Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Còn khá nặng” tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

Thứ sáu, 16:59 09/10/2015 | Y tế

GiadinhNet - Kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV đang là rào cản lớn nhất từ phía cộng đồng. Vì vậy, để hoàn thành mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020, hướng tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030 như kỳ vọng của Chính phủ thì vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử phải được xóa bỏ.

Thông tin trên được đại diện Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đưa ra tại Hội thảo Vận động chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV diễn ra sáng nay (9/10) tại TP.HCM, do Cục Phòng chống HIV/AIDS, Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM và UNAIDS Việt Nam (thuộc Liên Hiệp Quốc) đồng tổ chức.

ThS. Đỗ Xuân Thụy thuộc Cục Phòng chống HIV/AIDS đang trình bày thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV tại hội thảo
ThS. Đỗ Xuân Thụy thuộc Cục Phòng chống HIV/AIDS đang trình bày thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV tại hội thảo

Mục tiêu 90-90-90, vốn là một trong 3 cam kết của Việt Nam với quốc tế về hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Chi tiết hơn, mục tiêu này bao gồm 3 tiêu chí được kỳ vọng đạt được vào năm 2020: 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng của mình; 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 90% người đang điều trị ARV đạt dưới ngưỡng lây nhiễm.

Việt Nam cũng cam kết với cộng đồng quốc tế sẽ hướng tới kỳ vọng kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030, tức là không còn người bị nhiễm HIV đối mặt với Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) và tử vong.

Trong một cam kết khác có thời điểm sớn hơn vào năm nay 2015, Việt Nam nỗ lực đạt “3 không”, gồm không còn người nhiễm mới HIV, không còn người chết do AIDS, không còn kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.

Tuy nhiên, theo đại diện Cục Phòng chống HIV/AIDS, dù chưa có nghiên cứu chính thức nào trong người dân từ 15-49 tuổi, song một số nghiên cứu ở các nhóm cư dân khác nhau cho thấy sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV “vẫn còn khá nặng”.

“Hồi năm 2013, thái độ đúng của học sinh ở khu vực Tây Bắc liên quan đến vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV chỉ đạt 30%. Tỷ lệ này, được khảo sát hồi năm 2014, đối với nhân viên y tế thôn bản một số huyện thuộc tỉnh Yên Bái, Thái Bình chỉ 44,3%”-ThS. Đỗ Xuân Thụy thuộc Cục Phòng chống HIV/AIDS dẫn số liệu minh chứng.

Tại hội thảo, đại diện Mạng lưới quốc gia về những người sống với HIV (VNP ), được UNAIDS hỗ trợ, cũng dẫn các kết quả nghiên cứu về tình trạng  kỳ thị và phân biệt đối xử. Nghiên cứu của nhóm này chỉ ra rằng người bị nhiễm HIV tại Việt Nam không chỉ bị người thân, cộng đồng phân biệt đối xử và kỳ thị, mà họ còn kỳ thị chính bản thân mình.

“Kỳ thị và phân biệt đối xử khiến người nhiễm HIV khó khăn nếu muốn tiếp cận các dịch vụ cơ bản, thiết yếu trong cuộc sống. Điều này đang là trở ngại lớn đối với nỗ lực thực hiện các cam kết liên quan đến HIV/AIDS vốn hữu ích và thiết thực cho cộng đồng người nhiễm HIV và toàn xã hội”-đại diện Cục Phòng chống HIV/AIDS nói tại hội thảo.

Trước thực trạng này, ngoài hàng loạt giải pháp vận động, truyền thông, nâng cao sự hiểu biết và nhận thức của cộng đồng, thúc đẩy nhanh chóng tiến trình xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV từ cơ quan chức năng và các tổ chức liên quan, hành lang pháp lý rất cần thiết về vấn đề này cũng đã được chi tiết hóa.

Theo ThS. Thụy, tại Nghị định 176/2013, một số điều khoản (điều 17, điều 21) đã quy định phạt từ 10-20 triệu đồng đối với những hành vi vi phạm liên quan đến kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Vì vậy, bản thân người nhiễm HIV cũng cần được tư vấn, truyền thông để gia tăng nhận thức về quyền hòa nhập cuộc sống cộng đồng, vốn được pháp luật hiện hành bảo hộ.

 

TP.HCM gia tăng số phụ nữ nhiễm HIV

Theo BS Văn Hùng thuộc Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS, 6 tháng đầu năm 2015 TP.HCM có 765 trường hợp nhiễm mới HIV, 450 trường hợp chuyển sang AIDS, 100 trường hợp tử vong vì HIV/AIDS. Số liệu cũng cho thấy đến hết năm 2014, 22/24 quận/huyện có hơn 1.000 người nhiễm HIV còn sống. Đại diện Ủy ban này cũng lên tiếng cảnh báo hiện tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ giới tại TP.HCM có xu hướng tăng (34,58% tính đến hết năm 2014, hồi năm 2006 là 28,28%). Một vấn đề khác cũng được báo động là xu hướng lây nhiễm HIV qua đường tình dục tại địa phương này đang gia tăng và vượt cả xu hướng lây nhiễm qua đường máu. Cụ thể, giai đoạn 2006-2010 lây nhiễm qua đường máu trung bình chiếm 59%, đường tình dục 24%. Số liệu lây nhiễm qua đường tình dục năm 2014 là 58%.

 

Thanh Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 20 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top