eMagazine

Từng nghĩ đến cái chết khi bất hạnh ập đến

Chúng tôi bắt đầu câu chuyện với chị Phương bằng những ước mơ trong sáng nhất của đời chị. Dương Đình Thảo Phương được sinh ra tại mảnh đất miền tây Long An với những người dân giàu tình nghĩa nhưng khó khăn về vật chất. Tại mảnh đất ấy, những đứa trẻ cứ hồn nhiên lớn lên với cái đói, cái nghèo tựa như lẽ sống. Thấu hiểu điều đó, Thảo Phương đã mong mỏi sẽ có thể trở thành một cô giáo hoặc một hướng dẫn viên du lịch để có thể giúp đỡ cho quê hương của mình.

Nói về khoảng thời gian đẹp đẽ đó, giọng của người phụ nữ đã ở độ tuổi trung niên bỗng hân hoan khác lạ: "Thời đó, tôi chỉ ao ước có thể trở thành một giáo viên hoặc một hướng dẫn viên du lịch. Vì giáo viên thì có thể giúp đỡ những trẻ em nghèo học tập còn hướng dẫn viên du lịch thì có thể giới thiệu quê hương với bạn bè năm châu".

Chuyện tình cổ tích qua sóng radio và hành trình 16 năm tìm lại hy vọng của người phụ nữ giàu nghị lực - Ảnh 1.

Năm 1999, vừa tròn 17 tuổi, biến cố bất ngờ ập đến - một tai nạn giao thông do thủng lốp trước của xe đã vĩnh viễn cướp đi đôi chân của chị. Điều đó cũng có nghĩa là từ nay Thảo Phương sẽ trở thành một người khuyết tật. Còn điều gì bất hạnh và khắc nghiệt hơn với một con người khi phải gắn mình với xe lăn ở độ tuổi đẹp nhất trong cuộc đời. 

Nhớ về khoảng thời gian đó, giọng chị nghẹn đi: "Khoảnh khắc tỉnh dậy sau tai nạn định mệnh, tôi chỉ biết mình như chết lặng. Nhưng tôi vẫn tin rằng đôi chân của mình sẽ có thể hồi phục. Chừng mấy tháng sau khi thấy tôi đã ổn định, bố mẹ mới nói cho tôi biết về việc mình mãi mãi không thể di chuyển bằng chân được nữa. Khi nghe hung tin tôi rơi trạng thái trầm uất đến cùng cực".

Chị Phương Thảo tự mình làm các việc nhà, thậm chí lắp ráp các đồ gia dụng.

Và cũng chính từ khoảnh khắc đó, suốt những ngày tháng sau, chị luôn sống trong nỗi dằn vặt, mặc cảm cho chính số phận của mình khi "bản thân mình còn tệ hơn một đứa trẻ". Đã hơn một lần, cô gái 17 tuổi năm ấy đã từng nghĩ đến cái chết. Bởi, cuộc sống với chị lúc đó chỉ là sống dựa, sống bám, sống phụ thuộc vào người khác và mọi động lực, ước mơ đã lụi tắt. Chị tâm sự: "Cứ mỗi lần tuyệt vọng nhất, cùng cực nhất là lại nghĩ đến những giọt nước mắt của cha lúc mình thập tử nhất sinh, thế là lại tỉnh táo lại".

Cú sốc lớn và hành trình tìm tương lai với đôi chân tật nguyền

Gác lại giảng đường với những ước mơ tuổi học trò còn dang dở, chị bắt đầu với một cuộc sống mới cùng với những điều mà chắc chắn chị chưa từng mường tượng trước đây. Chị tập đi xe lăn, tập sống với một nửa người bị liệt. May mắn lớn nhất của chị có lẽ là thời điểm bị tai nạn bố mẹ chị còn khỏe để lo liệu được cho chị.

Với những người thường phải ngồi xe lăn như chị việc được ra khỏi nhà đi du lịch vào cuối tuần như một cách để giải tỏa tâm lý, căng thắng trong cuộc sống.

Chị Phương kể: "Bố mẹ tôi như sinh thêm một đứa trẻ vậy. Không đi lại được, từ miếng cơm, giấc ngủ cho đến việc đi đại tiểu tiện đều một tay bố mẹ lo liệu. Nếu bố là người bạn đồng hành để có thể sẻ chia mọi thứ thì mẹ lại là đôi chân, là bước đi cho những ngày tật nguyền của chính tôi. Nhiều lúc nhìn bố mẹ già yếu mà lại phải đèo bòng thêm mình thấy xót xa lắm nhưng cũng chẳng thể làm cách nào khác".

"Thời gian và lòng yêu thương sẽ là liều thuốc tốt nhất để chữa lành mọi vết thương trong trái tim con người", câu nói đó đúng tuyệt đối với chị Phương. Bằng tất cả những yêu thương của gia đình, chị đã vực dậy tinh thần để tiếp tục sống. Bởi quãng đường đời trước mắt của một cô gái 17 tuổi dù gian nan đến đâu đi nữa thì vẫn còn rất dài.

Chuyện tình cổ tích qua sóng radio và hành trình 16 năm tìm lại hy vọng của người phụ nữ giàu nghị lực - Ảnh 4.

Cuộc sống còn nhiều nỗi truân chuyên nhưng nụ cười vẫn luôn túc trực trên môi của chị Phương.

Trong những khoảng bình tâm sau ngày ốm đau cùng với việc đọc thêm nhiều cuốn sách dạy về nghị lực sống, chị như được tiếp thêm động lực. Cô gái Thảo Phương nằng nặc xin bố mẹ cho về quê để có thể dạy học cho trẻ em nghèo. Khát vọng là thế nhưng khổ nỗi mọi sinh hoạt của chị đều phụ thuộc vào bố mẹ. Thế là quyết định của chị bị phản đối ngay với lý do: "Con đau ốm thế này, ở quê chỗ tắm rửa, vệ sinh cũng không có, người chăm sóc cũng không, làm sao sống được?".

Năm 2004, một cú sốc lớn nữa lại ập đến với chị Phương. Cha - người bạn đồng hành của chị gặp bạo bệnh rồi qua đời. Mất đi chỗ dựa lớn về tinh thần, chị gần như suy sụp hoàn toàn. Nhiều tháng sống trong dằn vặt, đau khổ chị hiểu ra rằng: "Chẳng ai có thể sống bên cạnh mình mãi mãi dù là bố mẹ mình đi nữa".

Trong cơn bĩ cực của cuộc đời, chị như bừng dậy, muốn làm lại tất cả mọi thứ. Cũng có lẽ việc nhận được quá nhiều tình yêu thương từ bố mẹ đã khiến chị quên đi mình còn cả một tương lai dài phía trước. Chị thầm nghĩ: "Mình chỉ bị liệt đôi chân thôi, mình còn cái đầu tỉnh táo, cái tay lành lặn thì nhiều việc mình có thể làm được".

Nói là làm, năm 2016, chị lặn lội lên thành phố Hồ Chí Minh nộp đơn vào trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ và bắt đầu một hành trình mới với khát vọng "đánh thức lại mọi hy vọng của cuộc đời".

Những ngày không thể quên trên giảng đường

Chuyện tình cổ tích qua sóng radio và hành trình 16 năm tìm lại hy vọng của người phụ nữ giàu nghị lực - Ảnh 5.

Những ngày tháng không thể quên trên giảng đường của chị Phương.

Khi nghe được quyết định đi học của chị nhiều người không khỏi bất ngờ. Họ còn khuyên chị từ bỏ với cái lý giản dị của người miền Tây: "Đèo bòng đi học làm chi cho khổ mẹ", "người ta có một hai bằng đại học mà còn thất nghiệp huống gì mình đi học cao đẳng", "còn tay, còn chân thì đi làm được chứ cụt chân thì đi đâu, làm gì". Chị bỏ ngoài tai tất cả vì "đã chuẩn bị sẵn sàng với mọi tình huống".

Mẹ chị lên cùng con một tuần rồi cũng phải về quê để lo cơm áo gạo tiền. Từ đó, cô gái Thảo Phương lại tiếp tục làm quen với một ngã rẽ trong đời. Năm 17 tuổi chị rời giảng đường vì biến cố, năm 24 tuổi quay lại trường học cũng vì một cú sốc lớn. Thảo Phương chọn ở ký túc xá mà lại ở tận tầng 4 nên mọi thứ chật vật hơn. Cả cái khu chị ở chẳng ai xa lạ gì với hình ảnh cô gái quay bánh xe lăn lên giảng đường mỗi ngày. Được đi học chị như thoát khỏi cái bóng "đồ bỏ đi" tưởng như vô hình mà lại đè nặng lên mình bao năm qua.

Chị Phương kể, ký ức về cái ngày cách đây tận hơn cả chục năm ấy vẫn vẹn nguyên như thứ gia tài lớn trong đời: "Ngày đấy, từ bác bảo vệ đến những người bạn cùng phòng đều trở thành người thân của tôi. Cứ đến chân cầu thang là bác bảo vệ đã trực sẵn để nhấc bổng. Những bạn nam thì tình nguyện giúp đỡ tôi di chuyển mỗi khi cần".

Chuyện tình cổ tích qua sóng radio và hành trình 16 năm tìm lại hy vọng của người phụ nữ giàu nghị lực - Ảnh 6.

Giây phút đầm ấm bên gia đình và người thân.

Chị chọn học nghề thiết kế đồ họa để sau này ra trường có thể có công việc phù hợp với hoàn cảnh bản thân. May mắn lớn nhất với chị là có những người bạn cùng phòng thấu hiểu và yêu thương. Do bị liệt chi dưới nên cứ ngồi lâu là chị lại bị loét người, hoại tử da. Xa nhà, không có người thân bên cạnh nên cứ mỗi lần phải vào viện điều trị, phẫu thuật là các chị em trong phòng lại phân công nhiệm vụ chăm sóc Thảo Phương. Người thì nấu nướng, người lại túc trực ở viện chăm sóc khiến chị như được tiếp thêm nghị lực. Những người xa lạ bỗng trở thành thân quen từ lúc nào không hay.

Chị Thảo Phương gọi đó là "những ngày không quên", những ngày đó không chỉ có những nghĩa tình mà còn có cả những kỷ niệm khó quên. Chị kể: "Nhiều hôm, đêm trước khi phẫu thuật, cả nhóm bạn cùng phòng lại kéo tôi lên xe lăn cho ra quán ăn vặt hoặc cà phê gần viện để tôi đỡ tủi thân và có thêm động lực".

Chuyện tình cổ tích qua sóng radio và hành trình 16 năm tìm lại hy vọng của người phụ nữ giàu nghị lực - Ảnh 7.

Giàu nghị lực lại tình cảm và hiểu chuyện nên Phương Thảo luôn được thầy cô yêu mến, chỉ bảo tận tình. Bằng tất cả nỗ lực của bản thân chị đã chiến thắng chính mình và tốt nghiệp hạng ưu chuyên ngành Kỹ thuật đồ họa trong niềm vui sướng và hạnh phúc tột độ. Chị coi đó là món quà để dành tặng cho người bố đã khuất nơi chín suối của mình.

Tình yêu định mệnh qua sóng Radio

Trước khi bắt đầu câu chuyện, chúng tôi có ấn tượng đặc biệt về một bức ảnh trên trang cá nhân của chị. Bức ảnh chụp một người đàn ông lành lặn ngồi kề bên một cô gái trên xe lăn mặc áo dài trắng dưới cây phượng hồng. Ít ai biết rằng, đằng sau bức ảnh đó là cả một câu chuyện tình cổ tích mà chị là nhân vật chính.

Chuyện tình cổ tích qua sóng radio và hành trình 16 năm tìm lại hy vọng của người phụ nữ giàu nghị lực - Ảnh 8.

Những ngày ốm đau, để trút bầu tâm sự, chị viết thư chia sẻ về bản thân rồi gửi lên Đài Phát thanh An Giang. Viết và gửi thế thôi nhưng ở đài thính giả thì nhiều mà thời lượng thì ít chị cũng chẳng mong cầu gì. Thế mà điều đặc biệt lại gọi tên chị vào đúng ngày sinh nhật của mình. Tâm sự của chị được phát sóng. Ở tận Bà Rịa Vũng Tàu có một chàng trai mới học cấp 3 theo dõi chăm chú và lặng lẽ ghi lại địa chỉ liên hệ của chị.

Vài tuần sau, lá thư tay được gửi tới tận nơi. Chàng trai gửi thư cho chị tên là Trần Minh Trí, sinh năm 1986 nghĩa là ít hơn chị đến 4 tuổi. Trong thư, chàng trai bày tỏ sự cảm thông và mong muốn làm quen với chị. Như duyên trời đưa đẩy, học xong, Minh Trí lên Sài Gòn lập nghiệp. Hai người vẫn giữ liên hệ qua lại qua những lá thư tay đầu tiên ấy.

Chuyện tình cổ tích qua sóng radio và hành trình 16 năm tìm lại hy vọng của người phụ nữ giàu nghị lực - Ảnh 9.

Sau nhiều hồi đáp, Minh Trí đã hai lần ngỏ lời rồi đều bị từ chối nhưng người đàn ông đó không hề có ý định từ bỏ. Chàng trai quyết tâm cảm hóa trái tim người phụ nữ mình yêu bằng hành trình ròng rã 7 năm. Còn chị Phương thì quả quyết: "Trước đến nay mình chưa từng nghĩ sẽ yêu một người đàn ông ít tuổi hơn. Hơn nữa, bản thân mình bị liệt nên đôi lúc sẽ trở thành gánh nặng cho họ". Dù thời điểm đó không được đồng ý nhưng hai anh chị đã trở thành người bạn đồng hành cùng nhau trong nhiều hoạt động.

Chị Phương đưa anh đến những sự kiện dành cho người khuyết tật rồi chê đủ đường để anh thôi ý định theo đuổi mình nhưng đều bị thất bại. Chia sẻ với chúng tôi, anh Trí trưởng thành hơn chị nghĩ: "Hồi đó, không hiểu sao chỉ qua một lần nghe đài rồi những lá thư, cuộc gọi nhưng mình lại cảm mến cô gái này vô cùng. Cảm cái sự mạnh mẽ, nghị lực và cả cái tính quả quyết của Phương. Thế nên, Phương càng từ chối mình càng quyết liệt để cô ấy có thể chấp nhận".

Chuyện tình cổ tích qua sóng radio và hành trình 16 năm tìm lại hy vọng của người phụ nữ giàu nghị lực - Ảnh 10.

Ngày hai người yêu nhau, cha mẹ hai bên phản đối quyết liệt nhưng họ đã vượt qua được tất cả để đến được với nhau.

Ngày hai người yêu nhau, cha mẹ hai bên phản đối quyết liệt. Bố mẹ anh suy nghĩ rằng anh chỉ thích theo kiểu thương hại, cảm tính nhất thời rồi sau này khi tiến tới hôn nhân lại bất đồng rồi chỉ "làm khổ con gái nhà người ta". Còn bố mẹ chị Phương thì lại lo lắng con gái thêm một lần đau khổ sau khi vừa mới được vực dậy sau biến cố.

Cuối năm 2013, anh Trí lại tiếp tục ngỏ lời với chị lần thứ 3 sau gần 7 năm theo đuổi. Cảm mến trước những gì Trí dành cho mình, Phương chấp nhận để hai người cùng tìm hiểu và đến với nhau. Chị Phương kể: "Ngày đó, mình đồng ý phần nhiều là vì thương Trí. Phần nữa là cái tính chân chất, mộc mạc của anh. Nhìn anh đối xử với những người khuyết tật trong nhóm bằng sự ân cần, yêu thương là mình đã có sự tin tưởng, có cảm giác an toàn. Mà với một người con gái điều đó quan trọng hơn tất cả những vấn đề khác".

Chuyện tình cổ tích qua sóng radio và hành trình 16 năm tìm lại hy vọng của người phụ nữ giàu nghị lực - Ảnh 11.

Khoảnh khắc đáng yêu trong ngày cưới mà anh chị cứ thích nhìn ngắm mãi.

Hạnh phúc và lời hứa trọn đời bên nhau

Cuối năm 2013, chị và anh chính thức cưới nhau với lời hứa sẽ thương nhau trọn đời. Chúng tôi hỏi chị Phương: "Tại sao lại là thương và không phải là yêu?". Chị Phương đáp: "Tình yêu thì chỉ vẹn tròn trong một khoảnh khắc nào đó còn tình thương, đồng cảm và sẻ chia thì có sức mạnh khủng khiếp và nó khiến ta vượt qua tất cả".

Một đám cưới đặc biệt đã được diễn ra khi nhà trai, nhà gái cách nhau đến gần 200km. Họ đã dùng hành động để minh chứng cho điều đó trong suốt 7 năm sống hạnh phúc cùng nhau. Với những kỹ năng học được trên giảng đường, chị Phương tìm kiếm được công việc thiết kế đồ họa và làm việc luôn từ ngày ra trường cho đến bây giờ. Anh Trí chuyển qua nhiều công việc khác nhau giờ cũng ổn định hơn. Vật chất hẳn rất quan trọng nhưng có lẽ thứ quan trọng hơn cả trong căn trọ bé nhỏ của anh chị là những nụ cười và sự sẻ chia.

Chuyện tình cổ tích qua sóng radio và hành trình 16 năm tìm lại hy vọng của người phụ nữ giàu nghị lực - Ảnh 12.

Chị vẫn nhớ những khó khăn thủa ban đầu đó: "Có nhiều lúc một tháng chuyển đến 3, 4 nhà trọ khác nhau. Hai vợ chồng vét trong túi chỉ còn 10.000 đồng. Nhưng may mắn lớn nhất là bọn mình đều thấu hiểu nhau nên gần như không có khó khăn nào là không vượt qua".

Điều đặc biệt mà chúng tôi luôn gặp ở những nhân vật của mình, những người gặp nghịch cảnh và có nghị lực vươn lên là ước vọng "trả ơn cuộc đời". Đó cũng là lý do mà nhiều năm nay anh Trí và chị Phương cùng những người bạn chơi thân rong ruổi khắp nhiều vùng quê trong những ngày cuối tuần để làm việc thiện. Khi thì ít thùng mỳ, dăm cân gạo, lúc lại khoản nho nhỏ lo tiền thuốc men.

Gần đây, hai vợ chồng lại mở thêm công việc bán hàng online với đủ thứ hàng hóa khác nhau khiến cuộc sống trở nên tốt hơn. Từ những sự lo lắng ban đầu, chị Phương đã được mẹ chồng yêu quý và coi như con gái ruột.

Chuyện tình cổ tích qua sóng radio và hành trình 16 năm tìm lại hy vọng của người phụ nữ giàu nghị lực - Ảnh 13.

Ước vọng lớn nhất của anh chị là có thể có một đứa con. Bị tai nạn giao thông nên khả năng sinh lý của chị cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Với anh Trí thì "điều đó là hy vọng của cả hai vợ chồng nhưng không phải là gánh nặng, áp lực. Trước khi cưới tôi cũng đã nghe Phương nói nhưng tôi chấp nhận". Đến đây thì chúng tôi đã cảm được điều chị Phương nói, tình thương mới là thứ quan trọng hơn tất cả.

Chúng tôi dành cho anh chị một cơ hội để nói những lời yêu thương đến người đồng hành của mình mà nửa kia không hề biết. Anh Trí đáp: "Cuộc sống những ngày sau dù có khó khăn đến thế nào đi nữa thì anh vẫn sẽ đi đến cuối cuộc đời cùng em. Em là tất cả những gì anh có". Còn chị Phương thì giản dị: "Cảm ơn anh đã luôn đồng hành, yêu thương em trong suốt thời gian vừa qua".

Với ý chí tự lực tự cường, không chấp nhận cho mình lùi bước trước khó khăn, tự động viên mình phải sống vui vẻ và lạc quan, giúp ích cho người, có ích cho đời, chị Phương không những có công việc ổn định, tự nuôi bản sống bản thân mà còn hướng tới một cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn đang chờ đón anh chị ở phía trước.

Có thể vẫn có người nghĩ chị là một người phụ nữ bất hạnh nhưng chúng tôi thì khác. Chúng tôi  thấy chị đang tỏa sáng trong chính cuộc đời của mình. Thứ ánh sáng phát ra từ nghị lực, niềm tin yêu vào cuộc sống!

Huy Hoàng - Hà An

Ngày mai (24/4), học sinh lớp 12 đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Ngày mai (24/4), học sinh lớp 12 đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Giáo dục - 26 phút trước

GĐXH - Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Giải cứu bé gái bị lừa bán sang nước ngoài

Giải cứu bé gái bị lừa bán sang nước ngoài

Pháp luật - 28 phút trước

GĐXH - Cháu L. quen một người phụ nữ qua Facebook, rồi bị dụ dỗ, lôi kéo và lừa bán sang Myanmar. Sau khi bị sập bẫy, chúng bắt ép cháu lao động vất vả.

Người phụ nữ bật khóc khi nhận lại 400 triệu đồng chuyển nhầm suốt 3 tháng

Người phụ nữ bật khóc khi nhận lại 400 triệu đồng chuyển nhầm suốt 3 tháng

Đời sống - 28 phút trước

SKĐS - Chuyển 400 triệu đồng cho con trai, do sơ suất, một phụ nữ ở TP HCM chuyển nhầm sang tài khoản của một thanh niên quê Nghệ An đang làm việc ở nước ngoài.

4 con giáp này gặp nhiều may mắn, tài lộc rủng rỉnh trước ngày nghỉ lễ 30/4

4 con giáp này gặp nhiều may mắn, tài lộc rủng rỉnh trước ngày nghỉ lễ 30/4

Đời sống - 53 phút trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới cho thấy, 4 con giáp này gặp nhiều may mắn, tài lộc rủng rỉnh trước ngày nghỉ lễ 30/4.

Nhiều cây xanh trên các tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ đổ, gãy nếu xảy ra mưa dông

Nhiều cây xanh trên các tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ đổ, gãy nếu xảy ra mưa dông

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Hoàng loạt cây xanh tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ gãy, đổ nếu gặp mưa dông và gió to gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hà Nội: Phát hiện cô gái tử vong dưới hồ nước Công viên Tuổi trẻ Thủ đô

Hà Nội: Phát hiện cô gái tử vong dưới hồ nước Công viên Tuổi trẻ Thủ đô

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Sáng 23/4, thi thể cô gái trẻ tử vong dưới hồ nước tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng) đã được lực lượng chức năng vớt lên bờ, nguyên nhân đuối nước nghi do nạn nhân nhảy cầu tự tử.

Lai Châu: Bắt nhóm đối tượng lừa bán vàng giả

Lai Châu: Bắt nhóm đối tượng lừa bán vàng giả

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Một nhóm đối tượng sử dụng mạng xã hội để lừa bán vàng giả vừa bị Công an tỉnh Lai Châu bắt giữ.

Đang đi nhậu cùng bạn, người đàn ông bất ngờ nhận được tin nhắn trúng Vietlott gần 70 tỷ đồng

Đang đi nhậu cùng bạn, người đàn ông bất ngờ nhận được tin nhắn trúng Vietlott gần 70 tỷ đồng

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) đã tiến hành trao thưởng giải Jackpot 2 của sản phẩm Power 6/45 có giá trị lớn nhất qua kênh điện thoại Vietlott SMS.

Vụ nhóm nữ sinh lớp 7 đánh bạn học cũ: Trường lập hội đồng kỷ luật

Vụ nhóm nữ sinh lớp 7 đánh bạn học cũ: Trường lập hội đồng kỷ luật

Giáo dục - 4 giờ trước

Để xem xét xử lý liên quan đến nhóm nữ sinh đã nghỉ học bị nhóm bạn lớp 7 cùng trường cũ đánh, nhà trường sẽ thành lập hội đồng kỷ luật xem xét, xử lý học sinh sai phạm.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Giáo dục - 5 giờ trước

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Top