Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cấy chỉ có chữa được đau đầu, đau vai gáy?

Thứ ba, 08:27 18/09/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Phương pháp điều trị đau vai gáy đang được nhiều người ưa chuộng là cấy chỉ. Hiệu quả của phương pháp này thế nào? Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia y tế.


Bệnh nhân đang được thực hiện cấy chỉ.     Ảnh: T.G

Bệnh nhân đang được thực hiện cấy chỉ. Ảnh: T.G

Khỏi nhức đầu đau vai gáy chỉ bằng mấy sợi chỉ

Nửa tháng trước, anh Nghiệp (ở Sơn Tây, Hà Nội) đầu cứ ong ong, cổ cứng, vai trái đau nhức. Đi khám bác sĩ đã cho thuốc uống nhưng không khỏi dứt điểm. Vợ anh bảo ra hiệu thuốc mua kháng sinh uống thêm cho nhanh khỏi, anh nhăn nhó bảo rằng ngành Y tế đang giảm vấn nạn dùng kháng sinh, nên muốn chữa bệnh bằng cấy chỉ, chỉ 30-40 sợi chỉ là hết đau đầu, đau cổ vai gáy, kể cả đau khớp vai, thắt lưng… cũng hết. Và chỉ sau một lần cấy chỉ, anh đã khỏi đau nhức khó chịu, không phải dùng viên thuốc nào.

Bà Phan Thị Đào (ở Trực Ninh, Nam Định) hơn chục năm bị đau nhức vai, lan xuống lưng, hông, bàn chân, thậm chí đêm nằm không nhấc được chân lên, đi lại khó khăn… Lâu ngày bên tay, chân đau ngại vận động nên teo nhỏ hẳn, tinh thần mệt mỏi. Bác sĩ chẩn đoán là bà bị thoái hóa đốt sống cổ, khớp vai, đã chữa nhiều nơi, uống đủ loại thuốc… Rồi bà được mách cách chữa bệnh bằng cấy chỉ. Sau 2 lần điều trị, bà đã giảm đau nhiều, ăn ngủ tốt hơn, ngủ ngon, tăng cân, cơ đùi phải đã hết teo… cơ thể ổn định.

Theo Thầy thuốc Ưu tú - bác sĩ Quách Tuấn Vinh (Giám đốc Trung tâm Cấy chỉ PHCN Minh Quang, Phó Chủ tịch Hội Đông y quận Hoàn Kiếm Hà Nội), chứng bệnh đau đầu, cổ vai gáy, đau quanh khớp vai… rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, nhất là khi thời tiết vào thu. Cơn đau nhức dần lan xuống bả vai, cánh tay, làm tê mỏi cánh tay, ngón tay, làm vận động ở quanh khớp vai bị hạn chế, lực cơ giảm yếu dần… Nếu không chữa trị kịp thời những điểm đau lan rộng ở mô mềm chung quanh khớp vai, lâu dần cánh tay, ngón tay bị mất cảm giác, cơ quanh khớp vai có thể bị co rút, bị teo do ít hoạt động, mỏm vai bị xốp hóa… khiến khớp vai đau khi làm việc ở tư thế vai giang, ảnh hưởng khả năng hoạt động của khớp khuỷu, tê bì các chi… Triệu chứng này gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, làm giảm chất lượng cuộc sống. Nhiều trường hợp đau cấp còn gây sốt cao, phải cấp cứu.

Nguyên nhân gây chứng bệnh này thì nhiều, nhưng thời tiết chuyển mùa, ngồi phòng máy lạnh lâu, dầm mưa, dãi nắng, nằm nghiêng, co quắp khi ngủ… rất dễ mắc và hay tái phát. Bệnh này phiền toái, để lâu sẽ biến chứng teo cơ, liệt chi, liệt… nên chữa bệnh sớm là rất cần thiết.

Cấy chỉ một lần không thể khỏi vĩnh viễn

Theo BS Phan Văn An, Trưởng khoa Đông y (Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba), có nhiều cách hỗ trợ điều trị đau đầu, đau quanh khớp vai, đau cổ vai gáy: Thuốc Tây giảm các triệu chứng; Các loại thuốc khác phải qua hệ tuần hoàn thẩm thấu vào mô bệnh, nhưng việc tuần hoàn máu vùng vai kém, hiệu quả hỗ trợ điều trị không cao: Phương pháp vật lý trị liệu (xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt…) cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau tạm thời… sau đó các triệu chứng trở lại.

Phương pháp cấy chỉ huyệt đạo được bác sĩ chỉ định dựa trên kinh nghiệm chữa bệnh của châm cứu và áp dụng tiến bộ của khoa học, kỹ thuật rất hiệu quả, đang được bác sĩ dùng chữa trị đau đầu, đau cổ vai gáy, đau quanh vai… Chỉ 20-30 sợi chỉ Catgut (mỗi sợi dài 2-4 cm) cấy vào huyệt vị của hệ kinh lạc duy trì kích thích 20-25 ngày sẽ cải thiện khí huyết vùng cấy chỉ, vùng bị liệt, tăng trương lực các sợi cơ… Tùy bệnh mà cấy từ 1- 6 lần, mỗi lần cấy cách nhau 15 - 20 ngày.

Sau khi cấy chỉ, các triệu chứng đau, mỏi giảm dần, cơ thể cân bằng âm dương, tăng cường miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, và phục hồi vận động cho người bị liệt… không phải uống thuốc. Châm cứu phải làm 1-2 ngày/lần, nhưng cấy chỉ huyệt đạo chỉ cần chữa 2-3 tuần/lần, thời gian có thể lâu hơn nữa. Người bị tê bì chân tay sau 1-3 đợt cấy chỉ hầu hết thoát được chứng tê bì chi lúc giao mùa, tay chân ấm áp, khí huyết điều hòa, mà không phải dùng thuốc.

Nhiều người nhầm tưởng cấy chỉ huyệt đạo là khỏi vĩnh viễn các chứng đau đầu, đau vai gáy, đau quanh vai… Nhưng không phải thế, cấy chỉ huyệt đạo giúp khỏi bệnh hoàn toàn ngay thời điểm đó. Dưới tác động của sợi chỉ trong các huyệt đạo thì mùa đó, năm đó không tái phát bệnh. Nhưng khi cơ thể giảm sức đề kháng, khí hậu môi trường thay đổi thì bệnh vẫn có thể tái phát và phải cấy lại, chứ không phải cấy chỉ một lần mà khỏi vĩnh viễn.

Ai không nên dùng, nên cấy chỉ ở đâu?

Khi bị đau đầu, cổ, vai gáy, khớp vai cần sớm đi khám chuyên khoa trước để chẩn đoán chính xác, có y lệnh điều trị đúng. Nhưng những người sau các bác sĩ không điều trị bằng cấy chỉ:

Người bệnh đang sốt; Người tăng huyết áp, trên 180/140 mmHg; Bệnh nhân có chống chỉ định về châm cứu; Phụ nữ có thai; Người có dị ứng với chỉ Catgut

Theo TTƯT – BS Quách Tuấn Vinh, cấy chỉ huyệt vị điều trị cho nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh lý về hô hấp mạn tính, thoát vị đốt sống cổ, khớp vai, thoái hóa cột sống, đĩa đệm, bệnh về vận động, bệnh cơ, xương, khớp, bệnh về thần kinh… là bệnh chủ yếu chữa cấy chỉ huyệt đạo rất tốt. Dù chữa bệnh gì cũng đòi hỏi kỹ thuật chính xác của huyệt, an toàn tuyệt đối… Vì vậy người dân cần đến các cơ sở cấy chỉ chuyên khoa uy tín, tin cậy có các y bác sĩ được đào tạo bài bản thuần thục về châm cứu, cấy chỉ huyệt đạo để họ vừa làm vừa theo dõi để xử lý khi bệnh nhân có biểu hiện khác thường.

Trước khi cấy chỉ:

Không dùng rượu bia, chất kích thích.

Tắm rửa vệ sinh sạch.

Ăn chút trước khi cấy, không để bụng quá no, quá đói.

Sau khi cấy chỉ:

Bệnh nhân cần nằm nghỉ tại chỗ 15 phút để được theo dõi. Không có vấn đề gì thì được về ngay.

Hai ngày sau cấy chỉ không làm việc nặng, không làm việc quá nhiều, không uống rượu bia, không thể dục mạnh. Hạn chế tiếp xúc với nước ít nhất 6-8 giờ.

Lưu ý:

- Để phòng ngừa, làm chậm quá trình loãng xương, thoái hóa khớp cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, magie, kali, các vitamin B (B1,B2,B6), C, D, E, omega 3; các thực phẩm giàu canxi, ăn nhiều rau xanh, hoa quả…

- Tránh thực phẩm dầu mỡ và chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cà phê…).

TTƯT – BS Quách Tuấn Vinh

Uyển Hương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 9 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 10 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 11 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 13 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 14 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 18 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top