Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con bạn có thiếu sắt?

Thứ tư, 09:54 08/07/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu và ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ. Bạn có chắc con mình đã nhận đủ lượng sắt theo nhu cầu hàng ngày không? Nguyên nhân nào khiến trẻ thiếu sắt? Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này? Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Dung công tác tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích.

Tại sao sắt quan trọng đối với trẻ em?

Sắt là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sắt giúp chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể, giúp cơ bắp lưu trữ và sử dụng oxy. Nếu chế độ ăn uống của trẻ quá ít chất sắt, trẻ sẽ bị thiếu sắt.

Thiếu sắt ở trẻ em có thể xảy ra ở nhiều cấp độ, từ việc cạn kiệt nguồn sắt cho đến cấp độ cao hơn là thiếu máu (là tình trạng có ít số lượng hồng cầu hay ít số lượng hemoglobin (Hb) hơn bình thường trong máu - một tình trạng mà máu thiếu tế bào hồng cầu khỏe mạnh). Nếu không điều trị tình trạng thiếu sắt ở trẻ có thể dẫn đến chậm phát triển về thể chất lẫn tinh thần.

Nhu cầu sắt ở trẻ em

Nhu cầu sắt ở trẻ tùy thuộc vào nhu cầu phát triển cơ thể và sự mất sắt. Lượng sắt cần hấp thu để đáp ứng nhu cầu cơ thể như sau (theo WHO):

- Trẻ 3-12 tháng tuổi: 0,7mg/ngày

- Trẻ 1-2 tuổi: 1mg/ngày

- Thiếu niên, dậy thì: 1,8-2,4 mg/ngày

- Nữ dậy thì, đã hành kinh: 2,4-2,8mg/ngày

Nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ

Thiếu cung cấp:

- Thiếu sữa mẹ, phải nuôi bằng sữa bò.

- Trẻ thiếu dinh dưỡng

- Thiếu thức ăn nguồn gốc động vật, ăn bột kéo dài.

- Trẻ đẻ non, sinh đôi, đẻ thấp cân được cung cấp ít sắt trong thai kỳ. Nếu trẻ sin non, sinh đôi, sinh ba, giá thàng, suy dinh dưỡng bào thai, số lượng sắt mẹ cho ít. Con đầu lòng luôn được nhiều sắt dự trữ hơn con thứ 3, 4 vì bản thân người mẹ cũng bị thiếu sắt nếu sinh con nhiều lần. Trẻ cũng dễ thiếu sắt do mẹ xuất huyết trước hoặc trong khi sinh, ở mẹ hoặc ở con (buộc dây rốn nhanh, sang máu ở trẻ sinh đôi một trứng). Dự trữ sắt mẹ cho chỉ đủ dùng trong 3-4 tháng đối với trẻ đủ tháng và 2-3 tháng đối với trẻ sinh non, thiếu cân.

Hấp thu sắt kém:

- Tiêu chảy kéo dìa

- Hội chứng kém hấp thu

- Bị cắt dạ dày

- Dị dạng đường tiêu hóa

Nhu cầu sắt cao:

- Ở giai đoạn cơ thể phát triển nhanh, lúc dưới 1 tuổi, đặc biệt với trẻ thấp cân, sinh đôi, thời kỳ dậy thì, trẻ được sinh ra từ người mẹ mang thai nhiều lần.

- Trẻ bị tim bẩm sinh

Mất máu:

- Chảy máu đường tiêu hóa: giãn tĩnh mạch thực quản, loét dạ dyà- tá tràng, viêm hỗng tràng, túi thừa Meckel, bệnh polype ruột, viêm đại tràng, giun móc, trĩ…

- Chảy máu mũi tái diễn

- Chảy máu đường sinh dục

- Tiểu máu: mỗi 2ml máu mất 1 mg sắt. Trẻ nhỏ thường bị mất máu qua đường tiêu hóa có thể mất vi thể hay đại thể (test Meyer).

Sắt không vào được tủy xương: Mặc dù dự trữ sắt bình thường nhưng sắt không được vận chuyển vào tủy, trên tủy đồ không thấy tế bào Sidérose, do các nguyên nhân: Atransférrinelmie congelnitale, thiếu vitamin C.

Những dấu hiệu và triệu chứng:

 

 

Thiếu hụt chất sắt có thể làm giảm khả năng hoạt động của trẻ. Tuy nhiên, hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu sắt ở trẻ không xuất hiện cho đến thiếu máu do thiếu sắt xảy ra. Nếu con của bạn có các yếu tố nguy cơ thiếu sắt như dưới đây, hãy gặp bác sĩ kịp thời để được tư vấn:

Da nhợt nhạt

Mệt mỏi

Nhận thức và phát triển chậm

Viêm lưỡi

Khó khăn trong việc duy trì nhiệt độ cơ thể

Tăng khả năng nhiễm trùng

Thèm một cách không bình thường đối với các chất phi dinh dưỡng

Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt?

Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt ở trẻ bằng cách chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ như:

Bú mẹ hoặc sử dụng sữa công thức tăng cường chất sắt: Cố gắng cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt, tối thiểu là được 1 tuổi. Sắt từ sữa mẹ luôn dễ dàng hấp thu hơn sắt trong sữa công thức. Nếu bạn không cho con bú, hãy sử dụng sữa công thức cho trẻ sơ sinh có tăng cường chất sắt. Sữa bò không phải là một nguồn giàu chất sắt cho trẻ sơ sinh và không được dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng: Khi bạn bắt đầu cho trẻ ăn dặm (từ 4 tháng), bạn nên chú ý cho trẻ ăn những loại thực phẩm chứa chất sắt. Khởi đầu, bạn nên tăng cường lượng ngũ cốc cho bé. Đối với trẻ lớn hơn, nguồn chất sắt bao gồm thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu và các loại rau có lá màu xanh đậm.

Tăng cường sự hấp thu sắt: Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt có trong khẩu phần ăn. Bạn có thể giúp trẻ hấp thu chất sắt bằng cách cung cấp các loại thực phẩm giàu vitamin C như dưa hấu, dâu tây, kiwi, bông cải xanh, cà chua và khoai tây.

Xem xét việc bổ sung sắt: Nếu con bạn sinh non hoặc có cân nặng sơ sinh thấp hoặc chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để được tư vấn về việc bổ sung sắt đường uống.

Thăm khám

Thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt thường được chẩn đoán qua xét nghiệm máu. Trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng là độ tuổi có thể bắt đầu được kiểm tra thiếu máu do thiếu sắt. Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung sắt đường uống hoặc tư vấn cho bạn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày.

Thiếu sắt ở trẻ em có thể được ngăn chặn. Để đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, bạn cần theo dõi, chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Hãy gặp bác sĩ ngay khi thấy con mình có những dấu hiệu của thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt.

http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/childrens-health/in-depth/iron-deficiency/art-20045634?pg=2

Thông tin thêm:

Khi nghi ngờ trẻ bị thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt, bạn có thể đưa con mình đến khám tại BỆNH VIỆN HOÀN MỸ SÀI GÒN, số 60-60A Phan Xích Long, P.1, Q. Phú Nhuận, TP. HCM. Điện thoại: ( 84) 8 3990 2468.

PV/Báo Gia đình & Xã hội

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 17 giờ trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 20 giờ trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Top