Hà Nội
23°C / 22-25°C

Clo dư trong nước máy – "Kẻ sát thủ giấu mặt".

Thứ tư, 10:04 24/12/2014 | Sống khỏe

Clo dư trong nước máy chính là “kẻ sát thủ giấu mặt” mà trong những ngày vừa qua dư luận nhắc đến rất nhiều sau loạt thông tin về kết quả kiểm tra nước sinh hoạt tại Hà Nội.

Khi bạn nghe “Kẻ sát nhân giấu mặt” thì đó chính là những từ ngay lập tức gây hoảng loạn. Bạn sẽ không bao giờ muốn điều gì tương tự như vậy hiện hữu trong gia đình bạn, nhưng điều gì xảy ra nếu như bạn biết rằng có tồn tại nhân tố gây ung thư trong nước máy mà bạn và những người bạn yêu thương sử dụng hàng ngày?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ứng dụng của clo

Ban đầu, clo được sản xuất và sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bởi Quân đội Đức với vai trò là vũ khí hóa học, chất độc gây tổn thương mắt, mũi, cổ họng, phổi và dẫn đến tử vong do bị ngạt. Với các hậu quả chết người như vậy, quân đội các nước đã phải phát triển các loại mặt nạ để giảm tác hại của loại chất độc kinh khủng này.

Ngày nay, clo vẫn là một trong những hóa chất được sản xuất rộng rãi nhờ ứng dụng của nó ở dạng chất lỏng, phần lớn được sử dụng trong công nghiệp và gia đình như chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, sản xuất cao su, làm dung môi hòa tan. Dưới môi trường áp suất cao và làm lạnh, clo được chuyển hóa ở dạng lỏng, sau đó được đưa vào nước làm chất diệt khuẩn. Đây là quá trình khá hiệu quả giúp xử lý đáng kể các vi khuẩn gây bệnh trong nước, làm cho nước trở lên an toàn hơn để uống hay tắm, hay ít nhất cũng khiến chúng ta tin là nước an toàn.

Hậu quả nặng nề từ clo dư trong nước máy

Để hiểu tại sao quá trình xử lý nước dùng clo lại gây ra các hậu quả tổn hại cho sức khỏe, chúng ta phải hiểu được bản chất phản ứng hóa học trong quá trình đó: clo ở dạng lỏng tương tác với các hợp chất hữu cơ, các phụ phẩm diệt khuẩn mới hình thành, và các phụ phẩm này độc hại gấp cả nghìn lần so với clo. Trong số các phụ phẩm đó có chloroform và trihalomethanes là các chất chiếm tỷ lệ khá cao, được xếp vào nhóm các chất gây ung thư nhóm B có khả năng gây dị tật bẩm sinh, từ dị tật liên quan đến tim đến các dị tật liên quan đến hô hấp đối với trẻ sơ sinh, theo như một báo cáo bởi Tạp chí Occupational and Environmental Medicine (Hoa Kỳ). Báo cáo này cũng chỉ ra rằng clo và hơi nước chứa clo có liên quan tới các bệnh như hen suyễn, gây rối loạn chức năng gan, và thậm chí làm đình trệ và suy yếu khả năng miễn dịch.

Ít ai biết, cơ thể chúng ta phải tiếp xúc với những chất độc này hàng ngày. Hơn nữa, khi chúng ta tắm nước nóng, các lỗ chân lông trên cơ thể mở rộng hơn và quá trình hấp thụ clo và các phụ phẩm từ clo diễn ra dễ dàng hơn. Hậu quả là gì? Như báo cáo kết luận bởi Tạp chí sức khỏe cộng đồng Hoa Kỳ, clo trong nước gây tác hại nhất thực chất phần lớn là trong quá trình tắm, khi chúng ta hấp thụ các chất độc qua da và hít vào qua đường hô hấp. Thật đáng ngạc nhiên, hơi nước bạn hít vào trong quá trình tắm có chứa lượng clo tập trung và các chất phụ phẩm độc hại của clo nhiều hơn 20 lần so với lượng các chất độc trên có chứa trong nước uống mà bạn sử dụng qua nước máy trong vòng một tuần. Khi các chất độc hại trên bốc hơi ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nước, tạo ra một lượng chloroform tập trung có trong hơi nước trong quá trình bạn tắm.

Tại sao lại như vậy? Khi bạn uống nước có chứa clo, một vài chất độc được gan, thận và hệ thống tiêu hóa lọc bỏ, còn khi bạn hít các chất độc hại này vào cơ thể, các chất độc ngay lập tức được thẩm thấu vào mạch máu thông qua phổi.

Bởi vậy, gia đình bạn đang sử dụng hệ thống lọc nước uống thì sao lại không quan tâm đến an toàn trong quá trình tắm?

Giải pháp

Khoa học công nghệ và các nghiên cứu đã phát triển những giải pháp bảo vệ chúng ta khỏi những độc tố phát sinh trong quá trình tắm. Hiện nay đã có các loại vòi hoa sen lọc nước trên thị trường có thể lọc bỏ các hóa chất gây hại và bổ sung vitamin cần thiết để chăm sóc da và tóc.

Ở các xã hội phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Úc hay các nước châu Âu, người dân vẫn có thói quen tự bảo vệ mình trước clo dư và các độc tố trong nước máy.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 1 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 2 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 4 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 14 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 15 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 18 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 19 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

Top