Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện chưa kể về giáo viên cắm bản sáng gõ từng nhà, trưa vượt hàng km đưa cơm cho trẻ

Thứ sáu, 08:09 20/11/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Mỗi sáng, các cô giáo mầm non cắm bản tại xã Lâm Hóa phải thức dậy từ sớm, gõ cửa từng nhà sàn để đón trẻ đến trường; trưa, chiều lại lặn lội vượt hàng cây số về trung tâm, chở cơm, cháo lên bản cho học trò.

Vượt hàng km đưa cơm cho trẻ

Trước thềm ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng tôi đã có dịp về với xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), đến thăm cô trò tại Trường Mầm non xã Lâm Hóa.

Có đến tận nơi mới thực sự thấu hiểu được những sự khó khăn, vất vả của những thầy, cô đang hàng ngày bám bản, gieo chữ và lan tỏa những yêu thương đối với học trò dân tộc nơi xã miền núi xa xôi của tỉnh Quảng Bình.

Chuyện chưa kể về giáo viên cắm bản sáng gõ từng nhà, trưa vượt hàng km đưa cơm cho trẻ - Ảnh 1.

Các cô giáo lặn lội vượt hàng cây số về trung tâm, chở cơm, cháo lên bản cho học trò.

Trường Mầm non xã Lâm Hóa hiện có 4 điểm trường với 120 em học sinh, đặc biệt 3 điểm trường nằm ở các bản Kè, Cáo và Chuối hết sức khó khăn, học sinh đều là con em đồng bào Mã Liềng, thuộc dân tộc Chứt.

Cái đói, cái nghèo đeo bám bản làng là vậy, nhưng con chữ vẫn được ươm mầm bởi có những giáo viên cắm bản luôn nặng lòng, tâm huyết với nghề, yêu thương con trẻ.

Tại Lâm Hóa, học sinh mầm non ở các điểm đều ăn bán trú, một bữa chính và một bữa phụ. Thế nhưng điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, các điểm trường lẻ không thể tự nấu ăn cho trẻ, bởi vậy từ cơm trưa, cháo chiều đều phải vận chuyển từ điểm trường chính. Mỗi điểm trường lẻ có 2 giáo viên cắm bản, các cô cứ chia nhau ngày 2 lần xuôi về trung tâm để vận chuyển cơm, cháo cho học trò.

Cô Trần Thị Huyền Trang, giáo viên cắm bản tại bản Chuối đã có 8 năm gắn bó với những đứa trẻ người Mã Liềng. Suốt hành trình đó, cô Trang đã trải qua rất nhiều kỷ niệm, niềm vui và cả nỗi buồn, không biết bao nhiêu lần cô giáo này đã bật khóc trên con đường đi lấy cơm cho trẻ.

Từ  bản Chuối về trường trung tâm gần 5km, cứ đến 10h trưa, cô Trang trên chiếc xe máy của mình lại xuôi về trung tâm chở cơm, đầu giờ chiều lại tiếp tục đi lấy bữa phụ cho cháu. Ngày nắng ráo đã vất vả, đến ngày mưa gió thì gian nan không kể xiết. Đường trơn, bùn lầy, nhiều lần cả cô giáo và xe ngã nhào xuống, toàn bộ cơm đổ hết.

"Có hôm mưa, về đến gần bản rồi mà đường trơn quá, em bị ngã xe đổ hết cơm, canh của cháu, người còn bị thương. Xách những hộp rỗng còn lấm bùn đất vào lớp, nhìn học trò đang chờ cô về, em đã không kìm nổi nước mắt, òa khóc ngay tại lớp khiến các con cũng khóc theo", cô Trang xúc động nhớ lại.

Chuyện chưa kể về giáo viên cắm bản sáng gõ từng nhà, trưa vượt hàng km đưa cơm cho trẻ - Ảnh 2.

Cơm của học sinh được các cơ đóng hộp cẩn thận, sạch sẽ.

Cũng như cô Trang, mỗi khi nhắc đến những tai nạn trên hành trình đưa cơm về bản, cô Trần Thị Dương, giáo viên tại bản Kè, xã Lâm Hóa lại sụt sùi, buồn tủi. Con đường từ bản Kè về trung tâm cũng hơn 5km, đường vùng vèo, trơn trượt, lại còn phải đi qua cầu treo chênh vênh, việc bị ngã xe với các cô giáo như cơm bữa.

Tất cả vì học trò của mình, các cô giáo lại càng cố gắng hơn để vượt qua. Như cô Dương tâm sự, điều sợ nhất không phải ngã xe, chấn thương, mà là học trò không còn cơm để ăn. Có hôm cô giáo đưa cơm về dọc đường thì bị đổ, ở trung tâm cũng không nấu kịp, thế là cô phải lặn lội đi mua mì tôm nấu cho các cháu.

"Yêu nghề, mến trẻ nên chúng tôi phải cố gắng vượt qua mọi khó khăn, lúc nào cũng muốn đưa cơm đến cho cháu thật an toàn. Các cô thường bảo nhau nếu không đi được thì đẩy bộ, lâu một tý, vất vả mấy cũng được, miễn sao bữa trưa, bữa chiều của cháu được đầy đủ", cô Dương tâm sự.

Muốn đủ lớp phải gõ cửa từng nhà

Bên cạnh việc đưa cơm phục vụ học sinh bán trú, công tác giảng dạy, nuôi dưỡng ước mơ cho thế hệ tương lai của các cô giáo mầm non tại xã Lâm Hóa cũng gặp muôn vàn khó khăn khác.

Với đặc thù là điểm trường nằm ở các bản làng dân tộc, suy nghĩ, ý thức về việc học tập cho con cái của đồng bào còn rất nhiều hạn chế. Bởi vậy muốn trẻ đến trường, các cô giáo phải đến từng nhà vận động phụ huynh, đưa các em về lớp.

Nhiều phụ huynh đến nay vẫn bỏ mặc việc con có đi học hay không, họ không chịu đưa trẻ đến trường. Vận động không được, các cô giáo cắm bản tại Lâm Hóa vì thương học trò, đã cố gắng dậy từ sáng sớm, thay phiên nhau vào gõ cửa từng nhà sàn, đón trẻ ra trường, dạy dỗ, chăm lo bữa ăn, giấc ngủ cho các cháu, hết ngày lại dẫn học trò về trở lại nhà.

Chuyện chưa kể về giáo viên cắm bản sáng gõ từng nhà, trưa vượt hàng km đưa cơm cho trẻ - Ảnh 3.

Cô giáo Cao Thị Ánh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Lâm Hóa cũng chia sẻ: "Các cháu mầm non ở Lâm Hóa rất thích đi học bởi đến lớp được các cô cho ăn cơm no, được uống sữa, ăn bánh, chứ ở nhà thì chẳng có, nhiều lúc còn bị đói. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, các cô giáo đều phải nỗ lực và bám bản, bám dân, chăm lo cho học trò".

Cũng theo cô Ánh, ngoài nhiệm vụ chuyên môn hằng ngày, các cô giáo tại Trường Mầm non Lâm Hóa còn thường xuyên vận động, kết nối với các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội thực hiện các chuyến thiện nguyện về điểm trường để giúp đỡ các cháu có cuộc sống no đủ hơn.

Ngày 20/11, với giáo viên miền xuôi, sẽ có những lời chúc, bông hóa chúc mừng của học trò, của phụ huynh, nhưng đối với giáo viên cắm bản thì đó là một điều xa xỉ. Với những giáo viên nơi đây, nụ cười mỗi ngày của học trò, nhìn thấy các em được sống vui tươi, khỏe mạnh học tập là món quà ý nghĩa, vô giá nhất trong ngày 20/11 và cho sự nghiệp gieo chữ nơi vùng xa, biên giới. 

Hùng Trần - Nhật Thành

Hùng Trần - Nhật Thành
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Cộng đồng mạng tranh cãi nguyên nhân vụ tai nạn giữa 2 xe ô tô trên cao tốc

Video: Cộng đồng mạng tranh cãi nguyên nhân vụ tai nạn giữa 2 xe ô tô trên cao tốc

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Xe ô tô có gắn camera hành trình khi đang di chuyển với tốc độ cao thì bất ngờ gặp xe khách chuyển làn mà không chú ý quan sát, không bật đèn tín hiệu, hậu quả va chạm đã xảy ra.

Nghĩ ‘mưu’ chiếm đoạt tiền người khác tại cây ATM

Nghĩ ‘mưu’ chiếm đoạt tiền người khác tại cây ATM

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Phát hiện cây ATM nhả tiền chậm, Bình nói với người rút tiền máy hỏng để chiếm đoạt tiền.

Lo sợ thành tội phạm, nhiều người 'suýt' mất tiền oan

Lo sợ thành tội phạm, nhiều người 'suýt' mất tiền oan

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Thời gian qua, thủ đoạn giả danh, mạo danh cán bộ làm việc trong các cơ quan tư pháp diễn ra khá phổ biến, khiến nhiều người sập bẫy...

Sau tiếng kêu cứu ám ảnh của thiếu nữ 16 tuổi, người tình của mẹ bị bắt

Sau tiếng kêu cứu ám ảnh của thiếu nữ 16 tuổi, người tình của mẹ bị bắt

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Đêm 19/4, nghe tiếng kêu cứu thất thanh của T., hàng xóm chạy lại đập cửa cứu. Tuy nhiên, khi nhìn vào phòng trọ, họ phát hiện thiếu nữ 16 tuổi đã nằm bất động.

2 anh em đạp xe hàng trăm cây số từ Điện Biên đi Hà Nội tìm mẹ

2 anh em đạp xe hàng trăm cây số từ Điện Biên đi Hà Nội tìm mẹ

Đời sống - 4 giờ trước

2 anh em cùng cha khác mẹ đạp xe từ Điện Biên đi Hà Nội để tìm mẹ, khi đến huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình thì mệt quá, được người dân hỏi han, chăm sóc

Bắt giữ nghi phạm đâm chết người trên phố Hà Nội

Bắt giữ nghi phạm đâm chết người trên phố Hà Nội

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình can ngăn vụ ẩu đả, nạn nhân đã bị nghi phạm đâm nhầm dẫn tới tử vong.

Thông tin mới nhất vụ thiếu nữ 15 tuổi nghi bị bạn trai sát hại, chôn xác phi tang trong vườn

Thông tin mới nhất vụ thiếu nữ 15 tuổi nghi bị bạn trai sát hại, chôn xác phi tang trong vườn

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Qua quá trình đấu tranh, bước đầu Lê Phong T. khai nhận do mâu thuẫn tình cảm nên đã ra tay sát hại bạn gái rồi chôn thi thể nạn nhân trong vườn để phi tang...

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc có thể gây dông, lốc, sét, mưa đá về chiều tối và đêm

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc có thể gây dông, lốc, sét, mưa đá về chiều tối và đêm

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Do ban ngày khu vực hứng chịu nền nhiệt cao, mưa dông có thể đi kèm các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Cuộc sống hàng chục hộ dân giữa Thủ đô bị đảo lộn do thiếu cống thoát nước thải sinh hoạt

Cuộc sống hàng chục hộ dân giữa Thủ đô bị đảo lộn do thiếu cống thoát nước thải sinh hoạt

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Do thiếu hệ thống cống thoát nước thải sinh hoạt, nhiều năm qua cuộc sống của rất nhiều hộ dân tại TDP Tó (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị đảo lộn.

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Pháp luật - 8 giờ trước

Không ít vụ xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian qua xảy ra khi nạn nhân chưa đầy 16 tuổi. Đa số thủ phạm đều là những “gương mặt thân quen” như hàng xóm, cha dượng, người thân trong gia đình…

Top