Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện tình cổ tích của đôi vợ chồng "nghèo hai con mắt"

Thứ năm, 10:57 28/06/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Vốn không may mắn có được đôi mắt tinh anh như bao người nên cuộc sống của những người khiếm thị luôn vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, với tình yêu chân thật và nghị lực vươn lên trong cuộc sống, anh Hoàng Văn An (34 tuổi) và chị Trần Thị Liên (32 tuổi) đã nên duyên vợ chồng và xây dựng tổ ấm của mình.

Ở giữa lòng Thủ đô ồn ã và nhộn nhịp, tôi tìm đến một con ngõ nhỏ nằm trên phố Lạc Trung – Hà Nội. Nơi đây là trung tâm hỗ trợ phục hồi chức năng và dạy nghề cho người mù trẻ Hà Nội (PDM). Đây vừa là nơi dạy nghề vừa là nơi ở của hơn 10 người khiếm thính, khiếm thị. Họ đến từ nhiều miền quê khác nhau nhưng cùng chung hoàn cảnh bị khiếm khuyết về cơ thể.


Trung tâm phục hồi chức năng và dạy nghề cho người mù trẻ Hà Nội – PDM nằm trong một con ngõ nhỏ tại số 21B Lạc Trung – Hà Nội

Trung tâm phục hồi chức năng và dạy nghề cho người mù trẻ Hà Nội – PDM nằm trong một con ngõ nhỏ tại số 21B Lạc Trung – Hà Nội

Ngôi nhà cấp 4 chỉ vỏn vẹn 90m2 gồm nhiều căn phòng nhỏ. Tuy không quá rộng rãi nhưng nơi đây vẫn luôn ngập tràn tiếng cười của những con người cùng chung số phận. Tại đây cũng đã nảy sinh một tình yêu cổ tích, không cầu kì cao sang, không phô trương lãng mạn nhưng lại rất đỗi bình yên, hạnh phúc. Đó là câu chuyện tình yêu của anh Hoàng Văn An (34 tuổi) và chị Trần Thị Liên (32 tuổi).

Nơi sinh sống của những người khuyết tật làm việc tại trung tâm PDM
Nơi sinh sống của những người khuyết tật làm việc tại trung tâm PDM

Trong buổi chiều mùa hè nắng nỏ, đợi chị Liên kết thúc giờ bấm huyệt cho khách tôi mới có dịp ngồi trò chuyện cùng chị. Ban đầu, hai anh chị có chút ngại ngần từ chối vì cũng không muốn nói sâu về đời sống riêng của mình. Nhưng sau vài câu mở lời, tôi đã khiến chị Liên cảm thấy thoải mái chia sẻ hơn.

Chị Liên quê ở huyện Tiên Lữ - tỉnh Hưng Yên, từ nhỏ đã mắc chứng đục thủy tinh thể, mọi sinh hoạt trong cuộc sống cũng như giao tiếp của chị gặp nhiều khó khăn. Chị chỉ có thể làm những công việc ở ngoài vườn, ruộng phụ giúp gia đình.

Càng lớn thì bệnh của chị càng trở nên nặng hơn, hai mắt chỉ nhìn được mọi vật ở gần, chị Liên phải dùng kính hỗ trợ thị lực mới có thể quan sát ở phía xa hơn một chút. Mắt kém khiến chị không thể tiếp tục làm nhiều việc được. Thương bố mẹ và các em vẫn còn tuổi ăn học, lại là con lớn trong nhà mà không đỡ đần được gì, điều này làm chị Liên rất buồn suốt một thời gian dài cho đến khi chị biết đến trung tâm PDM.

Chị Liên kể: ”Nhớ lại ngày đó cách đây 7 năm, tôi mới bắt đầu vào làm việc tại trung tâm. Được mọi người ở đây giúp đỡ rất tận tình, được dạy học nghề bấm huyệt và massage nữa. Vừa kiếm được tiền gửi về cho gia đình dưới quê, vừa tìm lại được niềm vui trong cuộc sống. Bởi vì mọi người ở đây ai cũng có những khiếm khuyết của bản thân, chính vì vậy mà lại rất thấu hiểu và cảm thông cho nhau".

Chị Trần Thị Liên (32 tuổi) trò chuyện cùng phóng viên
Chị Trần Thị Liên (32 tuổi) trò chuyện cùng phóng viên

Còn anh An nhà ở huyện Phúc Thọ - Hà Nội. Anh bị tật khúc xạ bẩm sinh do gen di truyền từ bố. Từ nhỏ đã khó khăn do mắt kém khiến anh luôn tự ti về bản thân. Cùng với hạn chế về thể lực, anh An chỉ ở nhà phụ giúp bố mẹ vài việc lặt vặt chứ chẳng xin đi làm ở đâu được. Nhiều người khuyên đi mổ mắt nhưng lúc đó gia đình anh An cũng khó khăn nên không có tiền để chữa trị cho anh.

May sao có người cùng quê giới thiệu anh An tới trung tâm PDM làm việc. Ban đầu anh chỉ làm lao công dọn dẹp, sau này anh được dạy học bấm huyệt, tẩm quất, massge. Dần dần thành thạo tay nghề, anh An bắt đầu kiếm được những khoản tiền đầu tiên.

Anh An chia sẻ: "Tôi đến với trung tâm được hơn 9 năm rồi, thời gian ở đây tôi được trải qua rất nhiều cảm xúc. Và điều khiến tôi vui nhất đó chính là gặp Liên”.


Vợ chồng chị Liên và anh An vui vẻ kể lại chuyện ngày xưa

Vợ chồng chị Liên và anh An vui vẻ kể lại chuyện ngày xưa

Câu nói tuy hài hước nhưng lại rất chân thành của anh An khiến chị Liên vừa ngại lại vừa xúc động. Chị cũng chia sẻ thật lòng về khoảng thời gian gặp gỡ anh, chị đã nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ anh. Chị cứ nghĩ mình không xinh đẹp, không giỏi giang lại còn bị tật ở mắt thì sẽ chẳng có ai để tâm đến mình. Ấy vậy mà ông trời se duyên cho chị gặp anh An - người đàn ông ân cần thương yêu, che chở cho chị, luôn bên cạnh chị những khi gặp khó khăn.

Rồi không biết từ khi nào, chị rung động trước tình cảm của anh. Hai người tìm hiểu nhau khoảng 1 năm, sau khi nhận thấy giữa hai bên đều có nhiều điều tương đồng, biết lắng nghe và thấu hiểu cho nhau, chị Liên và anh An đã quyết định đi tới hôn nhân.

“Họ hàng ở dưới quê nhiều người phản đối chuyện tôi lập gia đình lắm. Có người nói hai đứa đã khuyết tật còn lấy nhau thì làm sao mà hạnh phúc được. Hay sau này có con nhỡ chúng nó cũng theo gen thì sao!” - Chị Liên nghẹn ngào nhớ lại những ký ức đau lòng.

Ngày chính thức nên vợ nên chồng, anh chị cũng quyết định sẽ ở lại ngôi nhà của trung tâm. Hàng ngày, chị Liên đi chợ mua thức ăn về nấu cơm. Tuy mắt có kém nhưng chị vẫn cố gắng chăm lo cho chồng từng bữa ăn. Chị nói đó là bổn phận của người phụ nữ khi làm vợ.

Biết khả năng nhìn của vợ khó hơn mình, anh An luôn giúp đỡ chị một số việc nhà như dọn dẹp, phơi quần áo. Thỉnh thoảng, anh lại ngồi hát cho chị nghe. Dù vợ có nấu cơm chậm và muộn đến như nào thì anh vẫn sẵn sàng đợi mà không bao giờ phàn nàn một tiếng.

Mọi người coi nhau như người thân trong gia đình
Mọi người coi nhau như người thân trong gia đình

Niềm hạnh phúc lớn nhất của hai anh chị chính là cô con gái đã lên 5 tuổi. Vì một số lí do nên anh chị phải gửi cháu về quê nhờ ông bà trông nom, chăm sóc. Cuối tháng nếu có thời gian, anh chị sẽ bắt xe về thăm con. Sang năm là bé bước vào lớp 1. Vì muốn con được đi học như bạn bè cùng trang lứa nên anh chị phải nỗ lực làm việc, dành dụm nhiều hơn để có tiền cho bé ăn học. Bù lại bé rất ngoan và đáng yêu.

Chị Liên kể: "Cứ mỗi lần bố mẹ về quê thăm là em bé mừng lắm, kêu nhớ mẹ suốt thôi. Lúc phải đi lên Hà Nội là lần nào mẹ con cũng ôm nhau khóc. Giờ tôi chỉ mong công việc thuận lợi để đủ tiền lo cho con, không để con thiệt thòi thứ gì. Từ giờ mọi chi tiêu phải tiết kiệm hơn, tôi tính sẽ tìm thêm công việc làm ở nhà để có thêm thu nhập. Đợi cháu lớn hơn rồi đón cháu lên đây để nuôi dạy cho ông bà đỡ cực”.

Con người sinh ra, không ai hoàn hảo tất cả về mọi mặt. Nhưng có lẽ, những người mang trên mình những khiếm khuyết về hình thể mới có thể thấu hiểu và cảm nhận được nhiều nhất những điều kì diệu mà tình yêu mang lại cho họ. Câu chuyện của anh An và chị Liên sẽ là động lực tiếp thêm nguồn cảm hứng trong cuộc sống cho tất cả những người khuyết tật.

Diệu Linh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Pháp luật - 35 phút trước

GĐXH - Mới 19 tuổi, sở hữu nhan sắc xinh đẹp, Trang nổi lên như một “bà trùm” chuyên cung cấp ma tuý cho các “dân chơi”.

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Hôm nay (24/4), hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT sẽ mở để học sinh lớp 12 trên cả nước thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT. Thời gian đăng ký thử là từ 24/4 đến 28/4.

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Thời sự - 1 giờ trước

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Giáo dục - 2 giờ trước

Trang web tuyển sinh của Trường Đại học Kiến trúc TPHCM bị hacker tấn công dẫn đến việc nhiều thí sinh không thể đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển.

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Đây là ngành học 'khát' nhân lực vô cùng lớn, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn và năng động cho lứa ứng viên trẻ tuổi, năng động, nhiệt huyết.

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng đã trộm hàng chục tấm thép lưới loại B40, dùng để chắn gia súc trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam. Hiện cơ quan chức năng đã bắt giữ 3 đối tượng để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Lập nhóm kín trên mạng, những đứa trẻ rủ nhau đi hỗn chiến

Lập nhóm kín trên mạng, những đứa trẻ rủ nhau đi hỗn chiến

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hai nhóm thanh thiếu niên tự lập những nhóm kín trên mạng xã hội với cái tên rất kêu, như: “Những cơn mưa thuỷ tinh” hay “29M1”. Khi có mâu thuẫn, các đối tượng trong nhóm sẽ hô hào mang theo hung khí để giải quyết.

Hà Nội: Hai phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp

Hà Nội: Hai phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Đang trong quá trình tác nghiệp ghi nhận hiện trường vụ hoả hoạn tại địa phận xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, hai phóng viên bị một nhóm đối tượng lăng mạ, tấn công.

Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

Làm ăn thua lỗ mất khả năng trả nợ, My lên kịch bản tung nhiều thông tin sai sự thật để chiếm đoạt của 4 người số tiền gần 20 tỷ đồng.

Xu hướng làm việc kiểu 'lười biếng' ngày càng lên ngôi trong lối sống của thế hệ trẻ

Xu hướng làm việc kiểu 'lười biếng' ngày càng lên ngôi trong lối sống của thế hệ trẻ

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Thế hệ Gen Z đang ngày càng có xu hướng tìm kiếm những công việc ít gò bó hơn, không bị 'toxic' (tiêu cực) bởi môi trường công sở phức tạp mà vẫn kiếm được mức thu nhập để trang trải cuộc sống.

Top