Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia chỉ cách tự điều trị đau thắt lưng không dùng thuốc

Thứ năm, 07:30 21/04/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Đau thắt lưng là một hội chứng bệnh lý rất thường gặp chỉ đứng thứ hai sau bệnh đau đầu trong các bệnh thần kinh. Nhưng hầu hết đau thắt lưng sẽ khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần nếu biết cách tự điều trị và chăm sóc. Mỗi người có thể tự trang bị cho mình kiến thức dự phòng, điều trị đau thắt lưng dưới đây.

Nên tập thường xuyên mỗi ngày một đến hai lần (khoảng 30 phút/lần) sẽ có tác dụng tốt bảo vệ cột sống. Ảnh minh họa
Nên tập thường xuyên mỗi ngày một đến hai lần (khoảng 30 phút/lần) sẽ có tác dụng tốt bảo vệ cột sống. Ảnh minh họa

Tự điều trị đau thắt lưng cấp tính

Bất động vùng cột sống thắt lưng

Nằm nghỉ và bất động tốt vùng thắt lưng là biện pháp đầu tiên và bắt buộc để làm giảm nhanh đau thắt lưng, nếu bất động vùng thắt lưng không tốt thì đau thắt lưng sẽ kéo dài và chậm hồi phục.

Tư thế tốt nhất là nằm trên giường cứng hoặc trải một lớp đệm mỏng, gối đầu lên một gối mỏng, đệm một gối mềm ở khoeo cao 10 – 15cm để đùi và cẳng chân hơi gấp hoặc kê một ghế cao 30cm, gác 2 cẳng chân lên. Bạn cần nằm nghỉ như vậy vài ngày đến khi cử động cột sống không còn gây đau tăng. Trước khi ngồi dậy bạn cần đeo đai thắt lưng, không được ngồi dậy ở tư thế hai chân thẳng, cần co gối để làm chùng dây thần kinh hông to.

Mang đai thắt lưng

Hiện trên thị trường có bán sẵn loại này. Đai thắt lưng có tác dụng nâng đỡ và giúp bất động tương đối cột sống thắt lưng khi người bệnh sinh hoạt hay lao động. Cần mang đai thắt lưng liên tục, chỉ tháo đai khi nằm. Trước khi ngồi dạy mang đai và sau khi nằm xuống giường rồi mới tháo ra. Đai cần phù hợp với thân người, ôm sát thắt lưng, phía trên sát với bờ xương sườn, phía dưới sát với bờ trên xương cánh chậu để giữ cho cột sống thắt lưng được vững.

Điều trị nhiệt

Có tác dụng làm giãn mạch, tăng cường tuần hoàn và nuôi dưỡng tổ chức, tăng quá trình tái tạo tổ chức, chống viêm, làm giảm phù nền, giảm đau và giảm co cứng cơ và thúc đẩy nhanh quá trình hàn gắn tổn thương.

Cần lưu ý trong 2 – 3 ngày đầu không nên chườm nóng hoặc điều trị bằng đèn hồng ngoại. Bạn có thể chườm lạnh bằng cách đập vụn đá rồi cho vào một túi nilon buộc kín chườm lên vùng thắt lưng cách một lớp khăn trong khoảng 8 - 10 phút. Không nên chườm lạnh kéo dài. Một ngày chườm một đến hai lần, nếu thấy đau tăng thì phải ngừng.

Nếu đau ở mức độ vừa phải hoặc chỉ đau nhẹ thì không nên chườm lạnh mà có thể chườm nóng ngay từ ngày đầu. Từ ngày thứ tư trở đi chườm nóng hoặc dùng đèn hồng ngoại chiếu vào vùng thắt lưng ở khoảng cách đủ ấm nóng dễ chịu. Thời gian thực hiện 20 - 30 phút, một ngày điều trị 2 đến 3 lần.

Điều trị bằng dòng điện xung

Loại máy xung điện dùng cho cá nhân hoặc gia đình được bán nhiều ở cửa hàng thiết bị y tế. Nếu có máy điện xung, bạn có thể sử dụng để điều trị ngay từ ngày đầu. Máy thường có kèm hướng dẫn sử dụng chi tiết nên người bệnh có thể tự sử dụng được dễ dàng. Phương pháp này làm giảm đau, giảm co cứng cơ rất tốt, hoàn toàn không độc hại và an toàn.

Khi sử dụng, người bệnh nằm sấp thoải mái, hai tay xuôi theo người, đầu nghiêng về một bên, cơ thể thư giãn hoàn toàn. Hai tấm điện cực dán hai bên cột sống thắt lưng tương ứng với vùng đau nhất. Sau khi cố định điện cực xong, bật công tắc máy, chọn chế độ dòng xung rồi chỉnh núm điều chỉnh cường độ sao cho bạn có cảm giác các thớ cơ rung, co thắt nhẹ, dễ chịu nhất là được. Thời gian điều trị từ 8 – 10 phút, một ngày điều trị 2 lần. Không nên điều trị thời gian trên 10 phút một lần, vì có thể gây kích thích làm đau tăng lên.

Xoa bóp

Khi đang đau cấp tính, trong vòng tuần đầu không nên xoa bóp vùng thắt lưng. Đau đã thuyên giảm nhiều, có thể xoa bóp vùng thắt lưng giúp cho thư giãn cơ và giảm đau. Trừ một số trường hợp không nên thực hiện như: Chấn thương, lao cột sống, viêm đốt sống, vùng thắt lưng đang có xuất huyết hoặc đe dọa xuất huyết, ung thư cột sống.

Khi áp dụng, trong và ngay sau xoa bóp thấy đau tăng thì phải ngừng. Chọn động tác xoa bóp cảm thấy dễ chịu, không gây đau tăng. Mỗi lần xoa bóp khoảng 30 phút, một ngày hai đến ba lần. Trên thị trường cũng có nhiều máy xoa bóp dạng cầm tay, có máy dưới dạng ghế xoa bóp, giường xoa bóp chủ yếu dùng động tác rung và day. Máy chỉ nên sử dụng hỗ trợ thêm cho xoa bóp bằng tay.

Kéo giãn cột sống

Trong hai tuần đầu đau thắt lưng cấp không nên kéo giãn cột sống. Khi đau đã thuyên giảm, thử phương pháp kéo giãn dùng đệm dưới thắt lưng, nếu cảm thấy dễ chịu mới được tiếp tục, đau tăng phải ngừng. Có thể thử áp dụng phương pháp kéo giãn trên ván dốc hoặc kéo giãn bằng bao cát. Trước khi kéo giãn nên điều trị bằng điện xung và nhiệt nóng trước để làm thư giãn cơ.

Tập các bài tập cột sống thắt lưng

Từ tuần thứ ba của đau thắt lưng cấp trở đi, khi đau đã thuyên giảm nhiều, có thể áp dụng các bài tập có tác dụng làm giãn cột sống và làm mạch khối cơ lưng. Các bài tập cột sống thắt lưng vừa có tác dụng điều trị đau thắt lưng vừa dự phòng đau thắt lưng tái phát. Nên tập thường xuyên mỗi ngày một đến hai lần (khoảng 30 phút/lần) sẽ có tác dụng tốt bảo vệ cột sống, làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm, cột sống được vững chắc…

Với đau thắt lưng mạn tính cũng có thể áp dụng rộng rãi mọi phương pháp điều trị không dùng thuốc như trên. Cần chọn phương pháp thích hợp khi áp dụng bạn cảm thấy dễ chịu, giảm đau. Khi áp dụng phương pháp nào đó thấy đau tăng thì cần phải ngừng vì cho thấy phương pháp đó không thích hợp với bạn.

Những lưu ý trong sinh hoạt và lao động

Đau thắt lưng thường khởi phát sau các động tác trong sinh hoạt hoặc lao động sai tư thế. Nhiều trường hợp đau thắt lưng, đau cổ vai xảy ra sau khi ngủ dậy, do tư thế nằm ngủ không thích hợp. Một tư thế nằm ngủ thoải mái, không gây đè ép vào các dây thần kinh, các mạch máu nuôi dưỡng chi, không gây lệch vẹo cột sống, vừa giúp cho giấc ngủ được sâu vừa phòng tránh được đau thắt lưng và đau cổ vai.

Tránh gối đầu quá cao làm cổ gập về phía trước, các cơ, dây chằng và các rễ thần kinh vùng gáy bị kéo căng một thời gian dài sẽ gây phản ứng co cứng cơ và đau cổ gáy. Cũng cần tránh ngủ trên võng vì làm cột sống thắt lưng bị cong gập về phía trước, các cơ, dây chằng và rễ thần kinh vùng thắt lưng bị căng giãn kéo dài, có thể gây đau thắt lưng.

Nếu phải lao động hoặc học tập ở tư thế ngồi hoặc đứng lâu, phải luôn giữ cho cột sống ở tư thế thẳng. Cần thay đổi tư thế mỗi 20 đến 30 phút một lần, tránh ngồi cúi gập về trước hoặc lệch vẹo về một bên, vì ở tư thế này áp lực tác động lên đĩa đệm tăng lên nhiều lần.

Với đau thắt lưng mạn tính, bơi là biện pháp rất tốt làm phục hồi chức năng cột sống. Tốt nhất nên bơi hàng ngày, mỗi ngày 30 phút. Mùa đông nên bơi trong bể nước ấm, cần tránh bị nhiễm lạnh. Những người bị đau thắt lưng mới khỏi, không được làm các việc sau: Chơi bóng đá, nhảy cao, nhảy xa, nhảy từ trên cao xuống; tập tạ, tập xà đơn, xà kép; nâng, mang, vác vật nặng; ngồi dậy ở tư thế hai chân duỗi thẳng.

Với đau thắt lưng mạn tính cũng có thể áp dụng rộng rãi mọi phương pháp điều trị không dùng thuốc như trên. Cần chọn phương pháp thích hợp khi áp dụng bạn cảm thấy dễ chịu, giảm đau. Khi áp dụng phương pháp nào đó thấy đau tăng thì cần phải ngừng vì cho thấy phương pháp đó không thích hợp với bạn.

Đại tá, PGS.TS Hà Hoàng Kiệm (Chủ nhiệm bộ môn Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng – Bệnh viện Quân y 103)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 22 phút trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 13 giờ trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 14 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Top