Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chủ quan, trẻ mắc ho gà có thể tử vong

Thứ năm, 09:40 09/03/2017 | Y tế

GiadinhNet - Điều kiện thời tiết ẩm, lạnh ở miền Bắc như hiện nay là điều kiện thuận lợi, lý tưởng cho các bệnh về đường hô hấp (trong đó có ho gà) tăng mạnh. Đã có 55 ca mắc, 5 ca tử vong tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Để phòng chống bệnh ho gà, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế ) khuyến cáo người dân nên đưa trẻ đi tiêm vaccine đủ và đúng liều. Ảnh: Chí Cường
Để phòng chống bệnh ho gà, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế ) khuyến cáo người dân nên đưa trẻ đi tiêm vaccine đủ và đúng liều. Ảnh: Chí Cường

Tiêm vaccine - cách phòng bệnh tốt nhất

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): Số liệu cập nhật mới nhất, tính đến ngày 8/3, tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 55 ca mắc ho gà, tập trung ở các tỉnh phía Bắc như Nam Định, Nghệ An, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Hà Nội. Trong đó, Hà Nội là địa phương mắc nhiều nhất. Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho biết đã ghi nhận 12 ca mắc, rải rác ở nhiều quận, huyện. Cũng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đã có 5 ca tử vong vì ho gà (gồm Hà Nội, Nam Định, Cao Bằng, Nghệ An). Một số trẻ mắc ho gà rất nặng phải thở máy, điều trị trao đổi oxy ngoài màng cơ thể (ECMO).

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết: So với số liệu từ năm 2012 đến nay, số mắc không tăng quá nhiều. Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis. Thời tiết ẩm ướt, lạnh chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn này sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Đó là lý do vì sao ở miền Nam Trung Bộ, Nam Bộ ít ghi nhận ca mắc ho gà.

Đáng chú ý, hầu hết (80%) các trẻ mắc ho gà, tử vong vì ho gà đều dưới 3 tháng tuổi. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, điều này không bất thường so với các năm. Đó là do trẻ dưới 3 tháng tuổi chưa đến lịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh ho gà (vì phải trẻ trên 2 tháng tuổi mới được tiêm), tiêm chưa đủ liều, bản thân trẻ không có miễn dịch, hoặc không nhận được miễn dịch từ cơ thể mẹ. Những năm qua, do làm tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, vaccine dịch vụ, tiêm chủng mở rộng đáp ứng đủ nhu cầu tiêm của người dân, tỷ lệ trẻ được tiêm vaccine đạt ở mức rất cao, nên số trẻ đã tiêm vaccine không mắc bệnh ho gà.

Bệnh dễ lây lan, diễn biến nhanh, nặng

TS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ho gà là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh qua đường hô hấp, thường diễn biến nặng, nhanh, dễ tử vong. Bệnh cần theo dõi và cách ly ngay khi phát hiện trẻ mắc bệnh.

Tuy nhiên, bệnh lại thường bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh về đường hô hấp khác như viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên… Do đó, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, cha mẹ trẻ, đặc biệt với những trẻ dưới 3 tháng tuổi, khi thấy con có những biểu hiện điển hình của bệnh ho gà, cần đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa ngay, không chần chừ. Đối với các cơ sở y tế, cần nâng cao khả năng chẩn đoán, phát hiện sớm, nhạy cảm triệu chứng để tăng khả năng điều trị sớm. Việc điều trị sớm giúp giảm tỷ lệ tử vong. Bên cạnh đó, ho gà lây lan rất nhanh, việc phát hiện sớm cũng giúp phòng tránh khả năng lây lan trong bệnh viện, từ bé mắc bệnh sang trẻ khác.

Một vấn đề khác, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, từ bài học kinh nghiệm của dịch sởi 2014, điều quan trọng không để bệnh ho gà lây lan là tránh tuyệt đối việc lây nhiễm chéo của trẻ khi ở viện.

TS Nguyễn Văn Lâm khuyến cáo, cha mẹ cần đưa con đi khám khi thấy bé bị ho để được chẩn đoán đúng. Đặc biệt lưu ý với trẻ nhỏ 1 đến 3 tháng tuổi vì dễ gây biến chứng nặng. TS Lâm cho biết, thực tế nhiều trẻ sơ sinh mắc bệnh ho gà do lây bệnh từ anh chị em, bố mẹ hoặc người chăm sóc mà thậm chí có thể họ không biết có bệnh. Các triệu chứng của bệnh ho gà thường xuất hiện trong vòng 5 – 7 ngày sau khi phơi nhiễm, nhưng đôi khi nó kéo dài tới 3 tuần.

Biểu hiện lâm sàng khá điển hình với những cơn ho dữ dội kéo dài, bệnh ho gà diễn biến: Khởi đầu, bệnh nhi ho kéo dài từ 1-2 tuần với triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên không rõ ràng như chảy mũi, ho nhẹ (phần nhiều là ho về đêm). Ở giai đoạn này, để chẩn đoán phân biệt ho gà rất khó do triệu chứng của ho gà giống với những biểu hiện cảm cúm, viêm đường hô hấp thông thường.

Từ 1-2 tuần kế tiếp, bệnh nhi bắt đầu ho nhiều hơn, ho từng cơn kéo dài, sặc sụa khó kìm hãm, thở rít như tiếng gà gáy. Sau những cơn ho, trẻ thường đỏ mặt hay tím tái cả người do ho nhiều không đủ dưỡng khí để thở, lâu dần gây suy hô hấp, bệnh nhi cũng có thể chảy nhiều đờm dãi, sau đó nôn. Cũng chính những cơn ho dài, dữ dội khiến trẻ mệt, kiệt sức, biếng ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Bệnh thường diễn biến nặng, dễ gây tử vong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản - phổi, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng.

Đối với ý kiến tiêm vaccine cho phụ nữ hoặc phụ nữ mang thai, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, trên thế giới hiện có loại vaccine Adacel (phòng bạch hầu – ho gà- uốn ván) tiêm chung cho người lớn (từ 6-64 tuổi), có thể tiêm cho phụ nữ mang thai. Hiện Bộ Y tế đang giao cho một số đơn vị như Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Cục Quản lý Dược… nghiên cứu vận động đối tượng phụ nữ mang thai nào nên đi tiêm.

Theo nghiên cứu cách đây không lâu được áp dụng tại 3 xã của huyện Lý Nhân (Hà Nam), trên 50 phụ nữ (từ 18-35 tuổi) mang thai trong khoảng 20-32 tuần được tiêm Adacel và 50 thai phụ chỉ tiêm vaccine uốn ván, kết quả cho thấy hiệu quả rõ rệt ở phụ nữ tiêm vaccine adacel. Khả năng phòng bệnh ho gà cho bà mẹ và trẻ sơ sinh (ở bà mẹ được tiêm Adacel) cao gấp 6,39 lần so với bà mẹ không tiêm. Được biết, hiện vaccine Adacel đang được bán ở Việt Nam dưới hình thức dịch vụ với giá khoảng hơn 600.000 đồng/liều và bà mẹ mang thai nên căn cứ vào hướng dẫn của cơ quan y tế để quyết định có nên đi tiêm hay không.

Lịch tiêm chủng vaccine DTP hoặc Quinvaxem:

Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi

Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng

Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng

Mũi thứ 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 2 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 2 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 5 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top