Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện về “người đưa cơm”, đưa thuốc cho F0 chưa bao giờ khoác đồ bảo hộ

GiadinhNet – Khi những bác sĩ, điều dưỡng cấp tập bón cho các bệnh nhân COVID-19 khu điều trị bệnh nhân nặng thì ở “vùng vàng” - nơi bệnh nhân thoát hồi sức có thể tự ăn, những cỗ robot “hì hục” đưa cơm đến từng giường bệnh mà chẳng cần khoác bất cứ đồ bảo hộ nào.

 

Chuyện về “người đưa cơm”, đưa thuốc cho F0 chưa bao giờ khoác đồ bảo hộ - Ảnh 1.

 Những "quản gia phục vụ" F0

Những ngày đầu tháng 9, tại khu vực điều trị bệnh nhân nặng và nguy cơ Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 của BV Trung ương Huế (nằm trong khuôn viên Bệnh viện dã chiến số 14, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh), hàng chục bệnh nhân COVID-19 đang được bác sĩ theo dõi sát sao các chỉ số sinh tồn, những chiếc máy đo chỉ số của bệnh nhân đặt ngay đầu giường người bệnh liên tục phát ra âm thanh "tít tít tít…".

Ông Tạ Văn Lợi (62 tuổi, ở quận 3, TP Hồ Chí Minh) đã trải qua 15 ngày điều trị tích cực. Do hồi phục rất tốt nên chỉ chưa đầy 10 ngày điều trị ở khu điều trị bệnh nhân nguy kịch, ông Lợi được chuyển đến vùng thoát hồi sức để tiếp tục theo dõi.

Chuyện về “người đưa cơm”, đưa thuốc cho F0 chưa bao giờ khoác đồ bảo hộ - Ảnh 2.

Ông Tạ Văn Lợi (62 tuổi, ở quận 3, TP Hồ Chí Minh) nhận phần cơm nóng hổi từ robot.

Chuyện về “người đưa cơm”, đưa thuốc cho F0 chưa bao giờ khoác đồ bảo hộ - Ảnh 3.

Những bệnh nhân thoát hồi sức như ông Lợi có thể tự lo "miếng ăn, miếng uống" cho mình mà chẳng cần đến đôi bàn tay của cán bộ y tế.

Đánh dấu ngày thứ 15 vào viện, bữa trưa của ông Lợi là một phần cơm với sườn om khoai tây, canh và một hộp sữa tươi. Những suất cơm nóng hổi mà ông Lợi nhận ngay đầu giường chẳng phải được đưa đến từ đôi bàn tay quen thuộc của cán bộ y tế, mà từ "quản gia phục vụ" robot.

ông Lợi bảo: "Chúng tôi gọi chú robot đó là "quản gia phục vụ", là "người đưa cơm", là "người quản gia" đến gần F0 mà chẳng cần màng đến COVID. Cơm đưa đến lúc nào cũng nóng hổi, còn "người quản gia" này thì đi hết đầu giường này tới đuôi giường nọ, đưa cơm cho từng người bệnh".

"Tôi khỏe nhanh thiệt, giờ đi lại ổn lắm rồi, mỗi tội thỉnh thoảng thở hơi rít tí thôi nhưng tôi không cần đến cán bộ y tế chăm sóc nữa. Mọi thứ tôi tự lo được cho mình hết. Bác sĩ cứ dành sức lực, thời gian để lo cho bệnh nhân nặng, người nhẹ chúng tôi thì miếng cơm, gói thuốc để robot đưa đến là xong", ông Lợi vui vẻ đáp.

Chuyện về “người đưa cơm”, đưa thuốc cho F0 chưa bao giờ khoác đồ bảo hộ - Ảnh 4.

Bà Hồ Thị Ngọc dõi theo robot tiến về phía mình.

Thấy robot đang di chuyển từ đằng ra, bà Hồ Thị Ngọc (SN1968, ở Trịnh Đình Trọng, phường Phú Trung, quận Tân Phú) cũng không màng đến cảnh vật xung quanh mà dõi theo robot tiến về phía mình. Trên robot là 4 suất cơm nóng hổi. Hôm nay, bà Ngọc cũng dùng cơm với sườn hầm khoai tây và một hộp sữa.

Bà Ngọc nhập viện từ ngày 27/8, bà cũng trải qua một khoảng thời gian giành giật với COVID-19 từng hơi thở, đến nay, trải qua hơn 10 ngày điều trị, bà Ngọc đã bình phục hoàn toàn.

Chia sẻ với PV Báo Sức khỏe & Đời sống trong vài giây ngắn ngủi, đôi mắt bà Ngọc long lanh, bà vui sướng nói: "Khỏe quá rồi, vui quá cô ơi…".

Chuyện về “người đưa cơm”, đưa thuốc cho F0 chưa bao giờ khoác đồ bảo hộ - Ảnh 5.

Nhận những suất cơm nóng hổi từ robot, bà Hồ Thị Ngọc chắc chắn một điều mình đã rất khỏe và sắp được trở về bên gia đình.

Robot là "cánh tay nối dài" của cán bộ y tế

Th.S Huỳnh Phúc Minh - Trưởng đơn vị quản lý dịch vụ buồng bệnh Bệnh viện Trung ương Huế chính là người đã chế tạo ra những chiếc robot vận chuyển thức ăn, thuốc men đến các phòng bệnh ở bên trong khu cách ly.

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, ThS Huỳnh Phúc Minh cho biết, trong đợt tăng cường TP Hồ Chí Minh chống dịch này, BV Trung ương Huế đã vận chuyển 3 robot từ Huế vào TP Hồ Chí Minh. Trong những ngày y, bác sĩ làm việc gấp 2 – 3 công suất, thì robot chính là "cánh tay nối dài" của bệnh viện.

Chuyện về “người đưa cơm”, đưa thuốc cho F0 chưa bao giờ khoác đồ bảo hộ - Ảnh 6.

ThSS Huỳnh Phúc Minh cho biết, từ khi robot được đưa vào sử dụng trong khu vực buồng bệnh, đã giảm được rất nhiều về áp lực của y bác sĩ cũng như nguy cơ lây nhiễm.

Theo đó, robot được chế tạo từ từ 2 bộ phận chính, là xe ôtô đồ chơi của trẻ em có lắp chip điều khiển và thùng chứa 4 ngăn nhỏ gọn để chứa thuốc men, đồ ăn, nước uống. Robot được điều khiển từ xa qua bộ điều khiển qua máy tính bảng có màn hình camera kết nối internet. Để "đánh thức" từng người bệnh, khi đến khu vực cần "giao đồ", robot sẽ tự động phát ra âm thanh quen thuộc: "Tâm an phục vụ bạn ở đây, xin vui lòng mở của".

Theo ThS Huỳnh Phúc Minh, khi đi đến các giường bệnh, từ camera kết nối, người điều khiển có thể theo dõi được hành trình di chuyển của robot, thậm chí là theo dõi bệnh nhân, người bị cách ly. Từ khi robot được đưa vào sử dụng trong khu vực buồng bệnh, đã giảm được rất nhiều về áp lực của y bác sĩ cũng như nguy cơ lây nhiễm.

"Trong thời gian tới, khi dịch COVID-19 hạn chế, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và chế tạo thêm những robot có nhiều cải tiến về cả mẫu mã lẫn chức năng nhằm đáp ứng việc phục vụ người bệnh COVID-19", ThS Huỳnh Phúc Minh cho hay.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 20 giờ trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 3 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Top