Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện “CSGT đuối lý” lan truyền trên Facebook và góc độ pháp lý

Thứ hai, 18:32 04/11/2013 | Xã hội

Gần đây, trên Facebook lan truyền rất mạnh mẽ câu chuyện một người phụ nữ tranh luận với CSGT. Dù người kể không chỉ ra địa chỉ con người cụ thể nhưng câu chuyện thực sự là bài học đáng lưu tâm đối với người tham gia giao thông.

Để có cái nhìn sâu hơn về góc độ pháp lý xung quanh câu chuyện thú vị này, PV Infonet đã có bài phỏng vấn Luật sư Hoàng Cao Sang, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Việt Luật (Đoàn Luật sư TP.HCM).

Không thể giữ mãi tâm lý "xin- cho" khi gặp CSGT

Gần đây cư dân mạng lan truyền một câu chuyện người dân "đối phó" với CSGT, khiến CSGT đuối lý, quan điểm của luật sư thế nào?

Chuyện “CSGT đuối lý” lan truyền trên Facebook và góc độ pháp lý 1
CSGT đang làm nhiệm vụ

Tôi nghĩ việc làm của các cơ quan nhất là những cơ quan thực thi pháp luật đều phải được sự giám sát của người dân. Có sự giám sát, hiểu biết pháp luật thì việc thực thi pháp luật mới công bằng, minh bạch, công khai...

Chúng ta bấy lâu bị tâm lý “xin- cho” đè nặng. Hễ cứ bị CSGT dừng xe là xin xỏ, nhã nhặn... kiểu như: “Bác châm chước”, “Bác thông cảm”.... Vì thực tế có nhiều trường hợp tỏ ra “biết luật” liền bị xử lý mạnh tay hơn, xử lý nhiều lỗi hơn. Chính vì vậy, tâm lý này ngày càng nặng nề.

Chính vì vậy, khi một ai đó “dám đấu lý” với CSGT hay một cá nhân thực hiện mệnh lệnh hành chính nào đó thì đã trở thành một hiện tượng gây chú ý. Câu chuyện mà mọi người lan truyền trên mạng không biết đúng hay sai, có thật hay không có thật nhưng nó thực sự là những câu chuyện đáng lưu tâm về việc phá bỏ “tâm lý xin-cho” giữa công dân và cá nhân, tổ chức thực thi pháp luật.

Luật sư đồng tình với nhân vật người dân trong câu chuyện “tranh luận với CSGT”?

Tôi rất đồng tình. Xã hội công bằng, văn minh là xã hội người dân đều hiểu biết pháp luật và giám sát sự thực thi pháp luật của cơ quan hành chính Nhà nước. Công bằng ở chỗ phải coi pháp luật làm thước đo các hành xử. Không phân biệt cá nhân thực thi mệnh lệnh hành chính với công dân phải chịu tác động của mệnh lệnh hành chính về ngôi thứ và quyền được phát biểu. Có nghĩa là, nếu cá nhân, cơ quan tổ chức thực hiện mệnh lệnh hành chính nếu làm sai vẫn phải chịu sự giám sát, lên án của người dân.

Tôi thấy nhân vật trong câu chuyện này đã rất dũng cảm khi chỉ ra những điều chưa hợp lý của CSGT. Ví dụ tác phong điều lệnh. Theo quy định, CSGT phải chào công dân sau khi dừng xe và thông báo lý do dừng xe. Người CSGT trong câu chuyện này đã chưa thực hiện đúng điều lệnh khi dừng xe. Việc người dân yêu cầu thực hiện điều lệnh là đương nhiên vì khi anh bắt lỗi người khác thì bản thân anh phải không có lỗi.

Chuyện “CSGT đuối lý” lan truyền trên Facebook và góc độ pháp lý 2
Một đoạn câu chuyện "tranh luận với CSGT" lan truyền trên mạng.

Luật sư nghĩ sao khi mới đây, một vị Cục phó Cục CSGT Đường bộ- Đường sắt phát biểu: “CSGT chỉ cần chào công dân lịch sự, không chào những người vừa xuống xe đã hỏi “mày chào tao chưa”?

Thế nào là người lịch sự? Có cần phải ra văn bản về người lịch sự khi ứng xử với CSGT không? Mặt khác, pháp luật không phân biệt điều này. Người thực thi pháp luật phải tuân theo pháp luật, không nên phân biệt chi tiết đến mức “chẻ sợi tóc làm tư” gây khó cho CSGT và người dân. Vô hình trung lúc đó CSGT phải nhớ trong dầu là hành vi của công dân này đã lịch sự chưa, mình nên chào hay không nên chào?

Còn người dân khi không được chào cũng phân vân mình đã lịch sự chưa và theo tiêu chuẩn nào. Đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân, còn luật vẫn là luật, ý kiến cá nhân không thể thay luật được. Trong trường hợp người dân không lịch sự mà người làm nhiệm vụ vẫn tuân thủ điều lệnh “chào” thì tôi nghĩ hình ảnh của người CSGT sẽ rất đẹp, người dân càng nể trọng, chứ đừng nói theo kiểu anh mất lịch sự tôi cũng mất lịch sự thì hóa ra người thực thi pháp luật cũng “ăn miếng trả miếng” sao?

Tôi nói như vậy phải ngoại trừ trường hợp người vi phạm có biểu hiện chống đối. Nếu có biểu hiện chống đối, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của CSGT thì lúc đó không thể thực hiện theo điều lệnh là đương nhiên.

Người dân yêu cầu thông báo lỗi là đương nhiên

Vậy nhân vật trong câu chuyện “đối phó với CSGT” yêu cầu CSGT thông báo lỗi trước khi giao giấy tờ có đúng không?

Đúng. Theo khoản 1 điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA của Bộ Công an, có 5 trường hợp CSGT được dừng phương tiện để kiểm soát gồm các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

Trường hợp thứ hai, thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

Trường hợp thứ 3, thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;

Trường hợp thứ 4, có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;

Trường hợp thứ 5, tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Thông thường, trước khi kiểm tra giấy tờ của công dân, CSGT phải cho biết lý do dừng phương tiện đang lưu thông. Lý do sẽ là 1 trong 5 trường hợp kể trên. Nếu việc dừng xe là trường hợp thứ nhất (trực tiếp phát hiện lỗi hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện), CSGT có trách nhiệm phải thông báo lỗi cho người vi phạm biết.

Như vậy người dân khi bị dừng xe cần yêu cầu CSGT thông báo lỗi trước khi đưa giấy tờ cho CSGT?

Đó là quyền của công dân và nghĩa vụ của CSGT. Việc thông báo lý do dừng xe còn đảm bảo sự minh bạch trong xử lý vi phạm luật giao thông. Mặt khác, ý nghĩa của việc xử phạt vi phạm Luật Giao thông chính là tính răn đe, giáo dục. Chúng ta không thể giáo dục nếu chỉ có phạt mà không cho người bị phạt biết lý do. Biết lý do, người bị phạt sẽ sẵn sàng chấp hành quy định đồng thời sẽ coi đó là bài học để không tái phạm lỗi này nữa.

Thế còn đòi hỏi xem bằng chứng về lỗi của mình thì sao?

Tại điểm d khoản 2 điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì “Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính”.

Như vậy, việc công dân yêu cầu người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính chứng minh lỗi là hoàn toàn hợp pháp. Phải chứng minh được lỗi của người vi phạm, người có thẩm quyền mới có quyền ra quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Trong câu chuyện, việc lỗi chạy vượt quá tốc độ thường phải có sự ghi nhận kiểm chứng bằng phương tiện kỹ thuật. Nếu không có bằng chứng đương nhiên không thể xử lý người vi phạm. Tuy nhiên, trên mạng còn có cuộc “đấu lý với CSGT” vì những lý do đơn giản như đè vạch, sai làn... nếu không có bằng chứng thì ai “cãi cùn” người ấy thoát sao?

Câu hỏi này khá thú vị. Đúng là nhiều lúc CSGT cũng luống cuống khi dân hỏi bằng chứng, phải giải thích một hồi rất dài mà chẳng đi đến đâu. Điều này rất cần trang bị cho CSGT nhiều phương tiện để thực thi nhiệm vụ hơn. Đồng thời phải đòi hỏi CSGT sử dụng nhiều hơn các phương tiện kỹ thuật. Không nên chỉ dùng mắt thường quan sát rồi cuối cùng “đuối lý” khi không có bằng chứng.

Ngoài ra, tôi ủng hộ việc tăng các biện pháp “phạt nguội” để tránh tình trạng “xin-cho”, nể nang. Mà việc phạt nguội sẽ do các phương tiện ghi lại hình ảnh khách quan, rõ ràng. Tất cả các chủ phương tiện đều phải tuân thủ pháp luật ở bất cứ trường hợp nào, không phân biệt thân quen, địa vị hay công việc. Nhiều khi có tâm lý cứ thấy có CSGT thì người dân tuân thủ luật, không có lại đâu vào đấy. Đó cũng là điều khó khăn với vấn đề an toàn giao thông ở Việt Nam chăng(?).

Xin cảm ơn luật sư!
 
Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;
b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
(Trích Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)
 
Một ví dụ về việc "tranh cãi" giữa CSGT với người vi phạm (nguồn: Youtube):
 

Theo Hồng Chuyên (Infonet.vn)

kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Pháp luật - 32 phút trước

Không ít vụ xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian qua xảy ra khi nạn nhân chưa đầy 16 tuổi. Đa số thủ phạm đều là những “gương mặt thân quen” như hàng xóm, cha dượng, người thân trong gia đình…

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Thời sự - 50 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới thời tiết ở miền Bắc sẽ dịu hơn do có hai đợt không khí lạnh tràn về. Trời có thể có mưa, nhiệt độ cao nhất trong ngày sẽ ở mức hơn 30 độ.

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng TP. Hải Phòng và huyện An Dương đang phối hợp tiến hành xác minh điều tra làm rõ vụ án mạng khiến một thiếu nữ 15 tuổi tử vong. Đáng chú ý, thi thể của nạn nhân được chôn lấp tại khu vực vườn chuối...

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Clip ghi lại cảnh voi rừng ở Đồng Nai bẻ cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cụ ông 87 tuổi ở Quảng Bình đã được kết nối, nói chuyện với người con trai thất lạc cách đây 43 năm qua ứng dụng video.

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 15 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Top