Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có những cán bộ xuống tuyến dưới rơi nước mắt vì thương đồng nghiệp

GiadinhNet - Ông Cao Hưng Thái – Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh là người có nhiều năm gắn bó, tâm huyết đặc biệt với Đề án 1816. Thế nên, trong cuộc trao đổi với Báo GĐ&XH mới đây, ông đặc biệt nhấn mạnh đến tính nhân văn của Đề án này khi nó đã mang đến những sự thay đổi lớn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.

 


Đề án 1816 đã góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nâng cao sức khỏe nhân dân. Ảnh: Chí Cường

Đề án 1816 đã góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nâng cao sức khỏe nhân dân. Ảnh: Chí Cường

 

Xin ông cho biết, khái quát về những kết quả đạt được của Đề án 1816 trong thời gian qua?

- Từ khi bắt đầu triển khai từ năm 2008 đến nay, có thể nói Đề án 1816 đã thu được những kết quả quan trọng như bệnh viện tuyến trên đã tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao các gói kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới và có nhiều kết quả đáng mừng. Các y sỹ, bác sỹ bệnh viện tuyến trên đã trực tiếp tham gia cùng đồng nghiệp tuyến dưới khám, chữa bệnh cho nhân dân địa phương, qua đó nâng cao tay nghề cho bác sỹ tuyến dưới. Trong quá trình tiếp cận, các bác sỹ tuyến trên đã giúp các bệnh viện việc tổ chức quản lý các khoa, phòng trong bệnh viện…

Một điều rất quan trọng là quy định về chế độ luân phiên cán bộ đã được Luật hóa trong quy định của Chính phủ. Cho đến nay, việc này đã được các địa phương triển khai rất tốt.

Trong quá trình thực hiện, có những bài học nào đã được rút ra từ thực tiễn, thưa ông?

- Trong quá trình thực hiện Đề án, chúng tôi rút ra được rất nhiều bài học. Bài học đầu tiên là vận dụng, áp dụng phù hợp chủ trương của Đảng về việc tăng cường cho y tế cơ sở. Đưa quan điểm của Đảng vào cuộc sống và được nhân dân ủng hộ nhiệt tình.

Bài học tiếp theo đó là công tác chỉ đạo triển khai chủ động và sáng tạo. Bộ Y tế liên tục họp bàn về việc triển khai ra sao cho hiệu quả, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Khi xuất hiện các thách thức thì kịp thời tháo gỡ.

Bài học kế tiếp đó là sự tham gia, ủng hộ  tích cực của các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương. Chính phủ cấp kinh phí nhưng nhiều địa phương cũng đã chủ động rót thêm cho các hoạt động y tế. Điều này góp phần rất quan trọng vào sự thành công của Đề án 1816.

Một bài học quan trọng nữa đó là tinh thần hỗ trợ giữa các đồng nghiệp với nhau. Nói thật là lúc mới triển khai, nhiều cán bộ tuyến trên không muốn đi luân phiên xuống tuyến dưới. Nhưng khi xuống cơ sở, được chứng kiến những khó khăn, vất vả, thiếu thốn của đồng nghiệp thì sự “ngại ngần” không còn nữa, thay vào đó là sự đồng cảm lớn lao. Tôi đã chứng kiến, có nhiều người khi xuống địa phương, nhìn anh chị em đồng nghiệp tuyến dưới, họ đã khóc. Hệ thống bệnh viện tuyến dưới đến bây giờ vẫn còn nhiều khó khăn lắm!

Ông có thể dẫn chứng về sự thay đổi của một bệnh viện địa phương mà ông đã theo dõi khi Đề án chưa được thực hiện và sau khi Đề án được triển khai?

- Vào khoảng năm 2010 - 2011, tôi đến thăm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu. Phải nói rằng khi đó bệnh viện này cực kỳ khó khăn. Cơ sở vật chất thì tuềnh toàng, máy móc thì thiếu thốn, đến con dao mổ cũng cũ kĩ. Bệnh viện lúc đó có khoảng trên 50 y bác sỹ. Bác sỹ ở tuyến dưới luôn vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng đào tạo. Thực lòng, nhìn một bệnh viện tuyến tỉnh như thế, tôi cũng rất buồn và thương anh chị em.

Bây giờ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu đã được xây mới, cơ sở khang trang hơn rất nhiều!  Anh chị em y - bác sỹ đã được tuyến trên hỗ trợ tận tình nên tay nghề đã lên rất nhanh, hoàn toàn có thể đảm đương được các ca phẫu thuật mà trước kia họ không dám làm, mà có muốn làm cũng “bó tay” vì trang thiết bị không có. Họ đã chứng tỏ được năng lực qua việc xử lý, cấp cứu rất kịp thời cho các nạn nhân trong vụ sập cầu Chu Va. Tuy nhiên, như nhiều địa phương miền núi khác, đến giờ họ vẫn thiếu nhân lực.

Trân trọng cảm ơn ông!

 

Đề án và tính nhân văn sâu sắc

Ngày 26/5/2008, Bộ Y tế phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” (sau đây viết tắt là Đề án 1816). Đây là một Đề án có cơ sở khoa học và thực tiễn cao, nên đã được các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Y tế hưởng ứng và thi đua thực hiện. Đề án 1816 của Bộ Y tế còn có ý nghĩa lớn là đón đầu thực hiện 3 nghị quyết quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương khóa X (kỳ họp thứ 7) về đội ngũ trí thức; về công tác thanh niên; và về nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Đề án được thành lập với mục đích: Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ y tế.  Giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương. Chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới.

 

 

 

Đề án 1816 nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước. Hàng năm, Chính phủ cấp kinh phí cho hoạt động của Đề án; Các bộ, ngành và các địa phương có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc triển khai thực hiện Đề án; Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện tỉnh, thành phố đã chủ động, tích cực tham gia hưởng ứng; Cán bộ, viên chức tham gia Đề án 1816 thông suốt về tư tưởng, yên tâm nhận nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ đi luân phiên. Hầu hết, cán bộ đi luân phiên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được các địa phương tặng Bằng khen, Giấy khen. Nhiều đảng viên gương mẫu xung phong tình nguyện đi luân phiên; Đề án nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, trong và ngoài nước.

Ông Cao Hưng Thái – Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh

 

Hoàng Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 1 ngày trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 2 ngày trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 2 ngày trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 3 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Top