Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện chưa kể về người phụ nữ gắn đời mình với...tệ nạn

Thứ hai, 11:11 27/04/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Hơn 20 năm, bà gắn cuộc đời mình với những gì được xã hội gọi là... tệ nạn. Ma túy, mại dâm... những thứ gì là xấu xa, từng bị dè bỉu, tránh né đều “qua tay” bà cả. Sự miệt mài vun trồng cái thiện của bà Nguyễn Thị Phương – nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2 Hà Nội khiến nhiều người mến phục.

Bà Nguyễn Thị Phương được ghi nhận trong công tác giúp đỡ trẻ bị nhiễm HIV/AIDS.
Ảnh: TL

Bà Nguyễn Thị Phương được ghi nhận trong công tác giúp đỡ trẻ bị nhiễm HIV/AIDS. Ảnh: TL

Lo từ cuộn băng vệ sinh đến cái màn, cái gối

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê Núi Tản – sông Đà (xã Phong Vân, huyện Ba Vì, Hà Nội), năm 1975, khi mới 17 tuổi, đang học dở lớp 10 Trường cấp ba Bất Bạt, bà Phương đã xung phong nhập ngũ vào Sư đoàn 371 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân. Trở thành chiến sĩ thông tin liên lạc, bà Phương đã cùng đồng đội cống hiến nhiều năm cho sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chống các thế lực ngoại xâm. Khi giải ngũ về quê, bà tiếp tục theo đuổi con đường học tập còn dang dở. Người phụ nữ gần 30 tuổi đó đã thi đỗ vào Khoa Xã hội học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). Ra trường, bà được phân về công tác tại Công trường 9 của Sở Lao động Hà Nội (nay là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội).

Như một “mối duyên tiền định” với ngành bảo trợ xã hội, chỉ sau một năm công tác tại Công trường 9, bà được điều về làm việc tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội Hà Nội. Năm 1996, bà chuyển về làm Phó Giám đốc tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội 1 rồi ba năm sau được phân về làm Giám đốc của Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2 (Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội). Và nơi đây chính là trạm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời hoạt động cũng như là nơi bà dành hết tâm sức để cống hiến cho cộng đồng.

Ngày bà về nhận nhiệm vụ, Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2 còn rất nghèo nàn và thiếu thốn, từ nhà ở cho đến cái ăn, cái mặc của cán bộ, học viên. “Lúc đó, đến cái nhà tắm cũng không có nữa. Chị em trong trung tâm chiều chiều cứ tồng ngồng ra bể nước tắm rửa rồi vô tư ra vào, trông rất phản cảm”, bà Phương nhớ lại. “Khi tôi rà soát các khu ăn ở thì phát hiện các phòng đều không có chăn màn gì cả, trong khi sổ sách đều ghi đã cấp phát đầy đủ. Hóa ra vì không có băng vệ sinh, chị em đã cắt chăn màn ra để dùng… Điều đó làm tôi suy nghĩ, cần phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, phải làm cho họ trở thành con người có ý thức trước đã rồi mới giáo dục họ được”.

Nghĩ là làm, bà lập tức liên lạc với người đồng nghiệp đang làm ở Trung tâm Bảo trợ Xã hội, xin tức tốc 1.000 cuộn băng vệ sinh, từ đó việc cắt chăn màn ở đây mới không tái diễn nữa.

Để chấn chỉnh toàn bộ hoạt động của Trung tâm, bà bắt tay vào ban hành các nội quy, quy chế đối với cả cán bộ và học viên, quy định từ những cái nhỏ nhất như đồng phục, giờ ăn, giờ lao động, giờ làm việc… Xuất thân từ quân đội nên cách quy định của bà Phương rất cụ thể, nghiêm túc và chặt chẽ. “Có lẽ đó là cái máu quân đội mà mình không sao từ bỏ được”, bà Phương nở nụ cười hiền hậu chia sẻ.

Nhận nuôi trẻ nhiễm HIV

Bà Phương tham gia tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa cho các cháu thiệt thòi.	 ảnh: X.T

Bà Phương tham gia tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa cho các cháu thiệt thòi. Ảnh: X.T

Bà Phương có lẽ là một trong số ít những lãnh đạo đi “xin thêm nhiệm vụ” cho cơ quan mình. Trước năm 2001, Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2 chỉ tiếp nhận các đối tượng mại dâm, gái mại dâm nghiện ma túy và nữ nghiện ma túy. Nhưng từ năm 2001 trở đi, Trung tâm đã chủ động nhận thêm việc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, bị nhiễm HIV trên địa bàn thành phố. “Năm đó, một đồng nghiệp của tôi tiếp nhận một trẻ bị HIV nhưng không biết cách chăm sóc, tôi bèn đón về nuôi. Một thời gian sau, tôi chủ động đề nghị Sở giao thêm nhiệm vụ nuôi trẻ nhiễm HIV cho mình. Lãnh đạo Sở mừng quá vì đối tượng này chưa có trung tâm nào chịu nhận cả”, bà Phương cho biết.

Để nuôi dạy được các cháu bị nhiễm HIV là cả một công việc cực kì gian khó vì sự thiếu thốn thuốc men, điều kiện chăm sóc. Nhiều cháu đã chết khi chỉ mới 4-5 tuổi vì nhiễm trùng cơ hội. Đến năm 2005, có tới 14 trẻ đã chết. Đau lòng trước thực trạng đó, bà Phương nghe ngóng, vận động khắp nơi để xin thuốc chữa cho các cháu. Mãi đến năm 2005, bà mới xin được thuốc đặc trị ARV, từ đó không còn trẻ nào chết nữa. Tính đến nay, Trung tâm đã nuôi dưỡng hơn 150 trẻ nhiễm HIV, tất cả đều khỏe mạnh và phát triển tốt.

“Tôi cũng là một người mẹ, đã từng chịu cảnh gia đình mỗi người một nơi nên tôi rất hiểu con người ai cũng cần có một gia đình, nhất là với các cháu mồ côi”. Chính vì suy nghĩ đó, bà Phương đã cải biến mô hình quản lý Trung tâm của mình từ tập trung sang mô hình gia đình. Các cháu được phân nhỏ ra thành từng “gia đình nhỏ”, cán bộ sẽ là mẹ nuôi, trẻ lớn tuổi hơn sẽ là anh cả, chị lớn… Các cháu được giáo dục, được học tập, được vui chơi, sinh hoạt theo nền nếp gia đình. Mỗi gia đình đều được cấp tiền hàng tháng và được giao nhiệm vụ tăng gia sản xuất, từ đó hình thành nên sự lao động tự giác và tinh thần phấn đấu giữa các gia đình. Mô hình giáo dục này vừa làm cho trẻ có được cảm giác gia đình vừa hình thành nhân cách các cháu.

Phá lệ, tạo thu nhập cho người lầm lỡ

Đối với các đối tượng khác, điều làm bà Phương trăn trở nhất đó chính là việc làm: Làm sao tìm cho họ một công việc phù hợp khi học tập ở Trung tâm, làm sao cho họ tái hòa nhập cộng đồng? Suy nghĩ như vậy nên cuối cùng bà Phương quyết định đi vận động các doanh nghiệp, công ty tạo công ăn việc làm cho học viên. Các công việc được lựa chọn phù hợp là làm vàng mã, làm đồ thủ công… nhưng bà cũng làm theo kiểu mô hình doanh nghiệp: Nghĩa là có khoán sản phẩm, có chấm công, có thưởng, có phạt… tất cả đều có văn bản quy định rất chặt chẽ. Điều đó tạo nên động lực lao động cho các học viên. Ngoài tìm kiếm việc làm, bà Phương cũng tiến hành cải tạo lại hoạt động trong Trung tâm. Khu vườn rộng 20ha ban đầu chỉ trồng rau củ đã được hoán cải sang trồng cây ăn quả. Cùng với đó là việc chăn nuôi đến hơn 100 con lợn, 20 con bò, hàng nghìn con gà và 4 đến 5 tấn cá/năm. Doanh thu mỗi năm lên đến hàng tỷ đồng.

Làm công tác bảo trợ xã hội đã hơn 20 năm, bà Phương luôn có được cái nhìn thấu hiểu, cảm thông với các đối tượng vào Trung tâm. Đối với các học viên nữ, bà thường xuyên tâm sự, chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống, giúp đỡ họ khi khó khăn. Nhiều khi, bà “phá lệ” cho các cặp vợ chồng trong Trung tâm có được những phút giây gặp gỡ, vì “họ cũng là người, họ cũng có những nhu cầu được yêu thương nhau”, bà Phương tâm sự.

Trong 20 năm theo nghiệp này, bà đã lắng nghe hàng ngàn câu chuyện, đã khóc rất nhiều cùng những học viên của mình, đã dõi theo không ít cuộc đời của những người mà đối với họ, bà xem như người ruột thịt. “Vui nhất là khi đi đâu đó có người bỗng gọi tên mình và hỏi: “Cô Phương dạo này vẫn khỏe chứ ạ?”. Lúc đó, tôi mừng vì cảm thấy rõ rệt nhất giá trị của đời mình, ấy là có thể giúp ai đó thoát khỏi vũng lầy để trở về với cuộc đời”, bà Phương chia sẻ. Năm 2013, bà đã về hưu, nhưng những con người từng một thời lầm lỡ, từng được bà sẻ chia, giúp đỡ thì vẫn mãi nhớ về bà - người phụ nữ sống bằng cái tâm rất sáng.

Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, giáo dục, bà Phương đã kết hợp với Chi cục Phòng chống TNXH Hà Nội ban hành văn bản, quy định về việc giáo dục, đào tạo nghề, phục hồi hành vi nhân cách, tổ chức lao động sản xuất, quản lý tổ chức, quản lý cơ sở vật chất… Bà cũng lặn lội đi xin tài trợ để xây dựng thêm các khu nhà ở, khu vệ sinh, xin cấp thêm giường, chăn màn tạo điều kiện ăn ở tốt nhất cho học viên. Đến nay, Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2 đã thực sự lột xác, có cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ, hiện đại.

X..Hải – X.Thắng/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

Xã hội - 23 phút trước

Công ty Procter & Gamble (P&G) Việt Nam tiếp tục cùng với Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) triển khai dự án hợp tác chiến lược "Nước Uống Sạch cho Trẻ Em" năm 2024. Chương trình nhằm mang nước uống sạch đến với cộng đồng, giúp lan tỏa rộng rãi thông điệp ý nghĩa của Chương trình và kêu gọi sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

Hà Nội: Ô tô BMW cháy trơ khung khi đang đỗ bên đường

Hà Nội: Ô tô BMW cháy trơ khung khi đang đỗ bên đường

Thời sự - 48 phút trước

GĐXH - Chiếc ô tô hiệu BMW khi đang đỗ trên đường thì đột nhiên bốc cháy ngùn ngụt. Ngọn lửa lớn nhanh chóng thiêu rụi chiếc xe và ảnh hưởng đến 2 xe đỗ trước và sau.

Năm người bị lừa bán ra nước ngoài vì chiêu 'việc nhẹ, lương cao'

Năm người bị lừa bán ra nước ngoài vì chiêu 'việc nhẹ, lương cao'

Pháp luật - 1 giờ trước

Sau khi bị lừa bán ra nước ngoài làm "việc nhẹ, lương cao" nhưng thực tế là lập các tài khoản ảo lừa đảo qua mạng, 5 người vừa được lực lượng chức năng giải cứu.

Chi tiết lịch nghỉ Quốc khánh 2/9 năm nay, người dân cần biết

Chi tiết lịch nghỉ Quốc khánh 2/9 năm nay, người dân cần biết

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo thông báo của Bộ LĐ,TB&XH, Quốc khánh 2/9 năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 4 ngày.

Video: CSGT Tuyên Quang và người dân xuyên đêm dầm mưa dọn dẹp cây đổ

Video: CSGT Tuyên Quang và người dân xuyên đêm dầm mưa dọn dẹp cây đổ

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Bất chấp tình hình thời tiết mưa to, dông sét khắc nghiệt, cán bộ chiến sĩ Trạm CSGT Hàm Yên, thuộc Phòng CSGT, Công an tỉnh Tuyên Quang và người dân đội mưa xuyên dọn dẹp cây đổ.

Tuyển sinh lớp 10 năm 2024: 16 dân tộc rất ít người nào được Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bắc Kạn tuyển thẳng?

Tuyển sinh lớp 10 năm 2024: 16 dân tộc rất ít người nào được Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bắc Kạn tuyển thẳng?

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Năm học 2024 – 2025, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT tỉnh Bắc Kạn (Trường PTDTNT Bắc Kạn) sẽ tuyển thẳng với học sinh vào THPT đối với 16 dân tộc thiểu số rất ít người.

Xác minh clip ‘CSGT đạp xe người vi phạm' ở TP.HCM

Xác minh clip ‘CSGT đạp xe người vi phạm' ở TP.HCM

Thời sự - 1 giờ trước

Đoạn clip lan truyền trên mạng cho rằng, cán bộ đội CSGT An Lạc thuộc Phòng CSGT TP.HCM đã đạp ngã xe của một thanh niên trên đường phố.

6 điểm mới thí sinh tự do cần lưu ý khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

6 điểm mới thí sinh tự do cần lưu ý khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Theo Bộ GD&ĐT, thí sinh tự do có học bạ theo chương trình THPT nào phải đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo quy định dành cho chương trình đó.

Hà Nam: 2 nữ sinh không may bị trượt chân ngã xuống hồ đuối nước thương tâm

Hà Nam: 2 nữ sinh không may bị trượt chân ngã xuống hồ đuối nước thương tâm

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Một nhóm học sinh ở xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam rủ nhau ra hồ nước sau chân núi Mâm Xôi chơi. Không may, 2 em bị trượt chân dẫn đến đuối nước thương tâm.

Video: Thót tim cảnh người phụ nữ đi xe máy bất ngờ trượt ngã đúng lúc xe tải đi tới

Video: Thót tim cảnh người phụ nữ đi xe máy bất ngờ trượt ngã đúng lúc xe tải đi tới

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Xe máy do người phụ nữ điều khiển khi đang tăng tốc vượt qua xe đạp phía trước thì bất ngờ trượt ngã ra đường, đúng lúc một xe tải từ hướng ngược lại tiến tới.

Top