Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có nên xét nghiệm toàn bộ để phát hiện bệnh sớm: Hãy nghe lời khuyên của BS trước khi làm

Thứ năm, 07:25 21/02/2019 | Sống khỏe

Tôi hay bị yêu cầu thử máu toàn bộ cho mấy bệnh nhi của tôi để coi có bệnh gì không. Dĩ nhiên tôi từ chối vì chuyện đó là không khả thi và không có lợi ích gì hết.

Mấy thập kỷ qua, khoa học tiến bộ thần tốc, gần như bệnh gì cũng có xét nghiệm thử ra, vậy sao chúng ta không thử hết mọi người xem có bệnh hay không để mà trị sớm?

Đó là vì thực tế chuyện đời đâu đơn giản vậy. Không phải cứ bỏ tiền ra xét nghiệm toàn bộ là phát hiện được bệnh sớm, chữa sớm, bảo đảm mạnh khoẻ. Ngược lại trong một số trường hợp còn là tự hại mình nữa. Tôi sẽ cố gắng giải thích đơn giản vấn đề tầm soát bệnh tật.

Trước hết nên phân biệt xét nghiệm tầm soát và xét nghiệm chẩn đoán.

Xét nghiệm chẩn đoán là khi một người có triệu chứng của một bệnh nào đó và được làm xét nghiệm để xác định bệnh này. Còn xét nghiệm tầm soát là khi một người không hề có triệu chứng gì; họ được làm xét nghiệm để mong phát hiện sớm một bệnh nào đó.

Có nên xét nghiệm toàn bộ để phát hiện bệnh sớm: Hãy nghe lời khuyên của BS trước khi làm - Ảnh 1.

Vậy tại sao không tầm soát tất cả mà chỉ vài bệnh mà thôi?

Một bệnh sẽ được tầm soát khi:

- Bệnh đó PHẢI LÀ một vấn đề sức khoẻ quan trọng trong cộng đồng, có tần suất cao trong cộng đồng. Không ai đi tầm soát một bệnh cực hiếm, đọc tới dưới sẽ hiểu vì sao.

- Bệnh phải có phương pháp trị liệu hiệu quả, không ai tầm soát một bệnh không có thuốc trị. Người bệnh biết rõ bệnh của mình không có thuốc trị thì giống như mang bản án tử hình, làm sao sống an vui trong khoảng đời còn lại?

- Bệnh phải có thời gian ủ bệnh, phục kích lâu dài trong cơ thể người bệnh, nên tầm soát phát hiện sớm mới có ý nghĩa. Chứ có ai mà đi tầm soát viêm ruột thừa (một bệnh cấp tính) bao giờ.

Xét nghiệm tầm soát

Có nên xét nghiệm toàn bộ để phát hiện bệnh sớm: Hãy nghe lời khuyên của BS trước khi làm - Ảnh 2.

- Xét nghiệm phải có khả năng phát hiện bệnh sớm, nhằm can thiệp sớm và cải thiện tiên lượng cũng như chất lượng sống của bệnh nhân. Bởi vậy không ai dùng XQ phổi để tầm soát ung thư phổi vì XQ phổi phát hiện ung thư phổi rất trễ, ung thư phổi mà thấy được trên XQ là chỉ còn vài phần sống sót thôi.

- Xét nghiệm phải có độ dương tính giả thấp, tức là tỷ lệ BÁO ĐỘNG GIẢ phải thấp. Nói cách khác là phải có giá trị tiên đoán dương tính cao (positive predictive value), tức khả năng bạn thực sự đang có bệnh khi kết quả xét nghiệm báo bạn dương tính với bệnh đó.

Điều này vô cùng quan trọng và phụ thuộc vào 2 yếu tố: chất lượng của xét nghiệm và tần suất bệnh trong cộng đồng.

Xin giải thích qua một ví dụ như:

Xét nghiệm ELISA HIV có độ nhạy 99,9% và độ đặc hiệu 99,9% tức là gần như chính xác tuyệt đối, tôi sẽ dùng để tầm soát HIV trong 3 cộng đồng khác nhau

- Cộng đồng dân chúng bình thường có tỷ lệ nhiễm HIV là 1%, giá trị tiên đoán dương tính là 91%, tức là cầm kết quả dương tính thì khả năng bạn thực sự có bệnh là 91%, cũng khá tốt phải không?

- Cộng đồng người nghiện ma tuý có tỷ lệ nhiễm HIV là 10%, giá trị tiên đoán dương tính là 99%, tức là người dương tính có khả năng thực sự có bệnh tới 99%, quá tốt.

- Cộng đồng những người từng cho máu (đã có thử HIV trước đó) với tần suất nhiễm HIV RẤT THẤP là 0,1%, thì giá trị tiên đoán dương tính chỉ có 50%.

Nghĩa là khi bạn cầm phiếu xét nghiệm dương tính thì khả năng bạn có bệnh chỉ có 50%, giống như đánh bạc mà thôi. Cái 50% này sẽ là tai nạn cho bạn vì bạn phải làm cho ra lẽ mới ăn ngon ngủ yên, vì trong 10 người thử dương tính thì chỉ có 5 người là thực sự đang mang bệnh trong người.

Cho nên không ai đi tầm soát một bệnh vô cùng hiếm trong cộng đồng vì không có ý nghĩa gì cả do tỷ lệ dương tính giả sẽ rất cao. Ví dụ như nếu giá trị tiên đoán dương tính chỉ có 20%, 100 người có xét nghiệm dương tính chỉ có 20 người là đang mang bệnh, khiến cho xét nghiệm không còn ý nghĩa tầm soát.

Điều này giải thích tại sao tất cả các xét nghiệm tầm soát luôn kèm theo điều kiện. Ví dụ nội soi đại tràng chỉ làm cho người trên 50 tuổi, vì ở độ tuổi này tần suất ung thư đại trực tràng rất cao. Không ai đi nội soi tầm soát ung thư trên trẻ con vì nó cực hiếm.

- Cuối cùng xét nghiệm tầm soát phải có nguy cơ tai biến thấp. Thử máu thì không có nguy cơ đáng kể, nhưng thông tim thì có nguy cơ rất cao, nên không ai dùng thông tim để tầm soát. Đó là chưa kể tính độc hại của xét nghiệm như tia xạ từ CT Scan, XQ,…

Vẫn sẽ có người nghĩ cứ thử đi xét nghiệm tầm soát cho chắc ăn, thì cứ thử đi, cẩn tắc vô áy náy. Đây cũng là suy nghĩ sai lầm.

Về cá nhân, tưởng tượng xét nghiệm cho kết quả bạn bị ung thư mà khả năng thực sự chỉ có 50%, sau đó là bạn phải trải qua hàng loạt xét nghiệm khác, kể cả loại xâm lấn như sinh thiết, rồi lo lắng, trầm cảm, suy sụp.

Rồi ngày nào trong cơn hoảng loạn, bạn về thú tội với vợ nhà rằng bạn lỡ có vợ bé mấy năm nay ở ngoài với con rơi, xin cho nó về lạy khi bạn ra đi. Vài bữa sau bác sĩ báo cho bạn chỉ là báo động giả và bạn hoàn toàn khoẻ mạnh, thì lúc đó bạn sẽ tức hộc máu mà chết. Còn không chết thì ra đường mà ở.

Về mức độ cộng đồng, bạn tầm soát một loại ung thư hiếm gặp trên 1 triệu người, có 10000 người dương tính (1%), mà chỉ có 1.000 người bệnh thực sự, thì lúc đó xã hội sẽ hoảng loạn như thế nào, lãng phí ra sao bạn thử tưởng tượng mà xem

Hy vọng mọi người đã hiểu tại sao không phải bệnh nào cũng tầm soát được, xét nghiệm nào cũng làm được, tuổi nào cũng thử được. Xét nghiệm vô tội vạ không chỉ lãng phí mà còn nguy hiểm cho chính bạn.

Bài kế tiếp sẽ nói về các xét nghiệm tầm soát tiêu chuẩn cho người lớn hiện nay ở Mỹ, xin đón đọc phần sau sẽ rõ.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 23 phút trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 22 giờ trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

U nang buồng trứng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu u nang buồng trứng có vai trò quan trọng, giúp người bệnh kịp thời điều trị bệnh.

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có thể cản trở nỗ lực giảm cân. Dưới đây là bốn dấu hiệu chính cho thấy bạn không nhận đủ chất xơ…

Top