Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc thuốc?

Thứ tư, 07:30 11/10/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Việc uống thuốc với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi là khó tránh vì sức đề kháng của trẻ còn yếu kém nên rất dễ bị nhiễm các bệnh thông thường. Tuy nhiên, việc cho trẻ uống thuốc nếu không cẩn thận có thể gây nên tình trạng ngộ độc thuốc, trẻ có thể tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.


Các gia đình nên cất giữ tất cả các loại thuốc trong tủ có khóa an toàn.

Các gia đình nên cất giữ tất cả các loại thuốc trong tủ có khóa an toàn.

Thuốc nào dễ khiến trẻ bị ngộ độc?

Theo ghi nhận từ các bệnh viện chuyên Nhi đã từng xử trí ngộ độc thuốc ở trẻ em, một số loại thuốc thường gây ngộ độc cho trẻ là thuốc kháng Histamine (thuốc chống dị ứng), thuốc á phiện, thuốc ngủ, thuốc nhỏ mũi (Naptazoline), thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau nhức các loại… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc ở trẻ, phụ huynh cần chú ý như sau:

- Người nhà tự ý mua thuốc về nhà điều trị cho trẻ mà chưa có chỉ định của bác sĩ, vì không rõ liều dùng an toàn nên khi cho trẻ uống phụ huynh có thể cho uống quá liều có thể làm cho trẻ bị ngộ độc.

- Một số phụ huynh vì tâm lý “nóng vội” muốn trẻ mau chóng hết bệnh nên tự ý tăng liều thuốc cho trẻ cũng dễ dẫn đến ngộ độc, cũng không ít cha mẹ vì quá bận rộn nên sử dụng toa thuốc cũ cho trẻ uống cũng vô tình gây hại cho trẻ.

- Trẻ nhỏ bị ngộ độc thuốc đôi khi do người lớn bất cẩn để thuốc điều trị thường dùng trong các hộp đựng bánh/kẹo hoặc hộp đựng bánh/mứt (nhất là những loại thuốc có màu xanh, đỏ) làm trẻ nhỏ lầm tưởng là thức ăn hay “kẹo” nên tự ý lấy ăn dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc. Nhiều gia đình chưa chú ý việc cất giữ thuốc cẩn thận trong nhà, đặc biệt là những gia đình có trẻ tầm 2 - 3 tuổi rất thích khám phá nên nguy cơ uống nhầm thuốc của người lớn dẫn đến ngộ độc là điều khó tránh.

- Một số phụ huynh thấy con biếng ăn thường xuyên, người gầy (ốm) nên khi nghe bất cứ ai mách bảo có những loại thuốc “thần dược giúp trẻ ham ăn chóng lớn” là tìm mua bằng được cho trẻ uống. Cũng đã có nhiều trường hợp ngộ độc thuốc xảy ra do cha mẹ cho trẻ uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc, không rõ thành phần rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

- Ở lứa tuổi lớn hơn, khoảng tầm 10-17 tuổi, tâm sinh lý của trẻ đang có nhiều thay đổi nên rất nhạy cảm với những xung đột trong cuộc sống như trẻ bị cha mẹ hoặc thầy cô chê bai hoặc chỉ trích vì học hành sút kém, cha mẹ thường xuyên cãi vã, to tiếng khiến dễ bị tổn thương. Đã có nhiều trường hợp ngộ độc thuốc do tự tử ở trẻ em được cấp cứu tại bệnh viện là do buồn chuyện gia đình, do bị điểm kém hay bị cha mẹ, thầy cô la mắng.

Dấu hiện nhận biết trẻ bị ngộ độc thuốc

Dấu hiệu giá trị nhất trong việc xác định trẻ có nguy cơ bị ngộ độc thuốc là cha mẹ phát hiện xung quanh trẻ có những vỉ thuốc dở dang, những bao đựng thuốc bột bị xé hoặc những chai đựng thuốc của người lớn bị văng tung tóe… trẻ thực sự bị ngộ độc thuốc khi có những biểu hiện sau đây:

- Ở đường tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nhất, vì thuốc gây ngộ độc sau khi trẻ uống sẽ tác động trực tiếp tại đây khiến trẻ kêu đau bụng nhiều, trẻ buồn nôn, nôn ói nhiều, một số trẻ bị tiêu chảy.

- Đường hô hấp: Trẻ đột ngột ho sặc sụa nhất là trẻ nhỏ vì tâm lý hoảng sợ, nặng hơn trẻ có biểu hiện thở nhanh, tím môi, thậm chí khó thở.

- Hệ thần kinh: Với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau như trẻ bị hôn mê hoặc co giật toàn thân, run tay chân, run giật cơ (ở mặt, ngực, đùi, cánh tay), yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có thể gây liệt hô hấp, rối loạn nhịp tim.

- Tăng tiết: Trẻ bị tăng tiết đàm nhớt ở cổ họng hay đường hô hấp, dịch tiêu hóa tăng bất thường, tay chân lạnh vì vã mồ hôi, chảy nước miếng nhiều.

Cha mẹ cần làm gì?

Điều quan trọng đối với các bậc phụ huynh khi đứng trước tình huống trẻ bị ngộ độc thuốc là phải “thật bình tĩnh thực hiện biện pháp sơ cứu ban đầu đúng cách” sau đây để bảo vệ trẻ trước những tác hại gây ra do tình trạng ngộ độc thuốc:

- Cách tốt nhất là cha mẹ cần xác định xem trẻ đã uống nhầm loại thuốc gì? Với liều lượng bao nhiêu? Cần mang theo mẫu thuốc hoặc chai/lọ đựng thuốc mà trẻ đã uống báo cho bác sĩ biết, sẽ giúp trẻ được điều trị tích cực bằng những biện pháp giải độc thích hợp nhất, giúp trẻ vượt qua cơn nguy hiểm nhanh chóng.

- Khi biết trẻ bị ngộ độc thuốc, phụ huynh hãy giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng, tuyệt đối không đặt trẻ ở tư thế nằm để các chất trong dạ dày khi trẻ đang bị nôn ói nhiều không trào lên thực quản, rồi vào khí phế quản, vào phổi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.

- Nếu thấy trẻ tỉnh táo, chưa bị nôn trớ, quan sát trẻ thấy còn phản ứng tốt, cha mẹ hãy giúp trẻ nôn/ói để loại bớt chất độc hại ra ngoài cơ thể, cha mẹ có thể dùng ngón tay của mình (tốt nhất nên quấn thêm miếng gạc mềm, sạch) kích thích nhẹ nhàng vào vùng sàn họng trẻ (chỗ lưỡi gà) giúp trẻ có thể nôn/ói bớt loại thuốc đã uống, chú ý động tác kích thích gây nôn cần nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương vùng họng của trẻ. Tuyệt đối không được gây nôn trong trường hợp trẻ đã bị hôn mê, trẻ đang lên cơn co giật, đặc biệt là những trường hợp nghi ngờ trẻ vừa bị ngộ độc thuốc vừa uống nhầm hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như axit, bazơ hoặc xăng dầu, người lớn tuyệt đối không được gây nôn cho trẻ. Nếu trẻ than đau rát vùng họng phụ huynh có thể cho trẻ uống vài ngụm nước lọc sạch hoặc nước sôi nguội để làm dịu cơn đau, chú ý cho trẻ uống thật từ từ để tránh tình trạng trẻ bị nuốt sặc.

- Sau sơ cứu ban đầu, người nhà cần nhanh chóng đưa trẻ tới ngay bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc cho trẻ.

Phòng ngừa tình trạng ngộ độc thuốc ở trẻ em

Để đảm bảo sự an toàn cho trẻ trước nguy cơ ngộ độc thuốc có thể gây hại đến tính mạng của trẻ, phụ huynh cần chú ý những nguyên tắc phòng ngừa sau đây:

- Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi chưa được bác sĩ khám và kê đơn. Cần cho trẻ uống thuốc đúng và đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Để thuốc ngoài tầm thấy, tầm với của trẻ, tốt nhất là nên cất giữ tất cả các loại thuốc điều trị của gia đình trong tủ có khóa an toàn.

- Không nên uống thuốc trước mặt trẻ, trẻ sẽ để ý và bắt chước lấy thuốc uống một cách vô tình.

- Không để thuốc trong các chai nước uống (các loại thuốc nước), hộp kẹo, hộp đựng thức ăn, đề phòng trẻ nhầm tưởng là nước ngọt hoặc bánh/kẹo sẽ lấy uống.

- Không lấy các loại thuốc viên có màu xanh, màu đỏ cho trẻ chơi để dỗ trẻ ăn.

- Với các bà mẹ đang cho con bú, khi dùng thuốc phải có sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ điều trị, vì có một số loại thuốc có thể truyền qua sữa mẹ gây ngộ độc cho trẻ khi bú sữa mẹ.

- Không cho trẻ uống những loại thuốc không rõ loại, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các loại thuốc Đông y bán dạo với lời quảng bá thật hấp dẫn.

ThS.BS Đinh Thạc

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 9 giờ trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 12 giờ trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Top