Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Chìa khoá vàng” phát hiện sớm nhất ung thư dạ dày

Thứ ba, 07:14 02/10/2018 | Y tế

GiadinhNet - Việt Nam hiện đứng thứ 18 trong số 20 nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Thống kê khác cho thấy, 70% dân số nước ta mắc vi khuẩn HP - nguyên nhân gây viêm, loét dạ dày, tá tràng, thậm chí ung thư. Cách nào để phát hiện sớm căn bệnh quái ác này?


Nội soi dạ dày tại Bệnh viện Bạch Mai (ảnh bệnh viện cung cấp).

Nội soi dạ dày tại Bệnh viện Bạch Mai (ảnh bệnh viện cung cấp).

Nội soi - cách duy nhất để phát hiện sớm ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư thường gặp. Theo GLOBOCAN (ghi nhận ung thư thế giới) năm 2012 có khoảng 952.000 ca ung thư dạ dày mắc mới, đứng hàng thứ 5 trong các bệnh ung thư hay gặp. Tại Việt Nam, ung thư dạ dày xếp thứ 2 về mức độ phổ biến trong các bệnh ung thư (đối với nam giới, chỉ sau ung thư phổi). Với nữ giới, ung thư dạ dày xếp thứ 5.

PGS.TS Vũ Trường Khanh – Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Việt Nam hiện đứng thứ 18 trong số 20 nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Việc chẩn đoán sớm và chính xác là mục tiêu tiêu nhằm giảm tỉ lệ tử vong do ung thư dạ dày gây nên. Theo nhiều báo cáo, tỷ lệ sống sau 5 năm với bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị lên tới 95%.

Theo phân loại của Nhật Bản, ung thư dạ dày sớm là tổn thương ung thư còn ở lớp niêm mạc, chưa xâm lấn xuống lớp dưới niêm mạc dạ dày. “Để phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày, chỉ có cách duy nhất là nội soi kiểm tra dạ dày”, PGS.TS Vũ Trường Khanh khẳng định.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tỷ lệ phát hiện sớm ung thư dạ dày ở Việt Nam rất thấp, chưa đến 10% bệnh nhân ung thư dạ dày được phát hiện sớm qua nội soi.

“Tại Nhật Bản, hơn 70% người dân được phát hiện sớm ung thư dạ dày nhờ phương pháp nội soi đối với những người có nguy cơ cao. Còn tại Việt Nam, hầu hết bệnh nhân đều phát hiện bệnh này ở giai đoạn muộn, phải áp dụng phương pháp phẫu thuật hoặc hóa trị. Trong khi nếu phát hiện sớm thì chỉ cần cắt bớt niêm mạc dạ dày hoặc cắt bỏ polyp là có thể khỏi bệnh”, GS Hidemi Goto, giảng viên tại Khoa Nội tiêu hóa, Trường ĐH Nagoya (Nhật Bản) trao đổi bên lề hội thảo về tiêu hoá mới được tổ chức tại Bệnh viện Bạch Mai. Một thông tin khác, cũng tại xứ sở mặt trời mọc này, tỉ lệ chữa khỏi bệnh ung thư dạ dày ở nước này rất cao, gần như cao nhất thế giới (trên 80%) do họ có chiến dịch sàng lọc phát hiện sớm, tất cả những người trên 40 tuổi đều được sàng lọc.

Trong những năm gần đây, các bác sĩ chuyên ngành Tiêu hoá của Việt Nam nói chung, Bệnh viện Bạch Mai nói riêng đã được các bác sĩ Nhật Bản hỗ trợ rất lớn trong chuyển giao công nghệ, đào tạo bác sĩ để thay đổi hiệu quả sàng lọc ung thư sớm.

“Ví dụ, để nội soi dạ dày tốt, họ hướng dẫn chúng tôi cho uống thuốc chống tạo bọt để bọt không che tổn thương, bơm căng dạ dày để nhìn rõ tổn thương, chống nhiễm khuẩn cho bệnh nhân”, PGS.TS Vũ Trường Khanh cho hay.

“Ứng phó” với vi khuẩn HP

Một con số thống kê cho thấy, 70% dân số Việt Nam mắc vi khuẩn HP - nguyên nhân gây viêm, loét dạ dày, tá tràng, thậm chí ung thư. Rất nhiều người hiện nay khi đi khám bệnh phát hiện thấy vi khuẩn HP trong đường ruột đã rất hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, các chuyên gia ngành Tiêu hoá cũng lưu ý, không phải ai nhiễm khuẩn HP cũng mắc ung thư dạ dày.

TS Nguyễn Công Long - Phó Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, vi khuẩn HP sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh urease, chất này phá huỷ thành niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và viêm nhiễm mãn tính.

Theo một nghiên cứu mới công bố, tại Hà Nội, cứ 1.000 người có tới 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Còn tại TPHCM, có tới 90% người bị viêm dạ dày có xuất hiện loại vi khuẩn này. Tuy nhiên TS Nguyễn Công Long nhấn mạnh không nên “hoang mang vì con số này”.

“50% dân số thế giới bị nhiễm HP, trong số đó chỉ có một số người nhiễm HP sẽ tiến triển thành bệnh loét dạ dày - tá tràng, chỉ rất ít trường hợp mới thật sự tiến triển thành ung thư dạ dày. Điều này là do mối tương tác giữa chủng HP bị nhiễm với đặc điểm di truyền và các thói quen ăn uống (đặc biệt là hút thuốc lá, ăn các thức ăn mặn hoặc thức ăn được ngâm ướp bảo quản...) của người bị nhiễm. Hầu hết người bị nhiễm HP trong suốt cuộc đời hoàn toàn không có triệu chứng hoặc mắc các bệnh tiêu hóa nghiêm trọng”, TS Nguyễn Công Long nói.

Cũng theo vị chuyên gia này, để phát hiện vi khuẩn HP, có rất nhiều phương pháp, nhưng cách thường dùng trong lâm sàng là: Urease test, test hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân. Mỗi phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao tùy vào từng bệnh nhân cụ thể.

Diệt trừ HP thường sử dụng phác đồ điều trị ba thuốc, trong đó có hai loại kháng sinh và một loại ức chế tiết acid nhóm PPI. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào sự tuân thủ, cơ địa của người bệnh và tính kháng thuốc của vi khuẩn. Vì vậy, có trường hợp cần phải điều trị nhiều lần bằng những phác đồ khác nhau.

Thông thường, nếu không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói…), không có những tổn thương nghi ngờ hoặc có nguy cơ ung thư dạ dày khi đã được thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy hoặc tiền sử gia đình không có người bị ung thư dạ dày thì việc điều trị diệt trừ HP là không cần thiết, vì điều trị tốn kém, tác dụng phụ cao. Vì vậy, điều trị diệt trừ HP chỉ áp dụng cho những trường hợp có biểu hiện lâm sàng, thực thể và được khám bởi bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa.

Hiện nay, y học chỉ ra có 2 con đường lây nhiễm vi khuẩn HP khá rõ nét là qua đường ăn uống và qua phân. Do đó, cách phòng ngừa tốt nhất là nên cách ly không dùng chung đồ ăn khi biết trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP; thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Để giảm các triệu chứng gây ra của viêm loét dạ dày, TS Nguyễn Công Long khuyến cáo, nên thực hiện việc ăn uống điều độ, không quá no, không quá đói, không nên ăn đồ mặn, không thức khuya, giảm stress do công việc cũng như cuộc sống riêng, năng tập thể dục, ngủ đủ giấc rất quan trọng giúp niêm mạc dạ dày kịp thời phục hồi. Bên cạnh đó, cần tránh ăn quá nóng, quá lạnh, đồ ăn khó tiêu hoặc quá cứng cũng như có nồng độ axit quá cao, tránh rượu bia… bởi nếu không tuân thủ các phương pháp trên thì rất có thể khi đã chữa khỏi, vi khuẩn HP vẫn bị tái phát. Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, chỉ test và diệt HP khi có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

Theo khuyến cáo, những trường hợp cần diệt vi khuẩn HP để tránh gây hại đến sức khỏe và tính mạng của mỗi người:

- Loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP (vì không diệt HP thì ổ loét dạ dày, hành tá tràng có thể tái phát).

-Chứng khó tiêu chức năng; thiếu máu, thiếu sắt; Viêm teo niêm mạc dạ dày; xuất huyết giảm tiểu cầu nhưng không rõ nguyên căn.

- Ung thư dạ dày đã phẫu thuật; ung thư dạ dày đã được cắt hớt hoặc cắt tách niêm mạc qua nội soi. Khối u dạ dày: Adenoma, polyp tăng sản, đã cắt hớt niêm mạc.

-Những trường hợp trong gia đình có người bị ung thư dạ dày: Bố, mẹ, anh, chị em ruột.

- Người làm việc ở những môi trường có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày: Khai thác than, quặng…

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 giờ trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 13 giờ trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 2 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Bị cuốn vào gầm máy cày, người đàn ông bị vỡ ngực, tình trạng nguy kịch

Bị cuốn vào gầm máy cày, người đàn ông bị vỡ ngực, tình trạng nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc cày ruộng, người đàn ông ở Bắc Giang bị cuốn vào gầm máy cày, bị các lưỡi phay chém vỡ nát xương ức, đứt động mạch ngực, dập thủy phổi và màng tim...

Cấp cứu bệnh nhân thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ

Cấp cứu bệnh nhân thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Liên tiếp 3 bệnh nhân nhập viện vì nhiễm trùng ổ bụng, thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ.

Bố mẹ tự ý cho con dừng thuốc khi đang điều trị bệnh, bé 5 tuổi nguy kịch

Bố mẹ tự ý cho con dừng thuốc khi đang điều trị bệnh, bé 5 tuổi nguy kịch

Y tế - 5 ngày trước

Thấy tình trạng huyết khối của con được cải thiện, bố mẹ bé trai tự ý dừng thuốc khiến trẻ biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Bị chó nhà hàng xóm tấn công lúc đang quét ngõ, cụ bà phải khâu gần 70 mũi

Bị chó nhà hàng xóm tấn công lúc đang quét ngõ, cụ bà phải khâu gần 70 mũi

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, tất cả các vết thương đều hở, chảy nhiều máu nên phải khâu gần 70 mũi.

Cô gái 26 tuổi tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân mua trên mạng

Cô gái 26 tuổi tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân mua trên mạng

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 26 tuổi đột ngột mất thị lực, tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc chất cấm Sibutramine có trong sản phẩm chị mua trên mạng.

Top