Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện chưa kể về hai nhà báo 9X “lăn lộn” trong vùng dịch

Chủ nhật, 11:02 21/06/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Sau khi cùng đồng nghiệp đi tập huấn ở Ấn Độ trở về nước, nhà báo Đỗ Trọng Phú (Báo điện tử VOV) được cách ly tập trung. Trong suốt 14 ngày cách ly, với vai trò là một nhà báo, anh luôn truyền tải đến bạn đọc những hình ảnh, tin tức mới nhất về công tác phòng, chống dịch. Còn với nhà báo trẻ Phạm Hùng (Báo Kinh tế & Đô thị) lại “nặng lòng” với chính quê hương Mê Linh của mình khi thôn Hạ Lôi phải cách ly y tế suốt 28 ngày.

Chuyện chưa kể về hai nhà báo 9X “lăn lộn” trong vùng dịch - Ảnh 1.

Nhà báo Trọng Phú

"Bị" cách ly nhưng cảm thấy may mắn

Trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19 từ cuối tháng 2 đến nay, hàng trăm nhà báo, phóng viên luôn đóng vai trò quan trọng trên mặt trận thông tin. Họ không ngại khó, ngại khổ và hiểm nguy để truyền tải đến bạn đọc những thông tin chính xác, nhanh nhất chung tay góp sức vào công tác phòng, chống dịch bệnh. Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ đều là những người xông pha ở tuyến đầu. Và ít ai biết rằng, những hình ảnh, video, bài viết xuất hiện trên mặt báo mỗi ngày là mồ hôi, công sức, sự nhiệt huyết với nghề cũng như trọng trách đối với xã hội trong công tác đẩy lùi dịch.

Những ngày chống dịch COVID-19, nhà báo Đỗ Trọng Phú (SN 1990, hiện công tác tại Phòng Chính trị - Pháp luật của Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam) có những kỷ niệm vô cùng đáng nhớ. Nam nhà báo 9X cho biết, chuyến công tác Ấn Độ tháng 3/2020 cùng việc tác nghiệp tại khu cách ly ở trường Quân sự quân đoàn 1 (Tam Điệp, Ninh Bình) là một trong những trải nghiệm trong cuộc đời làm báo của anh.

"Trước đó, tôi đã trải qua khóa học báo chí do Chính phủ Ấn Độ tài trợ từ ngày 21/2 đến 21/3 tại bang Kolkata. Ngay sau khi hoàn thành khóa học, đoàn chúng tôi gồm 4 người là những cán bộ, phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam phải lập tức lên máy bay về nước vì lệnh giới nghiêm của Chính phủ Ấn Độ sẽ đi vào hiệu lực trong ngày 22/3 để phòng chống COVID-19. Nhận được thông tin 100% các chuyến bay nước ngoài ở thời điểm đó sẽ được đưa vào cách ly tập trung, thú thật là tôi mừng chứ không lo lắng. Bởi đây là cơ hội quý giá để tác nghiệp trong một môi trường không phải ai cũng vào được. Có lẽ, đoàn 4 cán bộ, phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng là đoàn báo chí đầu tiên được trải nghiệm sống và tác nghiệp trong khu cách ly. Thời điểm đó là ngày 22/3", nam nhà báo chia sẻ.

Anh cho biết thêm, trước khi về nước, nhận được chỉ đạo của Ban Biên tập Báo điện tử VOV về việc sẵn sàng tác nghiệp trong khu cách ly nên 4 anh chị em trong đoàn cũng đã có những bàn bạc, chuẩn bị để tác nghiệp. Rất may mắn khi trong đoàn có đủ các loại hình báo chí như báo điện tử, phát thanh, truyền hình… nên anh chị em có thể hỗ trợ cho nhau và phát huy được thế mạnh của mỗi người.

Chuyện chưa kể về hai nhà báo 9X “lăn lộn” trong vùng dịch - Ảnh 2.

Nụ cười trong khu cách ly COVID-19.

Chia sẻ thêm về việc tác nghiệp trong khu cách ly, nhà báo Trọng Phú cho hay: "Trước hết tôi cần phải có ý kiến, xin phép Chỉ huy trường Quân sự Quân đoàn 1 cho phép tác nghiệp. Sau khi nhận được sự đồng ý của đơn vị, chúng tôi luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về khoảng cách, địa điểm, thời gian tác nghiệp… Thú thực là trong những ngày đầu, khi mọi người trong khu cách ly chưa có kết quả xét nghiệm thì chúng tôi cũng hơi "run". Chỉ cần một người trong khu cách ly dương tính với COVID-19 thì câu chuyện sẽ rất khác. Nhưng thật may mắn khi trong đợt cách ly của chúng tôi tất cả mọi người đều âm tính qua 3 lần xét nghiệm".

Nhà báo Trọng Phú kể, trong khu cách ly, vất vả nhất là các cán bộ chiến sĩ. Đó là những người thức dậy sớm trước bà con và chỉ ngủ sau khi bà con đã yên giấc. Nhiều cán bộ chiến sĩ phải tiếp nhận 2-3 đợt cách ly liên tục. Nhiều ngày họ không được về gặp gia đình vì bản thân họ cũng trở thành những đối tượng phải cách ly. Tuy vậy, ở các chiến sĩ ấy không thiếu sự lạc quan và tình quân dân được thể hiện đôi khi chỉ thông qua một bát nước mắm các chiến sĩ rót cho cụ già, hay những buổi quét dọn khu cách ly mà nhân dân tự nguyện làm để hỗ trợ bộ đội.

Trong suốt 14 ngày cách ly y tế, nhà báo Trọng Phú cũng không quên về kỷ niệm đáng nhớ, thậm chí làm nhiều người "thót tim". Anh kể: "Đó là buổi chiều thứ tư khi chúng tôi vào khu cách ly. Mọi chuyện đang yên ả bỗng trên tầng hai của tòa nhà Đại đội 22 có tiếng nhốn nháo. Một nam thanh niên trên tầng hai lên cơn co giật và người mềm nhũn ra. Trong thời điểm chưa xác định được có ai mắc COVID-19 hay không, mọi người đều có phản ứng là tránh xa thanh niên này. Chỉ đến khi các chiến sĩ của trường Quân sự Quân đoàn 1 có mặt thì sự việc mới được giải quyết. Thanh niên co giật được 2 chiến sĩ trẻ bế ra khu vực y tế. Sau khi "điều tra" thì xác định thanh niên này lén hút thuốc lào và bị say thuốc. Đến lúc ấy mọi người mới thở phào nhẹ nhõm".

Nam nhà báo "nặng lòng" với Hạ Lôi mùa dịch

Chuyện chưa kể về hai nhà báo 9X “lăn lộn” trong vùng dịch - Ảnh 3.

Nhà báo Phạm Hùng trong một chuyến tác nghiệp tại thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội).

Với nhà báo Phạm Hùng (SN 1990 - Báo Kinh tế & Đô thị) lại cho biết, ngoài trọng trách của một người làm báo với đất nước, xã hội, tòa soạn thì mong muốn góp chút công sức với quê hương Mê Linh (Hà Nội) của mình luôn thôi thúc anh có mặt bất cứ lúc nào tại điểm dịch Hạ Lôi (Mê Linh). Dù bản thân sinh ra và lớn lên không nằm trong điểm dịch thôn Hạ Lôi nhưng năm tháng tuổi thơ của anh gắn bó và nhiều kỷ niệm với nơi này. Bởi, theo nhà báo Phạm Hùng: "Hạ Lôi có nhiều anh em họ hàng cũng như bạn bè cùng trang lứa thời thơ ấu. Vì vậy, tôi xem Hạ Lôi xem như một "quê hương thứ hai" của mình".

Khi thôn Hạ Lôi có ca bệnh nhiễm COVID-19 đầu tiên (tức BN 243) cũng là lúc nhà báo Phạm Hùng cảm thấy bản thân mình phải có trọng trách đối với nơi này. Anh nói: "BN 243 có lịch sử dịch tễ phức tạp, liên quan đến nhiều nơi, nhiều địa điểm, tiếp xúc với nhiều người. Chính điều này đã khiến tôi dự đoán rằng Hạ Lôi sẽ bị cách ly y tế nên chuẩn bị tâm lý cũng như phương án tác nghiệp tốt nhất". Anh cũng chính là phóng viên đầu tiên tiếp xúc với căn nhà nơi BN 243 sinh sống để lấy thông tin, hình ảnh truyền tải đến bạn đọc khắp cả nước.

Chuyện chưa kể về hai nhà báo 9X “lăn lộn” trong vùng dịch - Ảnh 4.

Một bức ảnh của nhà báo Phạm Hùng chụp lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân thôn Hạ Lôi.

Ngày 8/4, UBND huyện Mê Linh đã ra quyết định về việc thiết lập vùng cách ly y tế thôn Hạ Lôi với 3.356 hộ, gồm 10.042 nhân khẩu. Toàn bộ thôn Hạ Lôi được lập đến 9 chốt kiểm soát hoạt động ra/vào, trong đó có 6 chốt "mềm" và 3 chốt "cứng". Để qua được các chốt "mềm" vào bên trong tác nghiệp các phóng viên, nhà báo phải trải qua nhiều bước kiểm tra, khai báo với lực lượng chức năng địa phương. Thời điểm này, dù ngày hay đêm, nhà báo Phạm Hùng không quản ngại gian khó khoác ba lô cùng chiếc xe máy lên đường về Hạ Lôi.

Anh cho biết: "Có những ngày tôi đến Hạ Lôi 2 lần, thậm chí 3 lần để tác nghiệp. Thậm chí có những lần tôi đặt chân vào Hạ Lôi khi màn đêm đã buông xuống. Dù vất vả, khó khăn cũng như lo sợ bản thân có thể bị lây nhiễm nhưng niềm đam mê, sự nhiệt huyết lại thôi thúc tôi lên đường".

Giống như hàng trăm nhà báo, phóng viên luôn có mặt tại các điểm "nóng" của dịch COVID-19, nhà báo Phạm Hùng cho biết, anh luôn tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về phòng, chống dịch COVID-19 do Chính phủ, Bộ Y tế khuyến cáo. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của tòa soạn nên anh được cấp vật tư, dụng cụ phòng dịch như: Nước sát khuẩn, khẩu trang, găng tay, bộ quần áo phòng dịch. Chính vì vậy, mỗi lần di chuyển vào Hạ Lôi, trong chiếc ba lô ngoài máy ảnh, các loại ống kính, máy tính thì có thêm hàng loạt đồ bảo hộ, phòng dịch trên.

Chia sẻ nguyên tắc tác nghiệp với Báo Gia đình & Xã hội, nhà báo Phạm Hùng thẳng thắn: "Điều lo lắng nhất đối với bản thân khi dịch COVID-19 bùng phát không phải lo sợ mình bị bệnh mà cái lo nhất là nếu mình bị nhiễm bệnh thì rất nhiều người bị ảnh hưởng như: Đồng nghiệp, bạn bè, người thân trong gia đình. Nên nguyên tắc khi khai thác thông tin tại điểm dịch Hạ Lôi là: Giữ khoảng tác tối thiểu, khai thác thông tin nhanh nhất, thời gian tiếp xúc với người dân ngắn nhất".

Đến thời điểm này, khi dịch COVID-19 đã được khống chế thì với nhà báo Phạm Hùng vẫn không quên những ngày tháng phải luôn tự cách ly với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Anh nói: "Tôi ở cùng anh chị gần tòa soạn nhưng phải luôn tự cách ly trong phòng, hạn chế tối đa nhất việc tiếp xúc với anh chị và cháu. Riêng những ngày tác nghiệp tại Hạ Lôi, Sơn Lôi thì trở về nhà với gia đình tại Mê Linh, dù ở cùng nhà với gia đình nhưng bản thân cũng chỉ ở phòng riêng, ăn cơm một mình và gần như không giao tiếp với bố mẹ".

Nói đến đây, anh cũng chia sẻ: "Mọi người trong gia đình khá lo lắng khi tôi suốt ngày lao vào vùng dịch nguy hiểm, nhưng tôi lại động viên gia đình mình rằng: Những bác sĩ tuyến đầu chống dịch còn vất vả, cực khổ hơn gấp trăm lần nên bản thân được đóng góp công sức chống dịch trên mặt trận thông tin đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của mình".

Những bác sĩ tuyến đầu chống dịch còn vất vả, cực khổ hơn gấp trăm lần nên bản thân được đóng góp công sức chống dịch trên mặt trận thông tin là niềm vui, niềm hạnh phúc của mình.

Lê Bảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 người thương vong sau vụ nổ ở khu công nghiệp

2 người thương vong sau vụ nổ ở khu công nghiệp

Xã hội - 47 phút trước

Cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ nổ xảy ra tại khu công nghiệp Cẩm Khê (Phú Thọ) khiến 1 người tử vong.

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Đời sống - 57 phút trước

GĐXH - Suốt thời gian qua tại làng nghề đúc nhôm tại thôn Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đang “bức tử” hầu hết các sông ngòi, kênh mương, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân sinh sống nơi đây và các vùng lân cận.

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Một ngày cuối tháng 1/2024, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) nhận được tin báo về vụ mất trộm xe máy tại phường Thượng Đình. Khi tiến hành điều tra, phải mất rất nhiều công sức các anh mới tìm ra đối tượng. Tuy nhiên, vào thời điểm đầu tiên, chính các điều tra viên cũng không ngờ rằng, tên trộm xe máy ấy đang che giấu một hành vi tội ác ghê rợn.

24 người chết vì TNGT trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5

24 người chết vì TNGT trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5

Xã hội - 1 giờ trước

Tai nạn giảm trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và bị thương) so với ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5 năm ngoái.

Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội: Bố mẹ nạn nhân đã đến nhận con

Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội: Bố mẹ nạn nhân đã đến nhận con

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội đã trở thành tâm điểm mạng xã hội trong 2 ngày gần đây. Diễn biến vụ việc đang được cập nhật.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 27/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tài xế ô tô ở TPHCM chờ kẹt xe đến cạn xăng trong ngày đi chơi lễ

Tài xế ô tô ở TPHCM chờ kẹt xe đến cạn xăng trong ngày đi chơi lễ

Xã hội - 4 giờ trước

Lượng xe trên đường Võ Nguyên Giáp, Mai Chí Thọ (hướng vào cao tốc) tăng cao, nhiều đoạn xảy ra ùn tắc. Một số phương tiện chờ lên cao tốc quá lâu dẫn đến cạn xăng, chủ xe mệt mỏi quay về.

Đoàn xe sang rước dâu dừng, đỗ giữa đường ở Hải Dương chụp ảnh

Đoàn xe sang rước dâu dừng, đỗ giữa đường ở Hải Dương chụp ảnh

Xã hội - 4 giờ trước

Một đoàn xe sang rước dâu ở Hải Dương đã dừng giữa đường để quay phim, chụp ảnh, gây mất an toàn cho nhiều phương tiện đi đường.

Thông tin mới nhất vụ lật thuyền trên sông Chanh làm 4 người mất tích

Thông tin mới nhất vụ lật thuyền trên sông Chanh làm 4 người mất tích

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Vào sáng nay, thi thể nạn nhân thứ 4 là chị Nguyễn Thị H (SN 1982) được lực lượng cứu hộ, cứu nạn tìm thấy tại khu vực cửa sông Bạch Đằng, gần cầu sông Chanh 2, cách vị trí lật thuyền khoảng 400m.

Bỏ túi 9 kinh nghiệm khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ, cha mẹ không nên bỏ qua

Bỏ túi 9 kinh nghiệm khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ, cha mẹ không nên bỏ qua

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 được nghỉ dài 5 ngày là thời điểm lý tưởng để các gia đình thay đổi không khí. Vì vậy, nhiều gia đình tổ chức đi du lịch xa. Để có kỳ nghỉ vui vẻ, cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản để có kỳ nghỉ trọn vẹn.

Top