Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chủ quan với tiểu buốt, tiểu dắt, bệnh nhân phải cấp cứu vì điều sai lầm này

Thứ bảy, 19:13 03/07/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thấy khó chịu khi tiểu buốt, tiểu dắt, bà D đã tự mua thuốc kháng sinh uống. Tuy nhiên bà đã phải vào viện cấp cứu vì điều sai lầm này.


Kháng kháng sinh vì tự điều trị viêm bàng quang

Suốt 20 ngày, bà N.T.D, 76 tuổi ở Hà Nội bị tiểu buốt, tiểu dắt thấy khó chịu đã tự mua thuốc kháng sinh uống. Uống 2 đợt thuốc kháng sinh không đỡ, bà đi khám ở một phòng khám tư nhân được chẩn đoán là viêm đường tiết niệu. Một tuần uống thuốc theo đơn không đỡ, bà đã vào bệnh viện kiểm tra.

Tại đây, bác sĩ nghi ngờ tình trạng tiểu buốt, tiểu dắt của bà là do viêm bàng quang. Bệnh nhân đã được chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: Siêu âm ổ bụng, tổng phân tích nước tiểu và cặn nước tiểu, nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu và kháng sinh đồ. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được kết luận viêm bàng quang do Ecoli đa kháng. Do bệnh nhân tự ý điều trị bằng kháng sinh tự mua nên dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh.

Trường hợp như bệnh nhân D chỉ là số ít trong nhiều trường hợp bệnh nhân tự ý mua kháng sinh điều trị dẫn đến kháng kháng sinh phải nhập viện điều trị. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới, nước ta đứng đầu Đông Nam Á về tình trạng kháng kháng sinh, trong đó nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và nhiễm khuẩn đường tiết niệu thấp (viêm bàng quang ở nữ giới) là hai tình trạng nhiễm khuẩn cộng đồng dễ bị lạm dụng kháng sinh nhất hiện nay.

Chủ quan với tiểu buốt, tiểu dắt, bệnh nhân phải cấp cứu vì điều sai lầm này - Ảnh 2.

Ảnh minh họa


BSCKI. Hồ Mạnh Linh - Chuyên khoa Thận tiết niệu (BVĐK Medlatec) điều trị trực tiếp cho bệnh nhân cho biết, viêm bàng quang cấp là bệnh rất dễ gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng phổ biến ở phụ nữ (chiếm khoảng 95%) và có thể mắc tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn E.Coli, đặc biệt ở phụ nữ do cấu tạo của niệu đạo ngắn, lại gần hậu môn. Khi vệ sinh không đúng cách rất dễ vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, đi ngược lên bàng quang gây viêm cấp tính.

Người bệnh không phát hiện, điều trị kịp thời, đúng cách sẽ chuyển thành viêm bàng quang mạn tính. Hơn nữa, nếu điều trị không dứt điểm dễ dẫn tới viêm ngược dòng lên thận gây viêm thận (viêm bể thận), suy thận. May mắn, bệnh nhân D vào viện kịp thời. Sau 2 ngày điều trị nội trú, bệnh nhân đã hết tiểu tiện buốt dắt và xuất viện sau 7 ngày điều trị.

"Bệnh viêm bàng quang cấp cũng có thể gây nhiễm trùng huyết. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến biến chứng suy thận làm giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của bệnh nhân" – BS Hồ Mạnh Linh cho hay.

Cần điều trị bệnh dứt điểm

Các chuyên gia cho biết, khi bị viêm bàng quang cấp người bệnh thường có biểu hiện như tiểu buốt, tiểu máu, nước tiểu có mủ ở cuối bãi, sốt nhẹ… Người bệnh có thói quen đi tiểu nhiều lần trong ngày, một số người không tự chủ được đi tiểu hay bị són.

Những trường hợp bị viêm bàng quang cấp thường, bệnh nhân có thể được kê kháng sinh và điều trị trong một thời gian ngắn là có thể khỏi bệnh. Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần nên không được chủ quan. Người bệnh cần điều trị dứt điểm. Nếu để bệnh tái phát, dai dẳng lâu ngày sẽ dễ chuyển sang mạn tính và rất khó điều trị. Trong quá trình điều trị, dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc theo đúng liều lượng, không tự ý tăng liều lượng hay tự ý bỏ thuốc,… Mọi người cần tránh tự ý mua thuốc điều trị để tránh kháng thuốc. Kháng sinh cần dùng theo đơn của bác sĩ, theo đúng liều lượng đã hướng dẫn.

Bệnh viêm bàng quang cấp tính ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người bệnh. Do đó, để phòng tránh bệnh, mọi người cần chú ý:

- Không nhịn tiểu, nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng, nhu cầu uống nước tăng cao

- Vệ sinh khi đại tiểu tiện đúng cách, lau từ trước ra sau khi đi tiểu với nữ giới

- Tắm vòi hoa sen, hạn chế ngâm mình trong bồn tắm hay tắm dưới ao hồ, sông suối; Tránh sử dụng thuốc thụt rửa âm đạo hoặc thuốc vệ sinh phụ nữ dạng xịt

- Uống đủ nước, có chế độ ăn uống hợp lý để tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm trùng…

Hà My

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 9 giờ trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 9 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Top