Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chợ hoa Tết Hà Nội: Từ chợ Cầu Đông xưa đến phố Hàng Lược bây giờ

Thứ sáu, 19:00 04/02/2022 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Người Hà Nội ngày nay vẫn có thói quen Tết đến nhiều gia đình kéo nhau tới chợ hoa Hàng Lược để chọn cành hoa, cây cảnh… về trang hoàng nhà cửa đón Tết. Nhưng nhiều người không biết trong lịch sử chợ hoa xuân Hà Nội đã dăm lần "chuyển hộ khẩu".

Người Hà Nội ngày nay đã quen với nếp mỗi dịp Tết đến lại qua chợ hoa Hàng Lược để chọn cho mình những cành hoa, cây cảnh… để trang hoàng đón Tết. Thói quen này có thể đã xuất hiện từ vài đời nay nhưng có thể chưa nhiều người biết trong lịch sử phát triển của mình, chợ hoa xuân của Hà thành cũng đã dăm lần "chuyển hộ khẩu".

Chợ hoa Tết Hà Nội xưa không ở phố Hàng Lược? - Ảnh 1.

Chợ hoa phố cổ ngày nay nằm ở Hàng Lược. Ảnh minh họa.

Theo các sách khảo cứu, người Thăng Long đã biết yêu hoa và trồng cây cảnh từ thời nhà Lý (khoảng thế kỷ XIII – XIV). Đây cũng là lúc xuất hiện những kỹ thuật trồng hoa được ghi chép lại và là khi hình thành những làng trồng hoa ở ngoài thành là Nghi Tàm, Võng Thị để phục vụ cho kinh thành Thăng Long.

Dần dần cái thú thưởng thức tao nhã ấy phát triển, nghề trồng hoa lan dần ra các làng lân cận như Yên Phụ, Quảng Bá, Nhật Chiêu (Nhật Tân), Ngọc Hà, Đại Yên… Càng dịp Tết đến Xuân về, người dân Thăng Long- Đông Đô – rồi đến Hà Nội lại càng trân trọng, yêu mến những cành hoa, cây cảnh bày trong nhà như một thói quen văn hóa đã ngàn đời.

Gu (goût) chơi hoa, cây cảnh của người Hà Nội cũng có sự biến đổi theo thời gian. Khởi đầu là những loài cây gắn với cốt cách người quân tử như cây si, cây sanh, cây thông, cây bách, tre hay trúc, hay hoa là những hoa cúc, thược dược rồi đến thời của những hoa lan, hoa trà với muôn vàn loại. Còn bây giờ thì dường như phong lan lại đang lên ngôi.

Dù vậy thì từ rất lâu nay đào và quất đã trở thành thứ hoa cảnh, cây cảnh không thể thiếu với người dân Hà thành mỗi dịp Tết đến. Lịch sử của thói quen ấy có lẽ gắn liền với nghề trồng quất của làng Nghi Tàm và trồng đào của làng Nhật Chiêu - giờ đây đã trở thành thương hiệu.

Nhưng ngay từ đầu, quất và đào ở những làng này chưa tìm đến phố Hàng Lược để tụ họp vào mỗi dịp xuân sang. Con phố này, khi đó vẫn chỉ là một đoạn sông Tô Lịch chảy qua, có một cái cống bắt chéo nên được gọi là Cống Chéo.

Theo những ghi chép còn sót lại thì chợ hàng hoa trước kia tụ họp ở chợ Cầu Đông - ngày nay là khu Hàng Đường – Nguyễn Siêu để tiện cho các làng nghề chuyển hoa xuống từ sông Nhị Hà. Chợ hoa này càng tới dịp Tết đến thì lại càng tấp nập nhộn nhịp.

Tới thời nhà Nguyễn, năm 1804 khi Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho xây lại thành Thăng Long đã cho đặt một chợ lớn ở cửa chính đông, tiền thân của chợ Đồng Xuân ngày nay. Thời điểm này thì chợ hoa được chuyển một phần qua đây, nhưng người dân vẫn còn giữ thói quen cũ họp chợ trên 2 khu đất ở cạnh chùa Cầu Đông (phố Hàng Đường ngày nay) và cạnh đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm ngày nay) vì gần bến sông, tiện đi lại.

Chợ hoa Tết Hà Nội xưa không ở phố Hàng Lược? - Ảnh 2.

Chợ hoa xuân Hà Nội ngày nay. Ảnh minh họa.

Năm 1889, người Pháp quy hoạch lại thành phố, lấp đoạn sông Tô Lịch chảy qua đoạn này của thành phố, giải tỏa hai chợ trên và dồn vào khu đất của chợ lớn, sau đó xây chợ Đồng Xuân vào năm 1890. Kể từ giai đoạn này thì người dân Hà Nội hình thành thói quen mua hoa, cây cảnh, đặc biệt vào dịp Tết tại đây. Những dịp xuân về, ngoài các hàng hoa thường nhật bán trong chợ Đồng Xuân thì xuất hiện một chợ hoa đặc biệt ở cửa tây là những đào, quất, cúc, thược dược... để các nhà mua về trưng Tết.

Những năm 1940, khi dân số Hà Nội tăng lên, nhu cầu và thói quen trang hoàng nhà cửa những ngày Tết cũng cải thiện thì cái chợ tự phát kia không còn chứa nổi nhu cầu của dân Hà thành. Và từ đó, một chợ hoa ở phố Cống Chéo Hàng Lược bắt đầu hình thành và dần trở thành thói quen, truyền thống.

Chợ này thường bắt đầu tụ họp vào ngày 25 trở đi, thường tan vào ngày 30 Tết. Ngay cả trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt và khó khăn của thời bao cấp, người Hà Nội vẫn giữ thói quen đi chợ hoa mỗi dịp Tết đến. Vì thế chợ hoa Hàng Lược vẫn duy trì sự sống xuyên suốt của mình, trở thành một thói quen, truyền thống, nếp sống của Thủ đô.

Cùng với sự phát triển của đất nước, chợ hoa Hàng Lược cũng liên tục chuyển mình, đặc biệt mạnh mẽ kể từ sau thời kỳ đổi mới với dấu mốc nổi bật là Tết năm 1990.

Ban đầu chợ hoa chỉ kéo dài từ đầu Hàng Lược, tiếp giáp với Hàng Cót cho đến phố Hàng Khoai. Khi ấy chợ bán chung cả đào và quất. Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của tình hình kinh tế xã hội, đời sống người dân được cải thiện, cầu tăng nên cung cũng phải tăng theo khiến chợ hoa phình ngày càng to.

Khoảng năm 1994, chợ hoa Hàng Lược hầu như chỉ tập trung bán đào, còn tại vườn hoa Hàng Đậu gần đó đã hình thành một khu chợ dành riêng cho quất. Khoảng vài năm sau thì chợ hoa Hàng Lược bắt đầu lan ra các khu vực xung quanh như Hàng Cót, Phùng Hưng và ngày nay kéo dài ra cả hết phố Hàng Rươi và một phần phố Hàng Khoai.

Các mặt hàng được bán trong chợ hoa xuân cũng theo đó mà tăng lên theo thời cuộc. Cho tới đầu những năm 1990, chợ hoa Hàng Lược chủ yếu bán đào và quất từ các làng Nghi Tàm và Nhật Tân chuyển về; cùng với đó là lác đác vài loại hoa xuân khác như thược dược.

Nhưng sau đó dần dà xuất hiện thêm hoa mai chuyển từ miền Nam ra, đào rừng từ Tây Bắc về, rồi thủy tiên, phong lan, tulip… và đủ thứ sản phẩm ăn theo ngày Tết như đồ trang trí, phong bao mừng tuổi hay hoa quả trang trí bày mâm cúng….

Trước thời kỳ đất nước đổi mới, Chợ hoa Hàng Lược thường chỉ họp tự phát theo thông lệ. Cứ khoảng 25 tháng Chạp hàng năm, các xe đạp chở đào, quất lác đác xuất hiện với mật độ tăng dần trong những ngày giáp Tết và tan chợ ngay trong sáng 30.

Nhưng từ năm 1990 khi bắt đầu có quy hoạch, tổ chức thì chợ cứ họp ngày một sớm dần, chuyển lên 23 Tết và giờ thường đã bắt đầu từ ngay ngày 20 tháng Chạp; cũng theo đó thì giờ ngay cả tối 30 người dân vẫn còn có thể mua đào, quất.

Nhìn lại sự phát triển của chợ hoa Hà Nội cũng như nhìn thấy sự thay đổi của cuộc sống người dân Thủ đô theo dòng lịch sử. Bởi đơn giản, chơi hoa ngày Tết đã là một thói quen, nếp sống hàng nghìn đời của người dân Hà Nội và dù ở bất cứ thời điểm nào, mỗi dịp Tết đến Xuân về, họ lại có nhu cầu tìm thấy nhau giữa một chợ hoa.


Tuệ Phong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ dài ngày, người Hà Nội đi du lịch Hà Giang, Tuyên Quang, chi phí chỉ hơn 1 triệu đồng/người

Nghỉ lễ dài ngày, người Hà Nội đi du lịch Hà Giang, Tuyên Quang, chi phí chỉ hơn 1 triệu đồng/người

Xu hướng - 14 phút trước

GĐXH - Thay vì đến những điểm du lịch biển nổi tiếng trong kỳ nghỉ lễ, nhiều người dân đã tìm đến những điểm du lịch vùng Tây Bắc để trải nghiệm với giá chỉ hơn 1 tiệu đồng/người.

Giá vàng hôm nay 23/3: Giá vàng SJC phá đỉnh, lập mốc lịch sử, chọn thời điểm nào bán để không bao giờ lỗ?

Giá vàng hôm nay 23/3: Giá vàng SJC phá đỉnh, lập mốc lịch sử, chọn thời điểm nào bán để không bao giờ lỗ?

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 giờ trước

GĐXH - Giá vàng trong nước vẫn chốt mức cao kỷ lục bất chấp giá vàng thế giới giảm nguyên tuần. Chênh lệch giữa kim loại quý trong nước và thế giới đang được nới rộng khá lớn.

Trong quý I/2024, thương mại điện tử tăng trưởng vượt xa kỳ vọng

Trong quý I/2024, thương mại điện tử tăng trưởng vượt xa kỳ vọng

Xu hướng - 3 giờ trước

GĐXH - Quý I/2024, tổng doanh thu trên 5 sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, TikTok đã đạt 71.200 tỉ đồng, tăng trưởng 78,69% so với cùng kỳ năm ngoái.

Người mua nhà đổi "khẩu vị" để hợp túi tiền

Người mua nhà đổi "khẩu vị" để hợp túi tiền

Xu hướng - 3 giờ trước

Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới, thị trường sẽ ghi nhận sự dịch chuyển của nguồn cầu tới những khu vực có giá hợp lý.

4 mẫu smartphone vừa ra mắt tại Việt Nam

4 mẫu smartphone vừa ra mắt tại Việt Nam

Xu hướng - 3 giờ trước

Các thiết bị thuộc phân khúc tầm trung, giá rẻ liên tục được giới thiệu tại thị trường Việt Nam, trong đó có Honor X8b, Oppo A60, Realme C65 và Xiaomi Redmi A3.

7 thực phẩm giúp thải độc, trẻ hóa da từ bên trong, giá chỉ 5 nghìn đồng

7 thực phẩm giúp thải độc, trẻ hóa da từ bên trong, giá chỉ 5 nghìn đồng

Sản phẩm - Dịch vụ - 3 giờ trước

GĐXH - Thêm chanh, nghệ, gừng, dưa chuột... vào chế độ ăn hàng ngày giúp đào thải độc tố, tăng tốc độ tái tạo tế bào, trẻ hóa da.

Loại hạt trước chỉ bỏ đi nay bỗng thành đặc sản, đầu bếp 5 sao săn lùng giá tới 3 triệu/kg

Loại hạt trước chỉ bỏ đi nay bỗng thành đặc sản, đầu bếp 5 sao săn lùng giá tới 3 triệu/kg

Giá cả thị trường - 3 giờ trước

GĐXH - Hạt dổi được nhiều người yêu thích bởi nó mang mùi hương của núi rừng rất độc đáo.

Giao dịch đất nền 'loé sáng' hay 'thị trường giả' của môi giới?

Giao dịch đất nền 'loé sáng' hay 'thị trường giả' của môi giới?

Bảo vệ người tiêu dùng - 17 giờ trước

Nhiều môi giới cho biết, những ngày gần đây đất nền đang có sức nóng cả về giá và giao dịch khiến nhà đầu tư tìm kiếm nhiều.

"Cháy" vé máy bay ngày 1/5 ở nhiều chặng nóng dù giá đắt như vàng

"Cháy" vé máy bay ngày 1/5 ở nhiều chặng nóng dù giá đắt như vàng

Sản phẩm - Dịch vụ - 19 giờ trước

Nhiều chuyến bay về từ các địa điểm du lịch như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng đều đã "cháy" vé vào ngày 1/5 dù giá vé chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4, gửi tiền đâu lãi cao nhất?

15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4, gửi tiền đâu lãi cao nhất?

Sản phẩm - Dịch vụ - 23 giờ trước

Lần đầu tiên trong vòng một năm qua, lãi suất huy động ngân hàng đã quay đầu tăng tại nhiều nhà băng. Số lượng ngân hàng tăng lãi suất đã nhiều hơn so với số ngân hàng giảm lãi suất.

Top