Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con em chúng ta có thực sự giỏi khi giấy khen phủ kín lớp học?

Thứ bảy, 07:56 11/07/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Hình ảnh lặp lại như mọi năm đó là ngập tràn giấy khen tại các lớp học, trường học mà phụ huynh đăng lên mạng xã hội để “khoe”. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu có đúng học sinh ngày càng học giỏi hay chuyện “lạm phát” giấy khen vẫng đang tồn tại nơi trường học?

Con em chúng ta có thực sự giỏi khi giấy khen phủ kín lớp học? - Ảnh 1.

Hình ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội trong lớp chỉ có 1 học sinh không có giấy khen (Ảnh đã được làm mờ gương mặt học sinh so với bản gốc). Ảnh: TL

Giấy khen phủ kín lớp học

Cộng đồng mạng đang chia sẻ, xôn xao bàn luận về một bức ảnh chụp tại một lớp học tiểu học, điều đặc biệt trong bức ảnh đó là cả lớp học tất cả đều có giấy khen, chỉ duy nhất một học sinh không được. Nam sinh ngồi bàn đầu không có tấm giấy khen, nét mặt có vẻ buồn bã. Hiện tại, chưa xác minh được nguồn gốc bức ảnh chụp ở trường nào, lớp nào, địa phương nào. Cũng chưa thể khẳng định, em học sinh không được giấy khen hay đây liệu có phải là hình ảnh được cắt ghép không.

Tuy nhiên đây không phải lần đầu xảy ra những chuyện tương tự. Năm học trước (2018 - 2019) tại một lớp học của một trường THCS (ở TP Vũng Tàu)- nơi có 42/43 học sinh giỏi trong một lớp, chỉ duy nhất một học sinh tiên tiến, cũng nhận được chú ý của dư luận.

Thời điểm hiện tại, nhiều trường học đã tổ chức bế giảng năm học 2019 - 2020, một năm học đặc biệt khi kéo dài tới tận 15/7 mới kết thúc, tức chậm hơn so với các năm trước khoảng 2 tháng. Một năm học mà học sinh nhiều nơi được nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài cả 3 tháng, học sinh học qua hướng dẫn của giáo viên, sử dụng phần mềm, ứng dụng học trực tuyến và học trên truyền hình. Dù gần như cả học kỳ II là học trực tuyến, song nhiều nơi đánh giá năm học vẫn thành công, học sinh đầy đủ kiến thức và số lượng học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, tiên tiến không nhiều thay đổi so với năm học trước. Kết thúc năm học, nhiều phụ huynh hân hoan khi con có giấy khen, nhưng cũng không ít phụ huynh ngậm ngùi khi con không có giấy khen.

Phụ huynh Lê Thanh Thảo (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có con học tiểu học tâm sự: "Tôi vừa đi họp phụ huynh xong, cô giáo vui mừng thông báo dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, học sinh nghỉ nhiều, chuyển sang học online, làm phiếu bài tập… song kết quả cũng rất tốt, cả lớp đảm bảo kiến thức, hoàn thành tốt các môn học. Cả lớp chỉ có vài bạn không được giấy khen, còn lại là được nhận giấy khen (toàn diện hoặc từng môn). Tôi chỉ nghĩ giấy khen là để khích lệ là chính, song nếu vài bạn không được thì rõ ràng chưa đúng thực chất, cả lớp nhận giấy khen, bố mẹ vui mừng mà chỉ vài bạn không có dễ bị tổn thương khi trao quà, giấy khen, chụp ảnh".

"Tôi cảm thấy không vui khi con được giấy khen, cũng chẳng buồn nếu con không được giấy khen vì tôi muốn con đi học được thoải mái vừa học vừa chơi và không cần hình thức danh hiệu. Thú thực, con năm nào cũng được giấy khen đến mức con cũng không vui sướng bởi con nhận ra trong lớp bạn nào cũng được và trong đó có cả những bạn học trung bình vẫn được "linh động" có giấy khen. Bên cạnh đó, tôi cũng không đồng tình với một số giáo viên, ban phụ huynh có sự phân biệt học sinh có giấy khen và không có giấy khen bằng cách đưa tất cả các con lên chụp ảnh, những bạn không được ngồi dưới buồn bã. Những học sinh trung bình không có quà, không có sự động viên, khích lệ nào", phụ huynh Việt Cường (Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.

Chỉ là bệnh thành tích?

Theo ghi nhận, hiện nay không chỉ việc "hào phóng" ban phát giấy khen học sinh sau một năm học, tại nhiều trường học ở thành phố cũng tổ chức rất nhiều cuộc thi, câu lạc bộ và có chấm thi, tổ chức trao giải, giấy chứng nhận cho học sinh để phụ huynh "mát mặt" đăng lên mạng xã hội để khoe. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng thúc ép con đi thi các cuộc thi để cốt có giải, cộng điểm trong chuyển cấp khiến học sinh dù không muốn vẫn cứ phải đi thi, kết quả không được như mong muốn lại thành áp lực, chán nản… Nhắc đến chuyện danh hiệu, giấy khen, không ít phụ huynh ngao ngán trước thực trạng "bệnh thành tích" hiện nay.

Chia sẻ về một phần nguyên nhân vì sao học sinh hiện nay có phần được "ưu ái" hơn trước khi có học bạ "đẹp" và nhận nhiều giấy khen, lãnh đạo một Trường THCS&THPT tại Hà Nội (không nêu tên) cho biết: "Ngoài áp lực về chỉ tiêu phải đạt trong năm học, có một số giáo viên vì "thương" học sinh nên đã có mong muốn học sinh có được điểm cao, xếp loại học lực khá - giỏi để các em có được lợi thế trong các cuộc thi, xét tuyển đầu cấp, thậm chí là vào đại học, cao đẳng. Do đó, cũng nên xóa bỏ cách tuyển sinh dựa trên học bạ, điểm phổ thông để học sinh có cơ hội như nhau trong tuyển sinh".

Công tác lâu năm trong ngành giáo dục, chỉ ra một thực tế việc "lạm phát giấy khen, danh hiệu" dành cho học sinh ở nhiều trường học hiện nay là "ảo", GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội khuyến học Việt Nam cho biết, một lớp học mà chỉ có một vài em không được tiên tiến, hoặc cả lớp giỏi mà có một hai em chỉ tiên tiến cho thấy không đúng thực chất, kể cả học trường chuyên, lớp chọn. Một lớp học, bao giờ cũng có học sinh giỏi, khá và cả trung bình, khá và giỏi hết là bất thường, biểu hiện của "bệnh thành tích" trong ngành giáo dục từ lâu nay dù nỗ lực nhưng vẫn chưa xóa được.

Cũng theo vị Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam: "Bệnh thành tích không phải bây giờ, mà đã có từ trước và đến nay càng phổ biến, hàng năm đều tăng số lượng học sinh khá, giỏi. Chất lượng ảo, chưa đúng thực chất còn tạo ra hệ lụy, các em không học tốt thật sự vẫn được khen, thưởng đã mất dần ý chí ham học, phấn đấu".

Bộ GD&ĐT đang Dự thảo Thông tư quy định Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học. Dự thảo áp dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới kế thừa quan điểm “đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh” của Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT. Theo đó, công tác đánh giá cần coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. “Không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh”, dự thảo Thông tư quy định.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Pháp luật - 46 phút trước

GĐXH - Ngày 15/5/2022, tại sâu trong khu vực rừng quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Một nhân viên bảo vệ rừng đã bị một người quen dùng dao đâm tử vong. Phải mất tới gần 2 năm truy đuổi, công an mới tìm ra manh mối về tên giết người "máu lạnh" này.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 16/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Dù anh trai đã bị tuyên án tử hình vì sát hại một lái xe ôm công nghệ để cướp, nhưng Tuân vẫn không sợ mà tiếp tục “nối gót” anh.

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 20 năm sử dụng, Trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều học sinh phải học tập trong căn phòng tạm ẩm thấp, không đảm bảo an toàn.

Cách tích hợp đăng ký xe, giấy phép lái xe vào VNeID nhanh, tiện lợi nhất

Cách tích hợp đăng ký xe, giấy phép lái xe vào VNeID nhanh, tiện lợi nhất

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Ứng dụng VNeID ra đời để sử dụng thay thế những giấy tờ truyền thống, định danh công dân trên nền tảng kỹ thuật số. Theo đó, VNeID cho phép tích hợp tất cả giấy tờ cá nhân như đăng ký xe, giấy phép lái xe…

Năm học 2024-2025: Hà Nội có tới 160.000 học sinh vào lớp 6

Năm học 2024-2025: Hà Nội có tới 160.000 học sinh vào lớp 6

Giáo dục - 2 giờ trước

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm học tới, số lượng học sinh đầu cấp tiếp tục tăng. Riêng lớp 6, năm học 2024-2025 có tới 160.000 em.

Bộ GTVT quy định phải có trụ sạc cho ô tô điện ở trạm dừng nghỉ

Bộ GTVT quy định phải có trụ sạc cho ô tô điện ở trạm dừng nghỉ

Thời sự - 4 giờ trước

Ngoài nhà vệ sinh, bãi đỗ xe, xưởng bảo dưỡng, theo quy chuẩn quốc gia mới, trạm dừng nghỉ còn có cả trụ, thiết bị sạc cho ô tô điện.

Vừa gây ra vụ trộm, cướp, về nhà đã thấy công an chờ sẵn

Vừa gây ra vụ trộm, cướp, về nhà đã thấy công an chờ sẵn

Pháp luật - 4 giờ trước

Sau chầu nhậu, đối tượng Phương phát hiện một chiếc xe máy bên đường nên đã trộm cắp. Trên đường đi thấy chiếc điện thoại của một phụ nữ lộ ra bên túi quần nên tiện tay cướp giật rồi bỏ trốn.

CEO Apple Tim Cook dành lời khen ngợi cho đất nước và con người Việt Nam

CEO Apple Tim Cook dành lời khen ngợi cho đất nước và con người Việt Nam

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Ngay sau khi đặt chân tới Hà Nội, Tim Cook nhận định "không có nơi nào như Việt Nam, một đất nước xinh đẹp và sôi động".

Bắt giữ 6 người trong nhóm Zalo 'Hóng Clip Hot' có nhiều video đồi trụy

Bắt giữ 6 người trong nhóm Zalo 'Hóng Clip Hot' có nhiều video đồi trụy

Pháp luật - 5 giờ trước

Hơn 100 thành viên trong nhóm kín Zalo thường xuyên đăng tải, chia sẻ nhiều hình ảnh, video có nội dung mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy cho nhiều người xem.

Top