Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia bệnh phổi khuyên bạn tự rèn một kỹ năng không thể thiếu trong dịch COVID-19

Thứ tư, 11:31 26/01/2022 | Sống khỏe

Để sống chung linh hoạt, an toàn với virus SARS-CoV-2, bạn phải tự rèn luyện nhiều kỹ năng. Trong bài viết sau đây, TS.BS. Lê Thanh Hải- Giám đốc Bệnh viện Phổi Thừa Thiên- Huế sẽ phân tích và hướng dẫn cho bạn đọc một kỹ năng rất bất ngờ vì… đơn giản.

Thích ứng với đại dịch COVID-19, sống chung linh hoạt, an toàn với virus SARS-CoV-2, là điều mà bạn được khuyên. Để làm được điều này, có nhiều kỹ năng bạn phải tự rèn và tự thực hiện. Trong đó, tự rèn nín thở trong một tình huống cụ thể, đóng vai trò vô cùng quan trọng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus từ môi trường xung quanh trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày.

1. Vì sao cần tự nín thở khi gặp một tình huống cần thiết để phòng COVID-19?

- Ai cũng biết lây nhiễm virus hô hấp nói chung, virus SARS-CoV-2 nói riêng chủ yếu qua con đường hô hấp thông qua việc bạn hít thở hàng ngày. Có 2 yếu tố dự phần quan trọng và then chốt quyết định nguy cơ lây nhiễm virus của bạn:

  • Khoảng cách, môi trường làm việc sinh hoạt;
  • Thời gian tiếp xúc với những người xung quanh.

Khoảng cách, cách tiếp xúc và môi trường làm việc sinh hoạt đóng vai trò quyết định nguy cơ lây nhiễm virus

Liên quan các yếu tố khoảng cách trong lây nhiễm, cách tiếp xúc và môi trường tiếp xúc, vừa qua Bộ Y tế đã có điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19. Trong đó, người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp:

- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2m hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).

Thời gian tiếp xúc đóng vai trò quyết định nguy cơ lây nhiễm virus

- Về vấn đề thời gian, trong văn bản nói trên của Bộ Y tế cũng có nêu trường hợp: Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

 - Ảnh 1.

Nguy cơ phơi nhiễm COVID-19 lớn nhất là khi bạn ở gần ai đó

Trên thế giới, một nghiên cứu tin cậy gần đây cũng đã được công bố: Giáo sư Jonathan Reid, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khí dung của Đại học Bristol, Anh Quốc cho biết, virus gây COVID-19 mất khoảng 50% khả năng lây nhiễm trong khoảng 10 giây sau khi bay vào không khí trong môi trường văn phòng điển hình.

Giáo sư Jonathan Reid nhận định: "Mọi người thường nghĩ rằng virus lây lan trong những không gian thông gió kém, hoặc lây qua không khí khi đứng cách nhau hàng mét trong một căn phòng. Tôi không nói điều đó không xảy ra, nhưng tôi vẫn nghĩ, nguy cơ phơi nhiễm lớn nhất là khi bạn ở gần ai đó. Khi bạn di chuyển ra xa hơn, không chỉ khí dung bị loãng đi mà còn có ít virus lây nhiễm hơn vì virus đã mất khả năng lây nhiễm do trải qua thời gian".

Nghiên cứu xác định rằng các hạt virus nhanh chóng mất độ ẩm và khô đi sau khi chúng được tống ra khỏi đường hô hấp. Độ pH của các hạt virus cũng tăng lên nhanh chóng khi CO2 trong môi trường của chúng giảm xuống.

Độ ẩm tương đối của không khí xung quanh ảnh hưởng đến tốc độ khô của các hạt virus. Khi độ ẩm dưới 50%, chẳng hạn như không khí tương đối khô trong văn phòng, virus giảm khả năng lây nhiễm một nửa trong vòng 10 giây. Nhưng ở độ ẩm 90%, 52% các hạt vẫn lây nhiễm sau 5 phút và giảm xuống còn khoảng 10% sau 20 phút.

Các phát hiện của các nhà nghiên cứu Đại học Bristol nêu bật tác động của việc lây nhiễm COVID-19 trong phạm vi hẹp, đồng thời nhấn mạnh rằng giãn cách và đeo khẩu trang là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm.

Bạn tự rèn nín thở có thể giải quyết được một phần quan trọng của bài toán khoảng cách và thời gian tiếp xúc trong phòng lây nhiễm virus"
- TS.BS. Lê Thanh Hải

Như vậy yếu tố khoảng cách và thời gian tiếp xúc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quyết định nguy cơ phơi nhiễm virus của bạn. Nếu trong một tình huống bất ngờ tiếp xúc với người lạ, hoặc để tránh hít phải không khí môi trường xung quanh trong một khoảng thời gian ngắn, cách nhanh và hiệu quả nhất là bạn tự nín thở trong một thời gian ngắn.

Để nín thở lâu thì khó thật, nhưng nín thở trong 10-15 giây trở lại hầu như ai cũng làm được. Bạn phải tập rèn nín thở như là một phản xạ có điều kiện. Có một số tình huống hàng ngày, ngoài việc bạn phải tuân thủ 5K, việc tự nín thở giúp bạn ngăn ngừa nhiễm virus một cách hiệu quả.

2. Cách thực hành nín thở trong một số tình huống thực tế để phòng COVID-19

 - Ảnh 3.

Tình huống có ai đó đi lại gần bạn trong môi trường công cộng, ngoài đường phố là rất thường gặp

-Khi ở trong môi trường công cộng, tự nín thở khi gặp tình huống bất ngờ:

Ví dụ, khi bạn đi ra đường, hay trong siêu thị, nhà hàng, công sở…không thể tránh khỏi người khác đi ngược và gần lại bạn, hay xuất hiện bất ngờ gần bạn. Rõ ràng, với các tình huống vừa nêu, bạn không thể giữ kịp khoảng cách theo khuyến cáo, vậy cách tốt nhất là bạn nín thở và di chuyển nhanh ra xa và giữ khoảng cách an toàn, tối thiểu 2 mét theo khuyến cáo.

-Khi bạn muốn đi băng qua một đám đông, chủ động tự nín thở và bước nhanh qua tỏ rõ hiệu quả dự phòng lây nhiễm:

Bạn đi băng qua một đám đông, hoặc dự báo có thể là một môi trường không lành mạnh, bạn có thể chủ động nín thở trong 10-15 giây, bước nhanh sang và khi đảm bảo khoảng cách trên 2 mét, bắt đầu thở lại bình thường, tất nhiên bạn luôn nhớ mang khẩu trang.

-Khi bạn muốn đi vào một căn phòng lấy tài liệu hay đồ vật đang có người bên trong:

Bạn muốn lấy một tài liệu hay vật dụng trong một căn phòng không mấy thoáng khí, và đang có người làm việc bên trong, bạn đang lưỡng lự không biết cách nào cho an toàn. Đã có cách an toàn cho bạn: Trước hết bạn phải xác định tài liệu đồ vật cần lấy đang ở đâu. Tiếp theo bạn mang khẩu trang, rửa tay với dung dịch vô khuẩn, chủ động nín thở trong 10-15 giây, bước nhanh vào lấy và rồi bước ra ngay khỏi phòng, bạn bắt đầu thở lại bình thường.

Thật ra không khó lắm, sau một thời gian tự rèn, nín thở khi có một người lạ xuất hiện gần, nín thở khi cần giải quyết một tình huống xâm nhập vào chỗ có người, hay xâm nhập vào một môi trường cần dự phòng, và chỉ nín thở trong 10-15 giây là không khó và dần hình thành một phản xạ có điều kiện cho riêng bạn hết sức tự nhiên. Bây giờ, ngoài 5K như bạn đang làm, tự nín thở trong một khoảng thời gian ngắn tỏ ra là một kỹ năng dễ thực hiện và tránh được nguy cơ lây nhiễm virus khi cần thiết sống chung, linh hoạt với dịch.

TS.BS. Lê Thanh Hải /Giám đốc Bệnh viện Phổi Thừa Thiên- Huế
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 44 phút trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 4 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Trước khi bị đột quỵ, nghệ sĩ Phước Sang có tiền sử bị cao huyết áp. Di chứng của đột quỵ cách đây 11 năm khiến thể trạng của anh chỉ tầm 70-80% so với người bình thường.

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 27/3/2024, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam.

Chế độ ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Chế độ ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Sống khỏe - 8 giờ trước

Hàm lượng chất béo trong gan quá cao có thể là dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ. Thay đổi chế độ ăn uống là phương pháp điều trị đầu tiên cho tình trạng này.

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe của bạn

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe của bạn

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 19 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 20 giờ trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Top