Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện của những lái xe chở bệnh nhân COVID-19 trong vùng dịch

Thứ ba, 07:36 22/06/2021 | Y tế

GiadinhNet - Anh Chí nhớ mãi cảm giác đón một cô bé tầm 8 - 9 tuổi đi cách ly. Cháu lên xe một mình, bên cạnh là đống đồ lỉnh kỉnh. Cô bé ngồi lặng lẽ, khuôn mặt đượm buồn khiến anh lái xe của Trung tâm Y tế huyện Tân Yên (Bắc Giang) không khỏi xúc động…

Chuyện của những lái xe chở bệnh nhân COVID-19 trong vùng dịch - Ảnh 1.

Nụ cười của anh Chí (trái) và các nhân viên y tế với niềm tin chiến thắng dịch bệnh. Ảnh: NVCC

Những ký ức nao lòng

Những ngày nắng gắt, Bắc Giang trở thành điểm nóng về COVID-19 của cả nước. Kể từ khi phát hiện ca dương tính đầu tiên, trong vòng vài ngày, dịch đã lây lan ra khắp các huyện, thị trong tỉnh với số ca nhiễm tăng lên từng ngày.

Lúc này, hàng nghìn lượt cán bộ, nhân viên y tế của Bắc Giang và cả nước đã bước vào "cuộc chiến" chống lại đại dịch. Trong khi những "chiến sỹ áo trắng" ở tuyến đầu ngày đêm truy vết, chữa trị cho bệnh nhân thì còn đó những con người thầm lặng, góp phần công sức không hề nhỏ của mình cho cuộc chiến cam go này.

Anh Chí là lái xe cứu thương của Trung tâm Y tế huyện Tân Yên. Nhiều năm làm nghề, chàng trai này đã chứng kiến không ít cảnh đau buồn. Nhưng có lẽ, những ngày tham gia đưa đón các bệnh nhân COVID-19 đi cách ly đã để lại trong anh nhiều cảm xúc nhất.

Anh Chí kể, lần bùng phát dịch này là lần thứ hai anh tham gia công việc đưa đón bệnh nhân, nhưng anh có cảm giác rất khác so với lần trước. Ban đầu, khi được thông báo nhiệm vụ, anh không hề mơ hồ vì đã có kinh nghiệm trong "trực chiến" lần trước. Tuy nhiên, cảm giác "có chút lo lắng" bắt đầu xuất hiện sau đó bởi dịch bùng phát mạnh tại các khu công nghiệp với số lượng người dương tính tăng nhanh.

"Có ngày, chúng tôi đi làm không nghỉ, từ sáng sớm đến rạng sáng hôm sau, ăn hay ngủ cũng đều tranh thủ. Người mệt rã rời nhưng nghĩ đến nhiệm vụ vẫn còn đang phía trước, tất cả đều hăng hái, vui vẻ, cái mệt vô tình đã tan biến. Cảm giác "lo lắng" ban đầu dần dà được thay thế bằng sức mạnh của sự trách nhiệm sau mỗi chuyến xe. Thực sự, giữa thời tiết nóng như đổ lửa, mặc bộ đồ bảo hộ không khác gì ở trong "lò hơi", có lúc mệt lắm nhưng phải cố gắng thôi. Bao người ngoài kia còn vất vả gấp vạn lần mình", anh chia sẻ.

Anh tâm sự, bù lại những lúc thế này lại cảm nhận được tình cảm thân thương của những người xung quanh. Có lần trong lúc đợi đón bệnh nhân tại chốt phòng dịch, có anh dân quân đến gần hỏi có đói không, anh Chí gật đầu. Chỉ ít phút sau, anh dân quân đã bê ra một bát mỳ đến cho anh. Anh đã ăn ngon lành và với anh Chí, đó là bát mỳ ngon nhất anh từng được ăn.

Mong ngày hết dịch để được gặp con

Chúng tôi không bao giờ nề hà, chỉ cần có lệnh là lên đường, bất kể giờ giấc, nắng mưa.

Anh Tuấn chia sẻ

Từ ngày bùng dịch, anh Chí không được gặp con. Hai con anh được gửi cho ông bà chăm sóc hộ. "Nhiều lúc nhớ con lắm, nhưng không dám gọi nhiều, sợ chúng lại khóc. Mỗi lần bố gọi điện, các con đều trách bố mẹ đi làm lâu thế, hỏi bao giờ bố mẹ về. Nhìn sự hồn nhiên của các con, tôi không cầm được nước mắt vì nhớ. Mong sớm hết dịch để nhà nhà đoàn tụ và tôi cũng sớm được gặp lại các con", anh tâm sự.

Vợ anh Chí là nhân viên y tế cũng đang ở tuyến đầu chống dịch. Hai người mỗi ngày đều động viên nhau "phải thật vững tâm" vì công việc và vì trách nhiệm với cộng đồng. Khi được hỏi, làm việc trong môi trường như thế có lo sợ bị nhiễm bệnh không, anh điềm nhiên trả lời: "Không". Anh lý giải: "Chúng tôi có đồ bảo hộ, được truyền đạt đầy đủ kiến thức và làm việc đúng quy trình nên cũng không lo lắng gì".

Giống như anh Chí, rất nhiều lái xe làm nhiệm vụ đưa đón bệnh nhân tại vùng dịch Bắc Giang đều cảm thấy tự hào về công việc của mình. Một lái xe (xin được giấu tên) tâm sự: "Đợt cao điểm dịch, thấy bản thân và anh em lái xe khác đều chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, hễ có điện thoại là lên đường".

Anh kể, nhớ đợt dịch đầu tiên (đầu năm 2020), anh được cử đi đón 2 bệnh nhân. Khi mới đến nơi, cảm giác khá sợ hãi, nhưng "giây phút" ấy chỉ là thoảng qua. Đến hiện tại, mọi việc đối với anh trở nên rất bình thường. "Mình đưa người bệnh đi cách ly nhiều nên hiểu quy tắc an toàn. Nắm bắt và thực hiện đúng những quy tắc ấy thì nỗi lo không còn nữa", anh tâm sự.

Trong mỗi chuyến đi, việc của anh không chỉ là lái xe. Có lần chở bệnh nhân mang bầu, khi xuống xe anh vẫn đến gần dìu, đỡ bệnh nhân và tất nhiên, mọi tiếp xúc đều được "đảm bảo" qua bộ đồ bảo hộ kín mít. Khi được hỏi mỗi lần đi làm, gia đình anh có lo lắng không, anh trả lời nhẹ bẫng: "Công việc của mình như bao người khác. Chỉ mong cố gắng hoàn thành mà thôi nên gia đình hiểu lắm".

Anh bảo rằng, trong giai đoạn dịch căng thẳng, bản thân anh thực sự thấu hiểu nỗi vất vả của cả hệ thống y tế, chính quyền, nhất là lực lượng y bác sĩ. Vì thế, không chỉ anh mà với tất cả những anh em lái xe khác đều tâm niệm, phải làm tốt nhất những gì mình có thể. "Vất vả thế chứ vất vả nữa cũng chưa là gì so với những lực lượng khác đâu. Họ làm việc liên tục cả ngày trong áp lực. Phải là người trong cuộc mới hiểu", anh nói.

Trong câu chuyện giữa chúng tôi với một lái xe tên Tuấn, chàng trai trẻ chẳng hề có chút mệt mỏi nào sau cả ngày làm việc. Tuấn bảo: "Mới đầu em đi làm, bố mẹ ở nhà cũng lo lắm. Nhưng được em giải thích kỹ càng, bây giờ bố mẹ luôn động viên em cố gắng. Ở chỗ khác mà nhắc tới F0 thì nhiều người sợ hãi, nhưng với bọn em, việc đưa đón họ đến nơi điều trị, cách ly là trách nhiệm. Thế nên anh em đi làm quyết tâm lắm, ai cũng muốn làm tốt công việc của mình. Chúng em không bao giờ nề nà, chỉ cần có lệnh là lên đường, bất kể giờ giấc, nắng mưa", Tuấn nói.

Tại Bắc Giang, có sự hi sinh thầm lặng của biết bao con người với một mục đích duy nhất: Chiến thắng đại dịch. Với những người như anh Chí, anh Tuấn, anh lái xe cứu thương giấu tên, hay chàng thanh niên tự nguyện đi từ Quảng Bình về Bắc Giang tham gia chống dịch thì đây là những ngày chẳng bao giờ có thể phai mờ trong ký ức. Tuổi trẻ của họ đang làm những công việc hết sức bình dị nhưng đáng trân trọng. Và với hầu hết người dân Việt Nam, mỗi lần đi qua khó khăn lại là một lần nhận ra khí chất của của chính mình. Tất cả vì mục tiêu sớm đẩy lùi dịch bệnh, cuộc sống nhân dân được trở lại bình thường.

Thanh Sơn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top