Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Tổng công trình sư về tổ chức bộ máy ngành Dân số

Thứ năm, 06:00 11/06/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nhiều thế hệ cán bộ, làm công tác dân số thường gọi ông trìu mến: Chú Sáu, chú Sáu Dân, Chủ tịch Võ Văn Kiệt (bởi ông đã từng được giao trọng trách là Chủ tịch Uỷ ban Dân số - Sinh đẻ kế hoạch). Cách xưng hô ấy cũng nói lên một phần tình cảm của người dân và cán bộ đối với vị cố Thủ tướng nổi tiếng không chỉ trong nước mà trên thế giới, cũng là người đã có công lớn trong việc xây dựng một bộ máy làm công tác dân số, lấy cán bộ là trung tâm để tạo nên những thành tựu và dấu ấn đáng tự hào của ngành Dân số.

Những quyết định mang tính lịch sử

Nhìn lại gần 60 năm lịch sử phát triển của ngành Dân số, chúng tôi vô cùng tự hào và biết ơn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - nhà lãnh đạo tâm huyết với sự nghiệp dân số, Tổng công trình sư về tổ chức bộ máy và sử dụng cán bộ. Ông đã có quyết định mang tính lịch sử khi thành lập bộ máy chuyên trách làm công tác dân số và cũng là lần đầu tiên bổ nhiệm một Bộ trưởng phụ trách công tác này, song song với điều động hàng loạt cán bộ tăng cường về cho cơ quan mới thành lập.

Kỷ niệm ngày mất của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (11/6/2007) và chuẩn bị kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển chương trình DS-KHHGĐ, tôi xin kể lại và nói lên suy nghĩ về những kỷ niệm không quên liên quan đến ông với công tác dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Đó là những kỷ niệm để cả đời kính phục, phấn đấu, học tập noi theo một cốt cách, một lối tư duy, một sự điều hành sâu sát và quyết liệt trên giác độ Trưởng ban Chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương năm 1989 và Chủ tịch Uỷ ban DS-SĐKH giai đoạn 1987-1991.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Tổng công trình sư về tổ chức bộ máy ngành Dân số - Ảnh 1.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tổng công trình sư của nhiều dự án táo bạo, quan trọng trong thời kỳ đổi mới đất nước. Ảnh: TL

Trong gần 60 năm xây dựng và phát triển, theo yêu cầu cải cách hành chính và mục tiêu chiến lược của từng giai đoạn, ngành Dân số đã trải qua 7 lần thay đổi mô hình tổ chức. Trong đó, việc thành lập cơ quan chuyên trách thay cho tổ chức kiêm nhiệm: Bước ngoặt lịch sử của ngành Dân số mang tính đột phá.

- Từ 1961 - 1971: Ban chuyên trách về sinh đẻ có hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Từ 1971 - 1974: Chuyển giao từ Bộ Y tế cho Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em, là cơ quan thuộc Chính phủ.

- Từ 1974 - 1984: Chuyển giao từ Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em (giải thể năm 1974) về Bộ Y tế.

- Từ 1984 - 1989: Ủy ban Quốc gia Dân số và sinh đẻ kế hoạch (không chuyên trách) và đổi tên thành Ủy ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vào năm 1989.

- Từ 1989 - 2002: Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình là cơ quan chuyên trách thuộc Chính phủ.

- Từ 2002 - 2007: Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.

- Từ 2008 đến nay: Tổng cục DS-KHHGĐ thuộc Bộ Y tế.

Nhìn lại chặng đường phát triển, ngay từ khi được trở thành cơ quan chuyên trách từ Trung ương đến địa phương, công tác dân số đã đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt là giai đoạn 1989- 2002 là bước đột phá khi chuyển từ cuộc vận động sinh đẻ có hướng dẫn thành "một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội" (Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, BCH Trung ương Đảng khóa VII về Chính sách DS-KHHGĐ. Các quan điểm cơ bản).

Từ trăn trở của người lãnh đạo tâm huyết đến mô hình tổ chức đúng đắn

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Tổng công trình sư về tổ chức bộ máy ngành Dân số - Ảnh 2.

Sinh thời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người luôn quan tâm và nhiệt huyết với công tác Dân số. Ảnh: T.L

Khi ấy là Trưởng ban cuộc vận động, đồng chí Võ Văn Kiệt đã luôn day dứt: Qua 3 kỳ Đại hội Đảng IV, V,VI đều không đạt được mục tiêu giảm sinh. Phải chăng "Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là một loại công tác tuyên truyền, vận động với nhận thức khá giản đơn rằng chỉ cần nói đạo lý, thuyết phục người ta về lợi ích của chủ trương này, thì người ta sẽ vui lòng nghe theo mình và làm đúng điều mình mong muốn. Chúng ta đã trả giá rất dắt vì sự sai lầm nghiêm trọng rất đáng chê trách này" (lời của cố Thủ tướng PhạmVăn Đồng khi bàn về văn hóa và KHHGĐ).

Khi làm Thủ tướng, đồng chí Võ Văn Kiệt đã tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước, trong đó có Indonesia, đất nước với 260 triệu dân, đa số theo đạo Hồi và có số dân Hồi giáo đông nhất thế giới, có 13.427 hòn đảo, nhưng đã thực hiện thắng lợi chương trình KHHGĐ với mô hình Cơ quan chuyên trách làm dân số các cấp là Uỷ ban Điều phối và lồng ghép (BKKN) công tác dân số, có viên chức dân số tại cơ sở và đội ngũ đông đảo cộng tác viên ở thôn xóm bản làng. Mô hình Uỷ ban này đã được trên 60% các nước đang phát triển học tập và áp dụng.

Ở nước ta, ngày 19/6/1991, lần đầu tiên trong lịch sử, Chính phủ đã ban hành Nghị định 193-HĐBT thành lập Uỷ ban DS-KHHGĐ, trực thuộc Chính phủ. Năm 1991, vì vậy trở thành năm có tổ chức bộ máy chuyên trách đầu tiên trong lịch sử ngành DS-KHHGĐ. Tổ chức bộ máy này được xây dựng trên cơ sở mô hình đảm bảo huy động các lực lượng xã hội tham gia chương trình DS-KHHGĐ nhưng tăng cường mạnh hơn bộ phận chuyên trách từ Trung ương đến cơ sở và hoàn toàn tách khỏi Bộ Y tế để giúp Uỷ ban có tính liên ngành liên chỉ đạo, điều phối các lực lượng tham gia công tác dân số. Uỷ ban là cơ quan độc lập trực thuộc HĐBT với sự tham gia rộng lớn của các Bộ ngành và các đoàn thể quần chúng. Ở cấp tỉnh, thành phố thành lập Uỷ ban DS-KHHGĐ trực thuộc UBND do Phó Chủ tịch Thường trực UBND kiêm Chủ tịch. Một số tỉnh cũng bố trí Phó Chủ tịch chuyên trách và tăng cường cán bộ. Ở cấp huyện, quận thành lập Ban DS-KHHGĐ trực thuộc UBND do Phó Chủ tịch phụ trách. Ở cấp xã, phường, công tác DS-KHHGĐ là trách nhiệm của UBND do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách và sử dụng bộ phận chuyên môn giúp việc, sau này là cán bộ chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên. Tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ ở các Bộ, các tổ chức nhân dân, tổ chức xã hội đều có bộ phận chuyên trách gồm các cán bộ có đủ năng lực tham mưu về công tác này.

Ngày 18/4/1990, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác DS-KHHGĐ, đồng chí Võ Văn Kiệt - Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng đã chỉ đạo: "Tăng cường Uỷ ban DS-KHHGĐ các cấp là một nhiệm vụ có ý nghĩa rất cấp thiết. Cần phải có một Uỷ ban đủ mạnh, làm việc có hiệu quả hơn, cơ cấu tổ chức và lề lối làm việc phù hợp của Uỷ ban từ Trung ương đến cơ sở". Đây là định hướng cho việc ra đời mô hình Uỷ ban chuyên trách DS-KHHGĐ các cấp.

Ngày 21/6/1993, để kiện toàn bộ máy, Chính phủ ban hành Nghị định 42/CP thay thế Nghị định 193/HĐBT quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và lề lối làm việc của Uỷ ban DS-KHHGĐ. Nội dung của Nghị định này đã quán triệt đầy đủ giải pháp về tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ của Nghị quyết TW IV, khóa VII: "Kiện toàn Uỷ ban DS-KHHGĐ các cấp Trung ương đến cơ sở. Cơ quan Thường trực của Ủy ban DS-KHHGĐ các cấp được bố trí đủ cán bộ chuyên trách có năng lực, gắn chặt với ngành, các cấp trong việc quản lý và điều phối việc thực hiện chương trình DS-KHHGĐ. Hệ thống làm công tác DS-KHHGĐ phải được bố trí đến tận thôn, xóm, bản làng, phố phường để đưa công tác truyền thông dân số và kế hoạch hóa gia đình và việc cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến tận người dân" (Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng khóa VII. Các giải pháp đến năm 2000).

Có thể khẳng định rằng, chỉ trong một thời gian rất ngắn, mô hình Ủy ban quản lý và điều phối công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến cơ sở đã được thành lập và nhanh chóng được kiện toàn. Giải pháp tiên quyết trong hệ thống 6 giải pháp của chính sách dân số là hệ thống tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ đã được xây dựng và kiện toàn một cách hiệu quả. Đây chính là bài học kinh nghiệm quan trọng góp phần thực hiện thành công chính sách DS-KHHGĐ mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII đã đề ra.

Công tác cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của công tác DS-KHHGĐ

Khi đã xác định được mô hình tổ chức chuyên trách phù hợp, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ, bởi đó chính là nhân tố quyết định thành bại của công tác DS-KHHGĐ.

Ngay từ tháng 6/1991, khi có quyết định thành lập một Uỷ ban độc lập, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã bổ nhiệm một Phó Chủ tịch Thường trực điều hành (điều động TS Nguyễn Lực, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về giữ chức danh này), sau đó củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy ở Trung ương. Tiếp đó, trên cơ sở Ban Thư ký của Uỷ ban đã có sẵn bao gồm các cán bộ ngành y, đã điều động thêm nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn khác về (truyền thông, đối ngoại, kinh tế, thống kê, tin học, sư phạm…).

Sau hơn 1 năm, Thủ tướng Võ Văn Kiệt lại có quyết định điều động GS Mai Kỷ, người đã có những đóng góp cho sự phát triển của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đóng góp to lớn, hiệu quả cho sự phát triển của ngành Dân số. Trước khi điều động GS Mai Kỷ về làm Bộ trưởng, Thủ tướng đã gọi GS Mai Kỷ đến và tâm sự: "Cậu phải giúp tớ việc này". Nghe Thủ tướng nói, GS Mai Kỷ cười: "Anh thừa biết tôi là dân luyện kim, làm sao đi làm dân số được". Thủ tướng dứt khoát: "Không ai bảo anh đi hướng dẫn dân đặt vòng tránh trai, mà tôi cần một người làm tổ chức về công tác dân số. Và tôi tin là anh làm được".

Từng là Phó cho ông Kiệt khi còn ở Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, GS Mai Kỷ biết tính ông đã quyết thì khó thay đổi nên đành gật đầu, dù mình chẳng hiểu gì về dân số cả". Thế là tại kỳ họp Quốc hội năm 1992, GS Mai Kỷ trở thành Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân số. Cho đến giờ, nhắc đến quá trình phát triển ngành, nhiều thế hệ cán bộ phải thừa nhận rằng từ khi có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Dân số chuyên trách, công tác dân số đã thành công: Chỉ trong vòng 1 thập kỷ, tỉ lệ tăng dân số của nước ta từ 2,5% đã giảm xuống 1,7%, một mục tiêu mà suốt 3 kỳ Đại hội Đảng (IV, V, VI) không thể đạt được. Tôi đã nhiều lần cố luận giải về việc điều động của ông (có phải muốn thực hiện công tác dân số, là một việc từ trước nhiều người vẫn quan niệm thuần túy là y tế, người quản lý, thực hiện cũng là y, mục tiêu lúc đó là tỷ lệ % dân số mang vòng tránh thai), trước hết cần có luận cứ khoa học từ số liệu chính xác để xác định đúng thực trạng vấn đề, rồi mới xác định cách làm (như xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) và cơ chế thực hiện CTMTQG), từ đó mới xây dựng kế hoạch hoạt động…và như vậy vấn đề tổ chức thực hiện sẽ là nhà quản lý đủ tâm, tầm và tài với mô hình tổ chức và đội ngũ cán bộ tác nghiệp? Và ngay từ đầu, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhìn thấy yếu tố thành công nếu có sự lồng ghép phối hợp, cần phải có Ban Chỉ đạo các cấp?

Thật đáng tự hào vì một số đồng chí từng là thành viên Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ Trung ương ngày nay đã trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng… Không ít cán bộ lãnh đạo chuyên trách dân số đã trở thành thành viên Chính phủ, lãnh đạo Đảng và chính quyền cấp tỉnh, thành phố, cấp huyện và cấp xã. Có phải ngay từ đầu, Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã quan niệm đến vai trò quan trọng của công tác thông tin, giáo dục, truyền thông (IEC) đối với việc chuyển đổi hành vi của người dân từ những quan niệm, phong tục tập quán không đúng về sinh đẻ sang sinh đẻ có kế hoạch. Một trong những chuyên gia truyền thông của Trung tâm Nghe nhìn cũng đã do Thủ tướng Võ Văn Kiệt điều động về Uỷ ban là KS Trần Tiến Đức đã giúp Uỷ ban soạn thảo Chiến lược IEC, được ban hành trước chiến lược DS-KHHGĐ ra đời. Sau rất nhiều năm suy ngẫm, tôi lại càng thấm thía và kính phục về những quyết sách vượt tầm thời đại của ông.

Những thành tựu và dấu ấn đáng tự hào

Đánh giá 10 năm (1992-2002) thực hiện Chính sách DS-KHHGĐ theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII cho thấy: Kết quả đạt được cả về mức sinh, quy mô dân số và các chỉ báo khác đều vượt xa so với các mục tiêu đã đề ra.Tổng tỷ suất sinh đã giảm từ 3,74 con năm 1992 xuống 2,8 con năm 2002 (mục tiêu là 2,69 con). Tỷ lệ tăng dân số năm 2002 chỉ còn ở mức 1,3%/năm, quy mô dân số 79,727 triệu (mục tiêu 2002 là 85,245 triệu)…

Các kết quả nêu trên đều vượt xa mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương 4 đề ra. Kết quả giảm sinh nhanh trong 10 năm nói trên đã góp phần làm tăng GDP bình quân đầu người 1% mỗi năm. Theo tính toán của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, đầu tư 1.000 đồng cho chương trình dân số Việt Nam đã đem lại lợi ích kinh tế thuộc 3 lĩnh vực y tế, giáo dục và một số dịch vụ xã hội là 5.300 đồng và đem lại lợi ích kinh tế nói chung là 17.600 đồng; tránh sinh thêm được 11,25 triệu trẻ em. Kết quả đó đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân; góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Dấu ấn thành công của giai đoạn 10 năm trên là giải thưởng Dân số Liên Hợp Quốc được trao tặng cho Việt Nam năm 1999. Ngài Kofi Annan, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc lúc đó đã khẳng định: "Những kết quả mà Việt Nam đạt được trên lĩnh vực dân số không những thúc đẩy các chương trình kinh tế - xã hội của Việt Nam, mà còn góp phần giải quyết những khó khăn mang tính toàn cầu hiện nay là tìm biện pháp giảm tốc độ tăng dân số trên toàn thế giới".

Đánh giá về giai đoạn 10 năm đột phá nói trên với những bài học thành công trong việc thực hiện giải pháp tiên quyết lãnh đạo, tổ chức và quản lý, thiết nghĩ là cơ sở nghiên cứu để tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ và các giải pháp "Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số" (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân số trong tình hình mới) để đạt được mục tiêu Dân số và Phát triển theo Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới.

Nhớ về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khó ai có thể quên được hình dáng nhiệt huyết, quyết đoán, tự tin, gần gũi, luôn lắng nghe, thấu hiểu, với những dâng hiến để đời của ông, cả trong sự nghiệp đấu tranh tranh giải phóng dân tộc và xây dựng - phát triển đất nước với những đột phá về chính sách và sự điều hành, đã gắn tên ông với việc thúc đẩy quá trình đổi mới, xây dựng đường dây 500kV, đường Hồ Chí Minh, hòa giải dân tộc… và đến những "chuyện thường ngày ở huyện" là sinh đẻ có kế hoạch. Mặc dù về nghỉ, ông vẫn luôn quan tâm đến nhiều lĩnh vực, vẫn nhiệt huyết với công tác DS-KHHGĐ, từ việc tìm hiểu phương pháp triệt sản, những vấn đề cần điều chỉnh của Pháp lệnh Dân số đến kiện toàn và ổn định lâu dài tổ chức bộ máy…

Cứ mỗi năm vào dịp tháng 6, chúng tôi luôn nhớ đến ông, những hình ảnh sao mà thân thiết, gần gũi, ấm áp và rất cao sang của một trái tim luôn có những nhịp đập tâm huyết dành cho sự nghiệp dân số.

PGS.TS Trần Văn Chiến - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Top