Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia chỉ cách dạy con tránh bệnh rối loạn phân ly

Chủ nhật, 08:08 24/12/2017 | Y tế

GiadinhNet - Người cứng đơ, run giật chi, cúi gằm mặt, bất động trong thời gian 10-20 phút, hành động, nói những lời như của người khác và thường xuất hiện cơn khi có sự tập trung chú ý của những người xung quanh… 9 học sinh nữ tại Bắc Kạn được xác định là mắc chứng rối loạn phân ly tập thể. Mới đây, tại Đắk Lắk, lại xuất hiện tình trạng này ở 6 nữ sinh.


Khám sức khỏe cho các học sinh tại điểm Trường Nà Bản, xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn. Ảnh: BVCC

Khám sức khỏe cho các học sinh tại điểm Trường Nà Bản, xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn. Ảnh: BVCC

Quá nuông chiều/khắt khe, cha mẹ dễ khiến con “rối loạn phân ly”

Sau vụ việc 9 nữ sinh học giỏi, chỉ số IQ cao tại điểm Trường Nà Bản, xã Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn) có “bất thường” về hành vi và lời nói, mới đây, ngày 11/12, một nữ học sinh tại điểm Trường Ea Uôl thuộc Trường Tiểu học Cư Pui II, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đắk Lắk bỗng đứng dậy la hét, hất tung sách vở và các dụng cụ học tập rồi chửi mắng mọi người, liên tục đòi lên đồi, xuống suối. Đến ngày 18/12, có tất cả 6 em học sinh nữ, từ 10-13 tuổi tại hai điểm Trường Ea Lang và Ea Uôl bị “lây” các triệu chứng như trên. Cả 6 em đều là người dân tộc Mông, trú tại thôn Ea Uôl, xã Cư Pui, mỗi lần phát bệnh của các em thường kéo dài từ 15 phút đến một giờ. Sau đó, các em trở lại bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra. Khi thấy học sinh có những biểu hiện kỳ lạ trên, giáo viên đã báo cho phụ huynh và cán bộ y tế địa phương.

Trong ngày 18/12, các bác sĩ tại huyện Krông Bông đến thăm khám và chẩn đoán 6 nữ học sinh trên có triệu chứng của bệnh “rối loạn phân ly tập thể”. Ngày 21/12, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, Sở đã thành lập đoàn công tác điều tra, xác minh các biểu hiện bệnh lạ của 6 học sinh tại Trường Tiểu học Cư Pui II, xã Cư Pui, huyện Krông Bông.

ThS.BS Nguyễn Mai Hương, Phó Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, rối loạn phân ly là một nhóm các bệnh lý tâm thần thường gặp với tỷ lệ 0,3-0,5% dân số, gặp ở nữ nhiều hơn nam. Một trong những điều kiện thuận lợi khiến trẻ mắc chứng bệnh trên chính là do trẻ sống trong môi trường giáo dục không thích hợp, cha mẹ quá nuông chiều hoặc quá khắt khe với con...

Các yếu tố thuận lợi phát sinh rối loạn phân ly gồm nhân cách, môi trường và cơ thể. Với những trẻ nhân cách yếu, thiếu kiềm chế, thiếu tự chủ, tính dễ xúc động, thích được chú ý, nhân cách “nghệ sỹ”; ở trong môi trường giáo dục không thích hợp (như gia đình quá bao bọc hoặc quá khắt khe, môi trường không bền vững, thay đổi liên tục); bị suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, trong giai đoạn dậy thì... dễ mắc chứng bệnh này hơn người khác.

Bệnh thường xuất hiện sau những sang chấn tâm lý, các vấn đề khó khăn trong học tập, công việc, mối quan hệ mà người bệnh không thể giải quyết được. Những sang chấn này thường gây những cảm xúc mạnh như lo sợ cao độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề...

Khi một người trong nhóm có biểu hiện của rối loạn phân ly, những người còn lại có xu hướng “bị lan truyền”. Sự lan truyền triệu chứng xảy ra trong nhóm người có mối quan hệ nào đó về môi trường hoặc sang chấn, tạo ra hàng loạt ca bệnh. Do có nhiều người cùng xuất hiện những biểu hiện bất thường nên bệnh lý này thường gây ra những lo lắng, hoang mang, thậm chí hiểu nhầm trong dư luận và xã hội.

Tránh thái độ coi đây là bệnh giả vờ hoặc trầm trọng hóa bệnh

Theo ThS.BS Nguyễn Mai Hương, khi trẻ gặp những sang chấn, những vấn đề không giải quyết được gây căng thẳng, khi có áp lực học tập, mối quan hệ bạn bè không tốt... rối loạn phân ly xuất hiện như một cơ chế tự phòng vệ để bảo vệ cho những cá nhân, nhằm giảm bớt những cảm xúc tiêu cực như lo âu, bất lực, đồng thời tạo ra những lợi ích thứ phát như được quan tâm, được chăm sóc. Vì thế, rối loạn phân ly chủ yếu được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, kết hợp với nâng cao thể trạng và bồi dưỡng nhân cách, thiết lập môi trường phù hợp.

Quan trọng nhất, người lớn cần tránh thái độ coi đây là bệnh giả vờ hoặc ngược lại thái độ trầm trọng hóa, quan trọng hóa vấn đề. Nếu theo dõi quá chặt chẽ, quá quan tâm, lo lắng thì các triệu chứng bệnh có thể nặng lên. Gia đình cần tham gia tích cực trong quá trình trị liệu.

Cũng theo ThS.BS Nguyễn Mai Hương, cha mẹ đồng thời cần hướng dẫn trẻ những bài tập thư giãn, các kỹ năng xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề để nâng đỡ nhân cách người bệnh.

“Khi có hiện tượng rối loạn phân ly tập thể cần nhanh chóng tách riêng các em bị bệnh, tránh sự lan truyền; Trấn an các trẻ khác trong tập thể; Cải thiện môi trường học tập, giảm áp lực; Tổ chức các hoạt động vui chơi, tạo không khí sôi nổi, tích cực; Có các hoạt động tham vấn tâm lý học đường. Phát hiện sớm những cá nhân có sang chấn tâm lý nhằm hỗ trợ, trị liệu kịp thời", ThS.BS Nguyễn Mai Hương khuyến cáo.

Để phòng bệnh, ngay từ nhỏ hãy rèn luyện, dạy dỗ để trẻ trở thành đứa trẻ biết thương yêu, chia sẻ, đương đầu với khó khăn. Đặc biệt cần tạo môi trường để trẻ tham gia các hoạt động tập thể lành mạnh (như: Văn nghệ, dã ngoại, thể dục...), tăng tính đoàn kết, thân ái, dạy trẻ biết khắc phục khó khăn tránh các stress tâm lí trong sinh hoạt, học tập và công tác. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý, giảm sức ép từ việc học tập. Trong một tập thể cần bố trí tỷ lệ nam, nữ hài hòa.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cứu sống bé sinh non có nội tạng nằm ngoài ổ bụng

Cứu sống bé sinh non có nội tạng nằm ngoài ổ bụng

Y tế - 20 giờ trước

Ngay từ khi sinh ra đã không có cân cơ, da thành bụng, nội tạng nằm hết bên ngoài khiến mọi người nghi ngờ sự sống của bé sơ sinh con chị T.N.Q.N (trú tại Hương Khê, Hà Tĩnh) khó có thể níu giữ.

Bố nữ bác sĩ bị kính đổ vào người ở The Coffee House: 'Tinh thần con rất tốt'

Bố nữ bác sĩ bị kính đổ vào người ở The Coffee House: 'Tinh thần con rất tốt'

Y tế - 1 ngày trước

“Chúng tôi chỉ tính ở những bước ngắn hạn, chưa thể nghĩ về tương lai xa. Tinh thần con rất tốt, tôi chỉ hy vọng duy trì được lâu dài. Tuy còn đau nhiều, con gái vẫn cố gắng trò chuyện với bố mẹ”, bố bác sĩ Hoàng Minh Lý chia sẻ.

Thanh niên 21 tuổi ở Bình Thuận phải lọc thận cấp cứu sau khi chạy marathon

Thanh niên 21 tuổi ở Bình Thuận phải lọc thận cấp cứu sau khi chạy marathon

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân bị hội chứng ly giải cơ vân (tiêu cơ vân) sau khi vận động mạnh, làm rối loạn điện giải, toan chuyển hóa gây suy thận cấp.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não tử vong

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não tử vong

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ về Bệnh viện Nhi Trung ương, nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não đã tử vong.

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Y tế - 2 ngày trước

Tối ngày 20/5, TS.BS Phan Hữu Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện nhi Trung ương xác nhận trường hợp nam sinh bị đánh chân thương sọ não đã được chuyển lên bệnh viện này để điều trị.

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Y tế - 2 ngày trước

Người phụ nữ mắc bệnh tim, sống hoàn toàn lệ thuộc vào máy, khả năng tử vong cao nếu không được ghép tim.

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 4 ngày trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Với sự nỗ lực nghiên cứu, sản xuất "Made in Việt Nam", người Việt Nam không còn phải chứng kiến những em bé chân đi tập tễnh do hậu quả của bại liệt; các bệnh dịch như sởi, rubella đã giảm hàng trăm lần, giảm được gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và toàn xã hội…

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 5 ngày trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Top