Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện của những nhà giáo đang gieo chữ, trồng người giữa đại ngàn Trường Sơn

Thứ năm, 09:57 19/11/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Bỏ mặc những lời khuyên của người thân, sự hiểm nguy luôn rình rập và bao khó khăn bủa vây, những giáo viên “cắm bản” vẫn ngày đêm miệt mài gieo chữ giữa đại ngàn Trường Sơn.

"Gieo con chữ" giữa đại ngàn Trường Sơn

Giữa màu xanh của những miền sơn cước tỉnh Quảng Bình vẫn ngân vang tiếng ê a của những em nhỏ, có bóng hình người giáo chức đang cần mẫn gieo những con chữ với ước mơ xây dựng tương lai tươi đẹp hơn cho những mầm non nơi đại ngàn.

Chuyện của những nhà giáo đang gieo chữ, trồng người giữa đại ngàn Trường Sơn - Ảnh 1.

Cô Cao Thị Hoằng tới nhà trò chuyện cùng phụ huynh và học trò

Để tới được Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS số 2 Trọng Hóa nằm trên địa bàn xã biên giới nghèo Trọng Hóa thuộc huyện Minh Hóa chúng tôi phải vất vả gần cả buổi sáng, vượt hàng chục km đường rừng hiểm trở.

Chia sẻ với chúng tôi, thầy Trần Trọng Lam, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, với những người dân xã Trọng Hóa, cái đói, cái nghèo luôn là nỗi lo thường trực, vậy nên việc học tập của con cái chưa được quan tâm đúng mức. 

"Trọng Hóa có 8 điểm trường với 527 em học sinh, đa số các em là người dân tộc thiểu số nên việc dạy học cho các em gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng các thầy cô luôn nỗ lực hết mình để các em có được kiến thức, sau này có cuộc sống tốt hơn", thầy Lam cho biết.

Vào thăm Bản Si, trò chuyện cùng cô Cao Thị Hoằng, giáo viên cắm bản, chúng tôi trân quý hơn những hy sinh và đóng góp của những người gieo chữ giữa đại ngàn. Cô giáo Hoằng cho biết mình đã có gần 10 năm cắm bản ở các điểm trường vùng biên giới xã Trọng Hóa. Kể về những ngày đầu mới lên cắm bản, bao khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện ăn ở, đi lại cùng sự bất đồng ngôn ngữ bủa vây như muốn xua đuổi người người giáo viên trẻ khỏi núi rừng. Thế nhưng tình yêu thương đối với những đứa trẻ người Khùa, người Mày nơi đây đã là động lực để cô cùng đồng nghiệp vượt khó bám trụ.

"Ở giữa rừng, học sinh chủ yếu là người đồng bào nên việc dạy và học khó khăn rất nhiều so với vùng xuôi. Phương pháp dạy cũng cần có những thay đổi phù hợp với các em. Thương các em nên tôi mong sao kiến thức giúp tương lai của các em tốt đẹp hơn", cô Hoằng cho biết.

Chuyện của những nhà giáo đang gieo chữ, trồng người giữa đại ngàn Trường Sơn - Ảnh 2.

Cô giáo cắm bản Đỗ Thị Hồng Lê kể về những kỷ niệm với học sinh.

Tại bản Nước Đắng, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, cô Đỗ Thị Hồng Lê cũng hằng ngày "gieo con chữ" cho những em nhỏ người Bru – Vân kiều. Cô phải xa con, xa chồng, xa người thân, bạn bè, cuộc sống khó khăn thiếu thốn để hoàn thành ước mơ và nhiệm vụ trồng người giữa rừng.

"Lên đây, cuộc sống khó khăn, muốn vào bản phải đi thuyền cả tiếng từ trung tâm xã. Nhiều lúc, tôi khóc thầm vì nhớ con, nhớ nhà. Cũng may các em cũng có cố gắng học tập, dân bản thương yêu nên có thêm động lực để dạy dỗ các em", cô Hồng Lê cho biết.

Với những thầy cô đang cắm bản, họ phải trải qua những ngày tháng đầy gian khó. Họ phải đánh đổi biết bao mồ hôi, nước mắt, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng để gieo chữ, gieo tương lai cho những mầm non giữa đại ngàn.

Người thầy dầm mình trong cơn lũ giúp đỡ người dân

Không chỉ dạy cái chữ cho học sinh, một số nhà giáo còn dùng hành động thực tiễn của bản thân để dạy học sinh cách "làm người có ích". Thầy Võ Văn Chính (SN 1990), giáo viên Trường Tiểu học Quảng Phương A, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), người đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để cùng nhóm bạn ứng cứu kịp thời, cấp phát lương thực cho nhiều người dân trong cơn lũ dữ sau giờ tan trường.

Chuyện của những nhà giáo đang gieo chữ, trồng người giữa đại ngàn Trường Sơn - Ảnh 3.

Đại diện Báo Gia đình và Xã hội trao quà cho giáo viên cắm bản tại hai bản Nước Đắng và Hôi Ráy, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình

Theo dòng hồi tưởng, đêm 18/10, nước từ thượng nguồn sông Gianh đổ về nhanh khiến vùng quê của thầy Chính bị nhấn chìm trong lũ. Nhiều người dân bị nước lũ bủa vây không kịp sơ tán, di dời đồ đạc.

Không thể khoanh tay đứng nhìn cảnh người dân gặp nguy hiểm, thầy Chính cùng nhiều người lập nhóm mượn 2 chiếc thuyền Combosite, gắn sẵn chân vịt của người dân ở xã Cảnh Dương và vài chiếc thuyền thúng để lên đường cứu người. Khi đi cứu người, vì sợ vợ và người thân lo lắng nên thầy Chính đã giấu và "lừa" vợ là đi trực lũ tại trường.

"Nếu mình nói ra thì sợ rằng vợ sẽ lo lắng không cho đi. Nhưng trước cảnh người dân kêu cứu trong cơn lũ thì mình đứng ngồi không yên. Vì vậy nên tôi quyết định vờ nói với vợ là đi trực trường để đi cứu người", thầy Chính cười cho biết.

Chuyện của những nhà giáo đang gieo chữ, trồng người giữa đại ngàn Trường Sơn - Ảnh 4.

Thầy Võ Văn Chính (ngoài cùng bên phải) cùng nhiều người dầm mình trong lũ giúp người dân

Hỏi trong cơn lũ dữ đã cứu giúp được bao nhiêu người thì thầy Chính cũng không nhớ rõ vì: "Lúc ấy chỉ biết nhanh chóng cứu người chứ cũng chẳng đếm để làm gì". Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất vẫn in sâu trong đầu của thầy.

Khi di chuyển đến xã Quảng Minh, nơi có nhiều người dân sống ở vùng cồn nổi. Lũ lớn đổ về khiến cả xã Quảng Minh chìm trong biển nước cả đoàn len lỏi tới từng nhà dân để tìm người cần giúp đỡ. "Nước lũ sông Gianh vây tứ phía, chảy xiết nên rất nguy hiểm. Chiếc thuyền chở anh em nhiều lần suýt bị lật úp. Tuy vậy, lúc đó cứ nghĩ đến cứu người cấp tốc nên ai cũng không biết sợ. Bây giờ nghĩ lại mới thấy sợ", thầy Chính hồi tưởng.

Mưa ngày càng nặng hạt, nước lũ càng dâng cao, thầy Chính cùng nhóm tìm đến nhà người phụ nữ mới sinh chừng 5 hôm đang bị mắc kẹt. Lúc ấy, trong nhà chỉ có 2 mẹ con, nước lũ lúc này đã dâng ngập hơn 3m, người mẹ phải bế con leo lên nóc nhà tránh lũ. Ướt do nước lũ, hai mẹ con họ run cập cập, đứa con lạnh và đói sữa khóc như đứt hơi.

Tiếp cận và đưa hai mẹ con lên thuyền, các thành viên trong đoàn nhanh chóng lấy áo ấm khoác cho hai mẹ con mẹ rồi đưa cho người mẹ hộp cơm ăn tạm chống đói, rồi chở 2 mẹ con tới trụ sở xã tránh lũ an toàn.

Chuyện của những nhà giáo đang gieo chữ, trồng người giữa đại ngàn Trường Sơn - Ảnh 5.

Thầy Chính còn kêu gọi và chuyển đến người dân nhiều phần quà.

Cùng với việc mò mẫm trong đêm cứu người, thầy Chính cùng nhóm lái thuyền tiếp tế lương thực cho người dân ở các thôn Minh Tiến, Minh Hà, Tân Định… (xã Quảng Minh) và các thôn La Hà Tây, La Hà Đông (xã Quảng Văn).

Trở về nhà sau 3 ngày dầm mình trong dòng nước lũ, thầy Chính mới biết nhà mình cũng bị ngập hơn 1m. Các vật dụng tivi, tủ lạnh, máy giặt… cùng mấy tạ thóc không được di chuyển lên chỗ cao bị ngâm nước hư hỏng. Vợ thầy Chính vì lo và thương chồng nên có những câu "trách yêu", nhưng trong suy nghĩ luôn ủng hộ việc làm tốt của chồng.

Trao đổi cùng thầy Dương Ngọc Tú, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Quảng Trạch được biết, Trường Tiểu học Quảng Phương A đã đề xuất để làm quy trình lên cấp trên khen thưởng vì hành động dũng cảm cứu người nhưng thầy Chính đã từ chối. "Mong rằng sẽ có nhiều hành động đẹp tuyên dương của một nhà giáo vì dân như thầy Chính, đây là hành động đẹp, xả thân mình để cứu dân. Rất đáng biểu dương và khâm phục", thầy Tú cho biết.

Hùng Trần

Hùng Trần
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 50 phút trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 58 phút trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 1 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 3 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Top