở loét toàn thân vì cha mẹ cho tắm lá chữa thủy đậu

Chủ nhật, 08:00 02/04/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều cha mẹ khi con bị thủy đậu liền cuống cuồng tìm cách chữa trị bằng cách tắm lá cây, kiêng nước, ăn uống kiêng… Các chuyên gia cho rằng, chữa trị thủy đậu bằng các phương pháp dân gian nêu trên là hoàn toàn sai lầm. Đã có nhiều trường hợp trẻ bị tróc lở, phổng rộp toàn thân do nhiễm độc vì lấy lá thuốc Nam cho bé tắm.

Bé Đức đang được điều trị tại BV Nhi Trung ương (ảnh: BV cung cấp).
Bé Đức đang được điều trị tại BV Nhi Trung ương (ảnh: BV cung cấp).

Nhiều trẻ thủy đậu gặp biến chứng vì tắm lá

Theo thông tin từ BV Nhi Trung ương, gần đây Bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ vào viện do biến chứng từ việc tắm nước lá cây chữa thủy đậu. Ban đầu, trẻ chỉ bị thủy đậu gây tổn thương da mức độ vừa phải, nhưng nhiều gia đình không dùng thuốc điều trị mà tự xử trí không đúng cách khiến da của trẻ bị tổn thương nặng hơn.

Như trường hợp bé trai Nguyễn Trung Đức (4 tháng tuổi, ở Phúc Thọ, Hà Nội) vào viện trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc da rất nặng. Toàn thân bé lở loét, các nốt phát ban đã chảy nước, bốc mùi hôi tanh. Cháu khóc liên tục do tổn thương vùng miệng, không bú mẹ được. Bé đã phải điều trị trong phòng cách ly vô trùng nhiều ngày. Hằng ngày, bé được tiêm kháng sinh, vệ sinh da bằng nước muối sinh lý ấm, bôi thuốc chống nhiễm khuẩn và làm lành tổn thương. Đến nay, vết thương toàn thân của bé đã khô và bắt đầu bong vảy.

Theo lời kể của người nhà, khi thấy trên người bé Đức xuất hiện nốt phỏng thủy đậu, vì muốn con khỏi nhanh nên mẹ cháu đã tắm cho con bằng lá thuốc Nam. Gia đình không ngờ sau tắm, các nốt phỏng càng phồng rộp, lở loét và chảy nước.

Một trường hợp khác cũng bị bong tróc da toàn thân do việc tắm lá chữa thủy đậu là bé Đ.C. P, quê ở Phú Thọ. Trước đó, bé bị lây thủy đậu từ mẹ. Cũng nghe mách bảo tắm lá thuốc Nam sẽ đỡ nên mẹ cháu làm theo. Sau vài ngày tắm, da bé bong tróc toàn thân, gia đình vội vàng đưa con đi cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ cho biết, bé bị biến chứng thủy đậu nặng vì tắm lá thuốc không đúng cách.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi (Trường ĐH Y Hà Nội) cho biết, bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter gây ra. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.

Tuy là bệnh lành tính nhưng bệnh thủy đậu dễ biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí tử vong… đặc biệt ở trẻ nhỏ. Bệnh cũng đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.

Một thực tế đáng lo ngại là chính cách chăm sóc trẻ khi bị thủy đậu không đúng của cha mẹ đã vô tình làm hại trẻ. Nhiều cha mẹ thấy con nổi nốt thủy đậu đã tự ý sử dụng các loại thuốc Đông y không rõ nguồn gốc, hoặc truyền tai nhau kinh nghiệm cho trẻ tắm các loại nước lá như lá bàng, lá trà xanh, lá tre, lá trúc đào… với hy vọng trẻ nhanh khỏi. Nhưng da của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Đa phần các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Trong khi, các loại lá do mọc ở bờ bụi, bị nhiễm khuẩn nên nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn là rất cao.

Có những lá như trúc đào, lá bạch hoa trà thiết thảo tuyệt đối không được dùng tắm cho trẻ vì các loại lá này có chất độc có thể gây viêm da, nhiễm trùng nặng.

Sai lầm hay mắc phải khi chữa thủy đậu cho trẻ

Có nhiều người nghĩ rằng, bệnh thủy đậu hay còn gọi bệnh trái rạ và gốc rạ có liên quan đến nhau nên khi bị thủy đậu dùng gốc rạ để chữa trị. BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (BV Nhi Đồng I, TP HCM) cho biết, chúng không hề liên quan đến nhau, dùng gốc rạ nấu nước tắm dễ khiến người bệnh nhiễm trùng, còn uống nước gốc rạ có thể bị ngộ độc.

Sai lầm hay gặp nhất là nhiều người kiêng tắm khi bị thủy đậu. Một trong các nguyên tắc điều trị thủy đậu là tránh nhiễm trùng. Việc kiêng tắm rửa, cơ thể bị bẩn dẫn đến ngứa, người bệnh gãi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng dễ để lại sẹo gây ảnh hưởng xấu về thẩm mỹ sau này. Trẻ cần được tắm rửa bằng nước sạch nhưng không chà xát mạnh để nốt đậu bị trợt, chảy nước, vì nếu nước trong nốt đậu chảy đến đâu là mụn đến đấy, chỉ trong vòng 1-2 ngày là lên khắp cả người. Ngoài ra, cũng không nên cho tắm nước lá, bôi thuốc dân gian không rõ nguồn gốc.

Việc không được ăn uống đầy đủ khi đang bị virus tấn công làm cơ thể giảm sức đề kháng khiến bệnh càng nặng thêm. Bởi vậy, cha mẹ không nên kiêng cữ trong ăn uống của trẻ quá mức. Nên cho trẻ ăn đồ loãng, uống nhiều nước để bù nước do trẻ bị mất nước khi mụn vỡ, trợt. Không cho trẻ ăn các thức ăn ngọt quá, hoặc các thức ăn đã từng bị dị ứng bởi nó có thể gây ngứa cho trẻ.

Theo các chuyên gia, bệnh thủy đậu có thể ngừa bằng cách tiêm vaccine. Nhiều phụ huynh hiện có tâm lý đợi đến mùa dịch mới tiêm phòng thủy đậu cho trẻ là không nên. Cần tiêm cho trẻ trước mùa dịch vì sau khi tiêm 2-4 tuần, vaccine mới có tác dụng bảo vệ. Hơn nữa, dù đã tiêm phòng cũng cần tránh nguồn lây. Cũng có trường hợp đã tiêm rồi vẫn mắc do một số bé có cơ địa không đáp ứng với vaccine, tiêm chưa đủ liều… nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt bỏng và thường không bị biến chứng.

Để phòng tránh bệnh, người dân hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu để phòng tránh lây lan. Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 - 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

Lịch tiêm phòng bệnh thủy đậu

- Trẻ từ 1 tuổi (từ 12 tháng tuổi) tới 12 tuổi: Tiêm một liều càng sớm càng tốt.

- Thiếu niên từ 13 tuổi trở lên hoặc người lớn: Tiêm 2 liều cách nhau 4-8 tuần.

- Không tiêm vaccine thủy đậu cho phụ nữ có thai. Trường hợp phụ nữ trong độ. tuổi sinh đẻ nên tiêm phòng thủy đậu ít nhất 3 tháng trước khi dự định có thai.

Hà My

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 3 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 9 giờ trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 12 giờ trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 23 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

Top