Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện hy sinh ngược đời của một cô giáo tiểu học

Thứ ba, 16:28 14/10/2014 | Gia đình

GiadinhNet - Sau khi khởi đăng loạt bài “Phụ nữ khổ vì chỉ biết… hy sinh” trên số báo 122, ra ngày 10/10, đường dây nóng Báo GĐ&XH nhận được cuộc điện thoại của một phụ nữ là giáo viên tiểu học. Chị chia sẻ về chuyện bế tắc trong việc giải quyết áp lực công việc, gia đình. Vì con, chị đang tính bỏ vị trí công việc hiện tại, vị trí mà chị đã phải phấn đấu mãi mới có được để có thời gian ở nhà lo việc gia đình…

"Cô khùng thì cứ nghỉ việc"

Vì lý do tế nhị nên chúng tôi không nêu tên thật của chị mà tạm gọi là chị Hạnh, giáo viên tiểu học tại huyện ngoại thành TP Hồ Chí Minh. Chồng chị Hạnh, anh Phan Văn Tùng là công chức nhà nước trong ngành cầu đường, phải đi làm xa cách nhà 50km. Anh Tùng và chị Hạnh quê ở Hoài Đức, Hà Nội, cùng vào Sài Gòn học tập, làm việc và lập gia đình. Vợ chồng họ có hai đứa con, cháu Bình đang học lớp 5 và cháu My đang học lớp 2.

Mặc dù cháu Bình và cháu My đang học tiểu học nhưng vì một số lý do nên chị Hạnh không cho hai con về học tại trường mà chị đang dạy. Hai cháu học ở một trường tiểu học gần nhà, không có chế độ ăn bán trú nên buổi trưa chị Hạnh thường phải về đón các con. Từ trường các con đến nơi chị Hạnh làm việc là 10km. Trong khoảng 2 tiếng đồng hồ đáng lẽ ra được ăn uống nghỉ ngơi để lấy lại sức cho công việc buổi chiều thì chị Hạnh phải như con thoi đi đi về về đón con trong quãng đường 20km và lo việc nấu cơm và ăn uống. Chiều tối về lại chợ búa, cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị giáo án và kèm các con học bài… lâu ngày khiến cho chị Hạnh rơi vào tình trạng căng thẳng, stress, rất dễ cáu giận với các con.

Không thể chịu đựng được thêm, chị Hạnh nghĩ đến việc thuê giúp việc hoặc mình bỏ việc chính, làm bán thời gian để đưa đón con. Chị đưa vấn đề này bàn với chồng thì anh Tùng gạt đi. Anh bảo chị “thừa tiền thì thuê giúp việc đi, có mỗi bữa cơm trưa đơn giản thế mà cũng thuê ô sin. Cô cứ làm như mình là công chúa, tiểu thư không bằng”. Nói đến chuyện nghỉ việc thì chồng chị Hạnh bảo “nếu cô bị khùng thì cứ nghỉ việc, tôi không cấm…”.

Theo chị Hạnh kể thì để có được vị trí là giáo viên đứng lớp chính như hiện nay, chị đã phải phấn đấu một thời gian dài mới có được. Đồng nghiệp của chị Hạnh nhiều người ra trường đi dạy 5 – 7 năm rồi nhưng chỉ được dạy hợp đồng hoặc giáo viên bộ môn phụ. Bởi vậy nếu chị Hạnh xin nghỉ vị trí hiện nay thì ngay lập tức sẽ có người thay thế ngay. Sau này chị có muốn lấy lại vị trí của mình cũng rất khó.

Mặc dù thế nhưng chị Hạnh nói với chúng tôi rằng, chị sẵn sàng từ bỏ tất cả vì…con, vì gia đình. Khi chúng tôi hỏi về trách nhiệm tài chính của anh Tùng thì chị Hạnh cho biết, chị không biết lương thưởng của chồng thế nào. Anh Tùng không đưa tiền chi tiêu hàng tháng cho chị Hạnh. Chỉ khi nào chị Hạnh nhắc thì anh mới đưa cho chị không quá 3 triệu đồng. Việc con cái thì dường như anh Tùng phó mặc cho vợ. Những ngày xa nhà không nói làm gì. Ngày cuối tuần về nhà anh chỉ nằm xem ti vi hoặc đi chơi nhà hàng xóm bạn bè, chờ vợ chuẩn bị cơm nước. Tiền bạc với vợ thì anh Tùng có vẻ chi ly nhưng với bạn bè ai cũng khen anh Tùng sống biết điều!?

Nên tạo vị thế trong gia đình

Khi nghe chị Hạnh tâm sự, chúng tôi gợi ý chị nên rõ ràng và cương quyết trong việc trao đổi những trách nhiệm của vợ và chồng trong gia đình.Trong những áp lực công việc gia đình hiện nay chị phải gánh chịu, ngoài lỗi vô tâm của chồng chị thì chị cũng có một phần lỗi. Lỗi của chị là đã âm thầm treo một chiếc “thòng lọng” vào cổ mình khi xem việc chăm sóc con cái và gia đình là của một mình chị. Anh Tùng vì điều kiện công việc xa nhà không thể chăm sóc con được nhưng gia đình là của hai người, con cái cũng là của hai người. Khi anh không “bỏ công” thì đương nhiên anh phải “bỏ của”, tức là trách nhiệm tài chính cho gia đình phải gấp đôi chị. Nhưng chị Hạnh đã không thẳng thắn và dũng cảm nói lên điều đó với chồng. Chị e dè khi đề cập đến vấn đề tiền nong. Chị Hạnh vốn đã  bế tắc lại càng bế tắc hơn. Đó chính là lý do khiến chị chỉ nghĩ quẩn đến việc bỏ việc để có thời gian đón con là như vậy.

Trong câu chuyện của chị Hạnh, chúng tôi nhận ra rất rõ sự bất bình đẳng giới ngay chính trong gia đình chị. Anh Tùng xem việc nhà và chăm sóc con cái là việc hết sức đơn giản, là việc cỏn con nhưng bản thân anh lại chưa bao giờ mó tay vào. Mà theo lôgíc thì, chính vì không làm nên anh mới không hiểu. Và vì không hiểu nên mới trở nên vô tình, ích kỷ đến mức không biết được giá trị về những việc mà chị Hạnh đang “hy sinh” cả sự nghiệp cá nhân của mình cho gia đình.

Giáo sư xã hội học Lê Thị Quý (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển) đã cho biết, phụ nữ muốn bình đẳng thì tự mình phải giải phóng cho mình trước. Cách giải phóng khỏi chiếc gông cùm bất bình đẳng giới đó chính là hãy cố gắng tạo vị thế cho mình. Đó là vị thế xã hội, vị thế trong gia đình, vị thế với chính người chồng của mình. Khi phụ nữ có “vị thế”, sẽ buộc người đàn ông phải nghĩ khác. Phụ nữ càng “thấp cổ bé họng” thì tiếng nói của họ trong gia đình càng ít giá trị.

Với riêng chị Hạnh, tiếng nói của chị vốn đã không được anh Tùng để ý thì khi chị vứt bỏ tất cả sự nghiệp và tiền bạc là đồng nghĩa chị sẽ mất quyền tự chủ. Mất tự chủ về tài chính sẽ mất tự chủ trong cuộc sống. Khi chị bỏ sự nghiệp, cam tâm về làm “ô sin” cho chồng con, sống dựa vào đồng tiền của chồng thì không những chị đánh mất vị thế xã hội mà tiếng nói của chị - vị thế của chị với chồng càng ít giá trị hơn. Một khi tiếng nói của người vợ không có giá trị với chồng thì hạnh phúc gia đình, hạnh phúc của con cái rất khó để được bảo toàn. Do vậy, suy cho cùng, nếu chị Hạnh có sẵn sàng hy sinh thì sự hy sinh đó cũng là vô nghĩa.

Mạc Vi

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giăng bẫy dụ chồng ngoại tình không thành công nhưng vợ vẫn quyết ly dị

Giăng bẫy dụ chồng ngoại tình không thành công nhưng vợ vẫn quyết ly dị

Chuyện vợ chồng - 1 giờ trước

GĐXH - Hầu hết các bà vợ sẽ hạnh phúc khi chồng mình chẳng đoái hoài đến gái trẻ, nhưng chị lại bực bội vì chồng không rơi vào bẫy.

Kiếm tiền ít hơn vợ, chồng quyết định ở nhà làm nội trợ, một tay chăm con cái

Kiếm tiền ít hơn vợ, chồng quyết định ở nhà làm nội trợ, một tay chăm con cái

Chuyện vợ chồng - 1 giờ trước

Quyết định nghỉ làm, người đàn ông ở nhà chăm lo con cái và giải quyết việc nhà, để vợ đi kiếm tiền.

Họp lớp ai cũng háo hức nhưng có 3 kiểu người thường không tham gia

Họp lớp ai cũng háo hức nhưng có 3 kiểu người thường không tham gia

Gia đình - 14 giờ trước

Nhiều người háo hức được gặp các bạn cũ trong buổi họp lớp, nhưng cũng có những người không muốn xuất hiện vì những lý do khác nhau.

5 định luật cha mẹ áp dụng từ sớm sẽ giúp con mạnh mẽ và thành công ở tương lai

5 định luật cha mẹ áp dụng từ sớm sẽ giúp con mạnh mẽ và thành công ở tương lai

Nuôi dạy con - 15 giờ trước

GĐXH - Những định luật này chứa đựng các kinh nghiệm dạy con cái rất đáng để cha mẹ học hỏi.

Người ta dễ ngoại tình vào mùa nào nhất?

Người ta dễ ngoại tình vào mùa nào nhất?

Chuyện vợ chồng - 16 giờ trước

GĐXH - Tỷ lệ lừa dối nửa kia tăng vọt khi chúng ta bước vào mùa này. Đây theo nghiên cứu của một trang web hẹn hò ngoài hôn nhân.

Đại học Harvard: Một kiểu sống của cha mẹ cứ nghĩ là không sao nhưng khó nuôi ra đứa trẻ có triển vọng

Đại học Harvard: Một kiểu sống của cha mẹ cứ nghĩ là không sao nhưng khó nuôi ra đứa trẻ có triển vọng

Nuôi dạy con - 20 giờ trước

GĐXH - Các bậc cha mẹ không biết rằng, môi trường sống của trẻ từ nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành sau này.

Cô gái dành 18 tháng đi du lịch để 'chữa lành' nhưng vẫn không hạnh phúc

Cô gái dành 18 tháng đi du lịch để 'chữa lành' nhưng vẫn không hạnh phúc

Gia đình - 21 giờ trước

MỸ - Cô gái đã từ bỏ công việc áp lực, đi du lịch khắp thế giới để chữa lành. Sau chuyến đi kéo dài 18 tháng và rất nhiều trải nghiệm, cô vẫn cảm thấy không hạnh phúc và quyết tâm phải thay đổi.

Top 4 cung hoàng đạo đáng tin cậy nhất

Top 4 cung hoàng đạo đáng tin cậy nhất

Gia đình - 22 giờ trước

GĐXH - Các cung hoàng đạo này luôn đối xử với người khác bằng một trái tim yêu thương thật lòng, đáng tin cậy.

Nhà của mẹ là bến yêu thương, nơi chữa lành tốt nhất

Nhà của mẹ là bến yêu thương, nơi chữa lành tốt nhất

Gia đình - 1 ngày trước

Gia đình với tôi là thuốc chữa lành tốt nhất. Vì vậy, đường về quê có thể khá vất vả, đôi khi tốn kém, nhưng “du lịch về nhà” mang một ý nghĩa thiêng liêng, sâu thẳm nên tôi luôn để ở dạng ưu tiên số một.

Người cha mở tiệc mừng con gái ly hôn: 'Chúng tôi đón con như cách đã đưa cháu về nhà chồng'

Người cha mở tiệc mừng con gái ly hôn: 'Chúng tôi đón con như cách đã đưa cháu về nhà chồng'

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Ông ủng hộ quyết định của con gái và muốn thay đổi nhận thức xã hội về ly hôn.

Top