Hà Nội
23°C / 22-25°C

Coi thường sốt xuất huyết, người lớn cũng tử vong

Thứ bảy, 07:02 15/04/2017 | Y tế

GiadinhNet - Trong tháng 3, trong hai ca tử vong do bệnh sốt xuất huyết (SXH) ở tỉnh Đồng Tháp, có một ca tử vong là người lớn. Điều này chứng tỏ SXH không chỉ làm tử vong trẻ em, mà còn nguy hiểm cả với người lớn… Tuy nhiên, không ít người lớn vẫn rất chủ quan với căn bệnh này.

Giải pháp phòng bệnh SXH tốt nhất hiện nay là đề phòng muỗi đốt. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Ảnh: P.V
Giải pháp phòng bệnh SXH tốt nhất hiện nay là đề phòng muỗi đốt. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Ảnh: P.V

Bệnh dễ chẩn đoán nhầm với sốt rét

Tại Khoa Nhiễm (Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ), 3 tháng đầu năm 2017, đơn vị này đã điều trị nội trú 75 ca mắc SXH. Trong đó, có 40 bệnh nhân tại TP Cần Thơ, còn lại ở các tỉnh lân cận. Bệnh nhân Nguyễn Thanh Điền (ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), sau 4 ngày nhập viện, bệnh đã bớt nhiều, ăn ngủ được. Bệnh nhân Điền cho biết: "Cách đây 6 ngày, tôi bị sốt, nhức đầu, cứ nghĩ bị sốt thông thường nên mua thuốc Tây uống. Sau 2 ngày uống thuốc, bệnh không giảm mà ngày càng tăng, sốt cao lên đến 40oC, nhức đầu, chóng mặt, mệt, gia đình đưa đi nhập viện. Bác sĩ chẩn đoán bị bệnh SXH".

Qua khám, tay chân bệnh nhân Điền nổi đầy ban, BS Trần Ngô Phúc Mỹ - quyền Trưởng khoa Nhiễm cho biết: "Bệnh nhân phát ban dạng chấm xuất huyết ở đầu xa chi là biểu hiện tiên lượng tốt. Nhiều người bệnh lo lắng thấy ban nổi đầy đầu, tay, chân nhưng đó là dấu hiệu đáng mừng vì bệnh nhân sắp xuất viện".

Các chuyên gia cảnh báo: SXH dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh có biểu hiện sốt trong đó có bệnh sốt rét và ngược lại. Do bệnh SXH và bệnh sốt rét có triệu chứng ban đầu thường là sốt cao, run lạnh nên khó phân biệt. Để chẩn đoán người bệnh bị sốt rét hoặc SXH cần dựa thêm vào yếu tố dịch tễ và làm một số xét nghiệm xác định không quá phức tạp.

Về dịch tễ, người thăm khám cần hỏi kỹ người bệnh có đang sống ở vùng sốt rét hoặc vừa từ vùng sốt rét trở về hay không. Bên cạnh đó, bệnh nhân nếu có triệu chứng sốt cao khi sống trong vùng có dịch sốt rét hoặc từ vùng sốt rét trở về thì cần nhanh chóng nhập viện thăm khám, đồng thời cần nói rõ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Việc chẩn đoán bệnh sốt rét chủ yếu dựa trên xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng sốt rét trong máu, được thực hiện khá đơn giản, vấn đề quan trọng là người khám bệnh có cảnh giác, có nghĩ đến nó hay không để thực hiện sớm ngay từ đầu. Hiện nay, bệnh sốt rét ít dần, trong khi đó SXH lại bùng phát mạnh mẽ nên khi bệnh nhân đến khám mà chỉ có biểu hiện sốt, người ta thường nghĩ đến SXH mà “quên đi" sốt rét. Thêm nữa, xét nghiệm cơ bản hay làm cho người bệnh là công thức máu mà kết quả thường là không có sự khác biệt giữa SXH và sốt rét.

Các chuyên gia cảnh báo: Các bác sĩ khi thăm khám bệnh nhân có sốt nên lưu ý đến 2 bệnh trên và sớm cho làm xét nghiệm để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ. Có trường hợp bệnh nhân SXH, sốt rét khi nhập viện không có biểu hiện sốt do ngoài cơn sốt hoặc đã uống thuốc hạ sốt trước đó, hoặc do bệnh đã diễn tiến nặng, có biểu hiện sốc.

Trong điều trị bệnh SXH, do chưa có thuốc đặc trị nên khó có thể lường trước diễn biến bệnh, không thể tránh khỏi trường hợp bệnh nhân được nhập viện sớm nhưng bệnh vẫn diễn tiến nặng, tử vong. Thực tế, việc nhập viện sớm không giúp cho bệnh SXH không bị trở nặng (sốc, xuất huyết, suy gan, suy thận...) mà giúp cho bệnh nhân nhận được sự hỗ trợ đúng, kịp thời, không chậm trễ khi diễn tiến bệnh bất thường, đột ngột, do đó giảm thiểu nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng

Bệnh SXH có 3 mức độ: SXH Dengue, SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo và SXH Dengue nặng. Với SXH Dengue, bệnh nhân được điều trị tại nhà và theo dõi sát để phát hiện kịp thời các dấu hiệu cảnh báo như: Vật vã, li bì, nôn nhiều, tiểu ít, đau bụng vùng gan... Khi có các biểu hiện trên, bệnh nhân phải được theo dõi sát sao tại cơ sở y tế để có chỉ định điều trị kịp thời. Bệnh SXH Dengue diễn tiến nặng thường không lường trước được, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. SXH Dengue nặng, bệnh nhân sốc hoặc xuất huyết nội tạng (dạ dày, não...), rối loạn đông máu, suy gan, suy thận, viêm não... Với viêm não do siêu vi Dengue, bệnh có thể để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân khi có các triệu chứng bệnh trên, không nên tự ý ra tiệm thuốc Tây mua thuốc uống vì thuốc aspirin có thể gây xuất huyết. Dùng thuốc không đúng, bệnh nhẹ thành ra nặng. Ngoài ra, nếu bị sốt dưới 38,3oC, chỉ cần lau mát, không nên dùng thuốc hạ sốt vì nếu dùng thuốc hạ sốt tích cực có thể gây trùng lấp dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân khi vào sốc (hạ thân nhiệt đột ngột) .

Trước đây, Khoa Nhiễm (Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ) đã điều trị một số ca SXH Dengue nặng, bệnh nhân sốc, tái sốc nhiều lần, bị xuất huyết tiêu hóa, viêm não... Từ đầu năm 2017 đến nay, tại Cần Thơ chưa ghi nhận ca bệnh SXH nặng ở người lớn. Tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ, khi điều trị các ca nặng, Khoa bố trí phòng riêng, có hệ thống ôxy đầu giường, máy thở khi cần và gần sát phòng trực của nhân viên y tế để được theo dõi sát. Khi có ca nặng, điều trị đúng phác đồ mà bệnh nhân không đáp ứng thì các bác sĩ liên hệ với các chuyên gia ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM để hội chẩn. Khoa Nhiễm đang triển khai phòng chăm sóc toàn diện tại Khoa để phục vụ điều trị các bệnh nặng đặc thù truyền nhiễm, trong đó có bệnh SXH.

Không tự ý dùng thuốc hạ sốt

Sai lầm phổ biến là nhiều người khi sốt thường tự ý cho dùng thuốc hạ sốt hơn 4-5 lần mỗi ngày, dẫn đến lạm dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc hạ sốt liên tục có thể làm tổn thương gan nặng nề, che giấu triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, nhiều người khi hết sốt thì chủ quan, không tiếp tục theo dõi. Bệnh nhân SXH khi chuyển nặng, bị sốc sẽ không sốt. Nếu người bệnh đột ngột hết sốt từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của bệnh nhưng có những biểu hiện bất thường: Tay chân lạnh, đau bụng, nôn ói, đờ đẫn thì cần được nhập viện ngay.

Bệnh SXH hiện chưa có vaccine phòng bệnh và không có thuốc điều trị đặc hiệu, do muỗi truyền bệnh nên khó khống chế được. Khi bệnh nặng, chỉ có biện pháp hồi sức tổng hợp chung nên có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh. Vì thế, giải pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay theo các bác sĩ là đề phòng muỗi đốt. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

H.Hoa

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 2 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 5 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top