Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Phòng bệnh đặt lên hàng đầu

Thứ hai, 04:00 18/11/2013 | Y tế

GiadinhNet -“Cách tốt nhất để có tuổi già khoẻ mạnh là nâng cao sức khoẻ và dự phòng bệnh tật.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Phòng bệnh đặt lên hàng đầu 1
Người cao tuổi chờ khám bệnh tại BV Lão khoa Trung ương.
Ảnh: H.Nam
 
Phòng bệnh bao giờ cũng hiệu quả hơn là chữa bệnh” - PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) chia sẻ giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam, tại Hội nghị Lão khoa quốc tế lần thứ 2 vừa diễn ra tại Hà Nội tuần qua.
 
Chuyện bên hành lang  bệnh viện

Gần như tuần nào ông Nhật, 86 tuổi (phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội) cũng phải vào BV  Lão khoa Trung ương để kiểm tra sức khỏe và lấy thuốc. Trái gió trở trời, huyết áp tăng cao khiến ông phải vào viện thường xuyên.
 
Trong tổ hưu trí của ông, hầu hết mọi người đều có bệnh. Người ít thì một bệnh, người nhiều thì 3-4 chứng bệnh chồng lên nhau nên cuộc sống luôn phải chịu tác động bởi bệnh tật và tâm lý tuổi già. “Tôi thì khá lạc quan, chứ một số “bạn già” của tôi cũng nhiều vấn đề lắm, lúc quên lúc nhớ lại hay tủi thân. Có người bị trầm cảm, ốm mà con cái chưa kịp hỏi một câu là cụ đã dỗi đòi đến trại dưỡng lão”, ông Nhật tâm sự.

Cùng tới khám bệnh tại BV Lão Khoa Trung ương, ông Nguyễn Minh Lân, 80 tuổi phải ngồi xe lăn vì không thể đi lại bình thường được. Anh Hoàng, con trai ông kể: “Bố tôi bị bệnh Alzeimer, chân tay run, lại hay quên. Vì ông không thể tự đi một mình hay sinh hoạt độc lập được nên luôn phải có sự trợ giúp của con cháu. Nhiều khi ông quên cả tên con cái, lẫn lộn chuyện nọ sang chuyện kia. Cũng may có thuốc và được thăm khám thường xuyên nên ông duy trì được sức khỏe mấy năm nay, sống vui vầy cùng con cháu”.

Tuổi cao kèm theo nhiều bệnh tật là vấn đề quan tâm của người cao tuổi (NCT), ở nông thôn cũng như thành thị. Ngồi với con trên băng ghế chờ đến lượt khám, bà Nguyễn Thị Gio, 83 tuổi từ Hà Tĩnh ra Hà Nội khám bệnh cho biết, trong làng của bà hiện nay chủ yếu là người già. Thanh niên, trung niên đi làm ăn xa, cụ ông phần lớn đều mất trước nên các cụ bà thường cô đơn. “Người già thường xuyên đau ốm, không có ai bên cạnh nên dễ tủi thân lắm. Ở quê tôi giờ cũng có câu lạc bộ dưỡng sinh. Chúng tôi cả đời không tập thể dục nên giờ chân tay cũng cứng kèo, gặp nhau chủ yếu để vui là chính…”, cười móm mém bà Gio nói.

Theo PGS.TS Phạm Thắng - Giám đốc BV Lão khoa Trung ương, NCT là đối tượng chịu nhiều bệnh tật. Trung bình một NCT phải “cõng” từ 2- 3 bệnh trở lên, chủ yếu là các bệnh không lây nhiễm (nhóm bệnh đặc trưng của tuổi già). Ngoài ra, người già rất dễ rơi vào sự cô đơn, trầm cảm. Vì vậy, rất cần tăng cường dịch vụ y tế cũng như xã hội cho NCT. Từ đầu năm 2013 đến nay, BV Lão khoa Trung ương đã tiếp nhận 62.000 trường hợp đến khám chữa bệnh, tăng gấp 5 lần so với năm 2007.
 
Cần phát triển các dịch vụ  hỗ trợ tại nhà

PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho hay, giống như ở nhiều nước đang phát triển khác, hệ thống bệnh viện ở Việt Nam về cơ bản là để đáp ứng các trường hợp bị bệnh cấp, bệnh nặng, sau đợt cấp thì cho về nhà. Tuy nhiên, với NCT thì như vậy chưa đủ vì dự trữ sức khoẻ của người già rất kém. Sau giai đoạn cấp, NCT cần có giai đoạn điều trị nâng cao sức khoẻ, phục hồi chức năng để có thể tái hoà nhập cộng đồng.

“Ngoài ra, vấn đề chăm sóc giảm nhẹ trước khi mất cũng rất cần đối với người già. Nhiều bệnh viện tại các thành phố lớn hiện nay đang trong tình trạng quá tải. Các dịch vụ y tế và xã hội cho người già tại cộng đồng nói chung còn hạn chế. Ngân sách y tế có hạn, trong khi chi phí chăm sóc y tế cho người già rất tốn kém” - PGS.TS Lương Ngọc Khuê bày tỏ. Theo ông, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe NCT ở Việt Nam hiện nay, trước tiên là phải tăng cường sức khỏe và phòng bệnh cho NCT. Thứ hai là, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh Alzheimer và các bệnh mạn tính khác. Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoẻ cho NCT và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho họ. Thông thường ở các nước, một bệnh viện đa khoa khoảng 2.000 giường, thì lão khoa chiếm khoảng 500 giường, bao gồm khoa điều trị bệnh cấp (ngắn hạn), khoa điều trị trung hạn (chăm sóc sau giai đoạn cấp, phục hồi chức năng), khoa điều trị dài hạn (chăm sóc giảm nhẹ) và đội lão khoa di động…

Để tăng cường năng lực quốc gia về chăm sóc sức khỏe cho NCT, việc cần thiết là phải thành lập các bệnh viện chuyên lão khoa. Cần thiết thành lập khoa lão khoa tại các bệnh viện (trừ BV Nhi), điều này đã được ghi trong Luật NCT. Theo quy hoạch phát triển của BV Lão khoa Trung ương đã được Bộ Y tế phê duyệt thì đến năm 2015 sẽ xây dựng BV Lão khoa Trung ương cơ sở 2 với quy mô 500 giường bệnh. Tiếp đến sẽ thành lập BV Lão khoa tại TP HCM và Đà Nẵng.

“Một mô hình nữa rất hiệu quả là Bệnh viện ban ngày (không có giường nội trú, bệnh nhân đến trong ngày, buổi tối về nhà); Xây dựng các hệ thống nhà dưỡng lão dù xu hướng mới hiện nay là giữ người già tại cộng đồng càng lâu càng tốt nhằm giảm áp lực đối với hệ thống y tế. Tuy nhiên để làm được việc này, cần phát triển các dịch vụ hỗ trợ NCT sống tại nhà như dọn nhà, giặt giũ, đi chợ, cung cấp bữa ăn… Điều dưỡng đến nhà chăm sóc, phục hồi chức năng, lao động trị liệu, dịch vụ trông người già theo giờ, tư vấn sức khoẻ, cung cấp dụng cụ trợ giúp, vận chuyển, các CLB vui chơi, giải trí… Đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực thầy thuốc, nhân viên y tế chuyên ngành lão khoa cũng như đảm bảo an sinh xã hội cho NCT… là rất cần thiết”, PGS. TS Lương Ngọc Khuê cho biết. 
“Lão khoa – Một tương lai không thể bỏ qua của hệ thống y tế”
Giáo sư M. Berthel - Khoa Lão khoa, Trường Đại học Strasbourg (Pháp) đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Lão khoa Quốc tế lần thứ 2, trong phần báo cáo về NCT và hệ thống chăm sóc sức khỏe. Câu nói này là một sự thật mà bất cứ một nền y tế nào cũng phải thừa nhận, trong đó có Việt Nam.
Hoài Nam
giangthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 3 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 17 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số và chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, thử thách.

Bất cẩn khi ăn nhãn, bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ suýt chết

Bất cẩn khi ăn nhãn, bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ suýt chết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trong lúc ăn nhãn, bé gái 5 tuổi (Phú Thọ) bất ngờ bị ho sặc, hóc, khó thở, tím tái. Người nhà sơ cứu tại chỗ nhưng không hiệu quả.

Hơn 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 biện pháp

Hơn 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 biện pháp

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Chiều tối 24/3, Bộ Y tế đưa ra thông tin về trường hợp mắc cúm A/H5N1 đầu tiên trong năm 2024 đã tử vong và đưa ra 5 biện pháp để phòng chống.

Xúc động đám cưới ngay trên giường cấp cứu, chú rể nằm 'đón' dâu

Xúc động đám cưới ngay trên giường cấp cứu, chú rể nằm 'đón' dâu

Y tế - 5 ngày trước

Trước ngày diễn ra đám cưới 1 tuần, chú rể bất ngờ bị bệnh nặng phải điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Lạng Sơn.

Top