Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia nha khoa nói về việc không nên súc miệng sau khi đánh răng?

Thứ năm, 11:00 18/04/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mạng xã hội đang chia sẻ rầm rộ thông tin không được súc lại bằng nước sau khi đánh răng khoảng 2 phút vì sẽ làm trôi Fluoride là thành phần chính trong việc bảo vệ răng. Tuy nhiên, chuyên gia nha khoa cho rằng thừa hay thiếu flour đều gây không tốt cho răng.


Bác sĩ khuyên nên cho trẻ sử dụng kem đánh răng đạt chuẩn. Ảnh: TL

Bác sĩ khuyên nên cho trẻ sử dụng kem đánh răng đạt chuẩn. Ảnh: TL

Thừa hay thiếu fluor đều gây hại cho răng

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết của một bà mẹ chia sẻ, chị được khuyên nên cho bé sử dụng kem đánh răng người lớn để giúp răng chắc khỏe và không được súc miệng lại bằng nước sau khi đánh răng khoảng 2 phút và chỉ nhổ kem dư ra vì sẽ làm trôi Fluoride là thành phần chính trong việc bảo vệ răng.

Ngay sau khi đăng tải, bài viết này đã được nhiều người chia sẻ lại. Đa phần mọi người đều bất ngờ bởi từ trước đến nay thường vẫn có thói quen súc miệng bằng nước sau khi đánh răng. Có người chia sẻ lại để áp dụng cho mình cũng như trẻ nhỏ.

Trước thông tin này, các nha sỹ đều cho rằng không có bất kỳ thông tin nào về y khoa khuyến cáo việc sau khi đánh răng không nên súc miệng bằng nước sạch và nên cho trẻ dùng kem đánh răng người lớn.

BS Nguyễn Huy Hoàng, Trưởng phòng khám Nha Khoa trẻ (chuyên gia chỉnh nha Hoàng TuT) cho rằng, kem đánh răng thường chia thành hai loại của người lớn và trẻ nhỏ. Trong kem có các thành phần cơ bản như chất mài mòn, chất tạo bọt, chất tẩy trắng… và một số thành phần khác tùy vào từng loại kem. Ở mỗi loại, nồng độ fluor trong kem cũng khác nhau. Với người lớn, nồng độ này thường cao hơn nhiều so với ở trẻ em.

Nhiều gia đình thường có thói quen cho trẻ nhỏ dùng chung kem với các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, trẻ nhỏ kem đánh răng cần dùng theo độ tuổi, không nên dùng loại của người lớn cho trẻ nhỏ bởi có thể nuốt phải flour. Ở trong nước, khoáng chất… đã có sẵn chất flour, nếu dùng quá nhiều sẽ gặp vấn đề về men răng, bị mài mòn răng. Ngược lại, việc thiếu fluor cũng không tốt vì sẽ làm chất lượng men răng kém, gây sâu mủn răng, nguy cơ sâu răng.

Còn việc sau khi đánh răng chỉ nên nhổ phần kem đi và lau sạch miệng chứ không cần phải súc lại bằng nước sạch càng không nên. Điều này sẽ khiến trẻ nuốt fluor vào trong cơ thể. Khi cơ thể dung nạp quá nhiều fluor thậm chí còn có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc.

Theo khuyến cáo của bác sỹ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, trẻ dưới 3 tuổi nếu không sâu răng thì không nên dùng kem đánh răng có flour. Nên chọn loại kem có hàm lượng chất mài mòn ít để tránh phá vỡ men răng của trẻ, nguy cơ sâu răng hơn. Tốt nhất mọi người cần chú ý không dùng kem đánh răng của người lớn cho trẻ trong thời gian dài dẫn đến răng trẻ bị thừa, nhiễm fluor.

Được biết, Cơ quan Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã buộc các nhà sản xuất phải thêm dòng chữ sau trên vỏ hộp của tất cả các loại kem đánh răng fluor được bán tại nước này cảnh báo tình trạng nuốt phải kem đánh răng. Theo đó, trẻ em khi nuốt quá nhiều kem đánh răng chứa fluoride có thể bị ngộ độc cấp tính, thậm chí tử vong. Một tuýp kem đánh răng Colgate dành cho trẻ em chứa lượng fluoride (143mg) đủ để giết một đứa trẻ cân nặng dưới 30kg.

Các chuyên gia nha khoa cho rằng, việc các bậc cha mẹ tự ý bổ sung flour chống sâu răng cho trẻ cũng cần thận trọng. Mỗi độ tuổi sẽ có giới hạn dùng Fluor riêng. Trẻ từ 1 -3 tuổi chỉ cần 0,7mg/ngày, trẻ từ 4 – 8 tuổi cần 1mg/ngày, trẻ từ 9 tuổi trở lên và người trưởng thành cần 2 – 4 mg/ngày. Khi nồng độ fluor hàng ngày sử dụng cao hơn mức giới hạn có thể dẫn tới ngộ độc fluor. Triệu chứng quá liều fluor cần theo dõi là trong miệng có vị mặn hoặc mùi xà phòng, nước dãi tiết ra nhiều, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ra mồ hôi nhiều và khát nước.

Những lưu ý để trẻ có hàm răng đẹp

Biện pháp tốt nhất để phòng tránh ngộ độc fluor, theo BS Nguyễn Huy Hoàng là sử dụng kem đánh răng đạt tiêu chuẩn. Người lớn nên dùng kem đánh răng có hàm lượng Fluor từ 1000-1500ppm. Trẻ em chọn kem đánh răng có hàm lượng fluor từ 200-450ppm.

Các nghiên cứu về sức khỏe răng miệng cho thấy có đến 85% trẻ em từ 6 - 8 tuổi bị sâu răng sữa và trung bình mỗi em có đến 6 cái răng đã bị sâu. Để bảo vệ răng cho trẻ ngoài việc chọn kem đánh răng cần chú ý:

Phân bổ bữa ăn hợp lý: Không nên cho trẻ ăn thời gian quá lâu hoặc ăn thêm quá nhiều bữa phụ trong ngày.

Vệ sinh răng cho trẻ sau khi ăn đúng cách. Không đánh răng khi vừa dứt bữa ăn. Lúc này môi trường miệng mang tính axit nhiều, chà mạnh dễ làm tổn thương men, mài mòn răng. Tốt nhất là nên đánh răng sau khi ăn ít nhất 15-20 phút hoặc chỉ cần một ít nước sau mỗi bữa ăn cũng có thể rửa sạch răng cho bé, loại bỏ những thức ăn thừa trong miệng. Hoặc sử dụng gạc lau răng để hạn chế tối đa mảng ố trên răng.

Không bao giờ để bé đi ngủ với một chai sữa hoặc nước quả đang bú dở. Điều này sẽ khiến sữa (thường có chứa nhiều đường) đó sẽ bao phủ răng trẻ trong nhiều giờ.

Chú ý các mảng ố vàng bám trên răng trẻ để khắc phục trước khi chuyển sang răng sâu.

Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách: Dạy trẻ đánh răng kỹ 3 mặt chính gồm vùng ngoài, mặt trong và mặt nhai. Mặt ngoài đánh theo vòng tròn đều, đánh cả răng và lợi, cho trẻ đếm theo nhịp đến 10. Mặt trong đặt bàn chải góc 45 độ, vuốt từ dưới lên trên. Thời gian chải răng kéo dài từ 1 – 3 phút. Chú ý là với trẻ có răng khấp khểnh thì hướng dẫn đặt dốc bàn chải lại, đánh theo chiều dọc để bàn chải chải tất cả các răng.

Cha mẹ nên đưa trẻ đến kiểm tra răng miệng định kỳ ngay từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc, tạo thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/lần nhằm phát hiện sớm các tổn thương răng và điều trị kịp thời.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 9 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 17 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Cùng với việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng khoa học thì tập luyện thể dục thể thao có vai trò hết sức quan trọng trong phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Tiết lập hạ, khởi đầu của mùa hạ năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 5/5 dương lịch và theo dự báo sẽ có nắng nóng bất thường xảy ra trong mùa hè. Vậy, mỗi người cần chú ý gì trong dưỡng sinh để dự phòng bệnh tật?

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

Top