Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có 4 dấu hiệu này đừng chủ quan hãy đi khám bệnh hen ngay

Chủ nhật, 16:10 01/12/2019 | Sống khỏe

Ở giai đoạn đầu, bệnh hen có 4 triệu chứng chính gồm ho, khò khè, nặng ngực và khó thở.

Hen là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam, có xu hướng ngày càng gia tăng. Tỷ lệ mắc hen tại nước ta ước tính khoảng 4% dân số, tương đương với gần 3,7 triệu bệnh nhân. Tỷ lệ kiểm soát bệnh hen chỉ gần 40%, thấp hơn quy luật một nửa trên toàn thế giới trong việc kiểm soát bệnh tật nói chung.

Mỗi năm nước ta có khoảng 3.000 ca tử vong do hen. Trong khi đó có đến 85% trường hợp có thể phòng tránh được nếu bệnh phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Thực tế nhiều bệnh nhân hen phải vào viện cấp cứu vì các đợt cấp thay vì điều trị duy trì. Các thuốc cắt cơn rẻ tiền, tác dụng nhanh được bệnh nhân ưa chuộng hơn là các thuốc kiểm soát hen. Nhận thức về bệnh còn thấp, tuân thủ điều trị chưa cao.

 Có 4 dấu hiệu này đừng chủ quan hãy đi khám bệnh hen ngay  - Ảnh 1.
Người dân được khám, sàng lọc và phát hiện bệnh hen phế quản ngày 30/11 tại Bệnh viện Bạch Mai.

Chia sẻ bên lề buổi khám, tư vấn, phát thuốc miễn phí bệnh hen phế quản ngày 30/11, TS.BS Phạm Huy Thông, Phó giám đốc Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết hiện chưa điều trị khỏi hẳn bệnh hen, nhưng có thể kiểm soát hen nghĩa là dùng thuốc hằng ngày, liều thấp, tác dụng tại chỗ, ít tác dụng phụ.

“Không điều trị bệnh nhân hen có thể xuất hiện các cơn cấp, quá nặng sẽ tử vong. Nếu không có cơn cấp dẫn đến tử vong thì chức năng phổi dần dần sẽ mất đi, đến một giai đoạn nào đó bệnh nhân sẽ mất chức năng phổi không thể hồi phục”, TS Thông chia sẻ.

Khi bệnh hen được điều trị kiểm soát tốt, bệnh nhân có thể học tập, làm việc, chơi thể thao bình thường, tránh được hầu hết các cơn hen kịch phát, duy trì được chức năng phổi bình thường. Khi bệnh nhân có cơn khó thở, cấp cứu kịp thời có thể cứu được nhưng cũng có những trường hợp nặng có thể tử vong.

Theo TS Thông, trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể mắc hen, tuy nhiên nhóm bệnh này 90% đến giai đoạn vị thành niên sẽ khỏi bệnh hoàn toàn, không phải dùng thuốc nhưng một tỷ lệ khá lớn trong số này khi đến tuổi cao thì bệnh quay trở lại. Cũng có một tỷ lệ nhỏ bị bệnh hen từ nhỏ đến hết cuộc đời vì không được chẩn đoán, điều trị.

 Có 4 dấu hiệu này đừng chủ quan hãy đi khám bệnh hen ngay  - Ảnh 2.
TS.BS Phạm Huy Thông, Phó giám đốc Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai.

Để tránh cơn hen, người bệnh cần tránh các yếu tố nguy cơ gây hen như phấn hoa, lông súc vật nuôi, ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ nóng-lạnh, ảnh hưởng của gắng sức… Đồng thời đi khám để có thuốc điều trị hen, tuân thủ phác đồ điều trị. Bệnh nhân hen cần đi khám ít nhất 4 lần trong năm, đi khám cả khi bệnh nhân cảm thấy không có vấn đề gì về đường thở.

Nguyên nhân gây bệnh hen hiện chưa thực sự hiểu rõ. Nhiều chuyên gia cho rằng tác nhân gây bệnh có sự phối hợp giữa yếu tố môi trường và các yếu tố di truyền.

“Ở đây là di truyền cơ địa dị ứng. Bố mẹ mắc cơ địa dị ứng di truyền lại cho con, nhưng con có cơ địa dị ứng không phải tất cả đều mắc hen, có người bị hen, có người bị bệnh dị ứng khác”, TS Thông cho biết.

Phác đồ điều trị hen năm nay có điểm mới là những bệnh nhân bậc 1 đã cho dùng corticoid, trước chỉ cân nhắc. Nếu thấy có 4 dấu hiệu ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, người bệnh nên nghĩ đến bệnh hen và đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Việc chẩn đoán hen ở trẻ, đặc biệt với trẻ dưới 5 tuổi rất khó. Lý do là việc xác định bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng, kỹ năng thăm khám của bác sĩ. Một xét nghiệm cực kỳ quan trọng là đo chức năng hô hấp thì ở trẻ nhỏ lại không làm được.

Bên cạnh đó, cần phân biệt một số bệnh khác cũng gây khò khè là: viêm tiểu phế quản, hóc dị vật, lao, tim bẩm sinh, bệnh bẩm sinh ở đường hô hấp... Đặc biệt, gần đây phải kể đến hội chứng trào ngược, một bệnh tiêu hóa biểu hiện nôn, trớ nhưng có triệu chứng giống hen, nên rất dễ chẩn đoán nhầm.

Một loạt các bệnh đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm dị ứng cũng phát ra tiếng thở gần giống như tiếng thở khò khè, cũng khó thở về đêm khiến bác sĩ dễ nhầm.

Theo Dân Trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 10 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 16 giờ trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 19 giờ trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Top