Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cậu bé kéo vợ về nhà từ thuở 13

Thứ tư, 16:15 18/11/2015 | Dân số và phát triển

Hè lớp 7, cậu nhóc Thồ Mí Chơ rủ thêm mấy người bạn đi "kéo vợ" về nhà, vì "nó cũng thích mình rồi".

Nhìn cậu nhóc lớp 9A, trường cấp 2 Cán Chu Phìn (Mèo Vạc, Hà Giang) cao chưa đầy mét rưỡi, mép mới lún phún vài cọng ria, không mấy ai nghĩ em đã có vợ gần hai năm. Thấy có người hỏi "đi học nội trú thế này có nhớ vợ không", cậu chàng tỏ vẻ ngượng ngùng, lắc đầu "Em chưa cưới vợ đâu". Nhưng lúc thấy mấy cô bạn cùng lớp đứng gần đó nhìn mình cười cười, Mí Chơ thanh minh: "Em kéo vợ về rồi nhưng hai đứa chưa đủ tuổi nên chưa tổ chức cưới và ủy ban không đồng ý đâu".

Cậu bé Thồ Mí Chơ đang học lớp 9 và đã lấy vợ từ năm lớp 7. Ảnh: MT.
Cậu bé Thồ Mí Chơ đang học lớp 9 và đã lấy vợ từ năm lớp 7. Ảnh: MT.

 

Thồ Mí Chơ là con út trong một gia đình dân tộc Mông có 7 người con. Năm anh trai và một chị gái của Chơ đều đã lập gia đình, ra ở riêng. "Hè năm lớp 7, bố mẹ bảo là cho em hai lựa chọn, bỏ học ở nhà giúp gia đình hoặc kéo vợ về để có người làm. Em không muốn bỏ học nên rủ bạn đi kéo vợ", Mí Chơ kể.

Cô gái cậu chọn hơn cậu một tuổi, nghỉ học từ lớp 5, "khá xinh nên em cũng thích, nó cũng ưng em". Vì lúc đó Chơ mới 13 tuổi nên hai gia đình chỉ đến nói chuyện với nhau rồi "cô dâu" về nhà chồng chứ không tổ chức lễ cưới gì. "Bao giờ em đủ 20 tuổi mới đi đăng ký và làm lễ", Chơ nói.

Cậu kể bố mẹ đều đã già, nhà lại nuôi 3 con bò, hai con lợn to, một đàn lợn con nên vợ khá vất vả, dù nắng hay mưa cũng phải đi cắt cỏ, nấu cám... Sau khi lấy vợ, Chơ tiếp tục đi học ở trường nội trú cách nhà vài kilomet. "Hôm nào học cả ngày thì em ở lại trường, còn cuối tuần hay ngày nào chỉ học buổi sáng thì tối em về với vợ. Em cũng không giúp được nhiều, thi thoảng đi cắt cỏ cùng thôi", Chơ nói.

Được hỏi về cuộc sống sau khi lấy vợ, cậu nhóc lắc đầu: "Vất vả lắm". "Mấy tháng đầu có vợ em cũng thích nhưng giờ thì... Ra ngoài em thấy nhiều con gái xinh hơn mà không được trêu, không được thích vì đến chết cũng chỉ được có một vợ thôi", Chơ giải thích.

Chị Nguyễn Thị Loan, giáo viên chủ nhiệm của Mí Chơ, cho biết, lớp chị có 3 bạn nam đã lấy vợ, một bạn nữ có chồng và đang mang bầu. "Những em này thường ít tham gia các hoạt động tập thể hơn. Đôi khi, có thể thấy được gánh nặng gia đình thể hiện sự ưu tư trên gương mặt, đôi mắt các em".

Trong suốt 8 năm công tác tại trường, hầu như năm nào chị Loan cũng gặp cảnh học sinh lấy vợ, lấy chồng, có em sau đó bỏ học luôn và thường là các bạn nữ. "Các em gái ở đây vẫn nặng nề suy nghĩ cũ về bổn phận của người vợ với chồng và gia đình chồng. Ít em đi học sau cấp 2. Trước đây tình trạng này nhiều lắm, mấy năm nay đã giảm đi", chị nói.

Người chồng 18 tuổi và người vợ 17 tuổi đang đi làm nương. Họ đã có con 8 tháng tuổi. Ảnh: Lầu Thị Dính.
Người chồng 18 tuổi và người vợ 17 tuổi đang đi làm nương. Họ đã có con 8 tháng tuổi. Ảnh: Lầu Thị Dính.

 

Một giáo viên lớp 9 khác kể, sau đợt nghỉ hè vừa rồi, khi nhận lớp mới, chị phát hiện thiếu một em so với sĩ số. Đó là em Hạ Thị Súa, 14 tuổi. Chị tìm tới nhà thì biết Súa đã lấy chồng, có bầu to vượt mặt. "Em ấy nhỏ nhắn, sức khỏe cũng không được tốt nên đợt tháng 9 vừa rồi sinh con nhưng chỉ sau 3 ngày thì em bé mất, tội nghiệp lắm", cô giáo kể. Chị đã tới nhà Súa 6 lần để vận động em trở lại lớp nhưng em xấu hổ không muốn quay lại, gia đình chồng cũng không đồng ý. Chồng Súa là một bạn học cùng khối, khác lớp em.

Anh Sùng Mí Chả, phó chủ tịch phụ trách văn hóa xã, cho biết, địa phương có tục kéo vợ - khi một người con trai thích cô nào (và thường đã được ưng thuận) thì sẽ cùng một số bạn bè đến một địa điểm gặp cô ấy rồi kéo về nhà làm vợ. Nếu sau 3 ngày cô gái chấp nhận ở lại, không bỏ về, nhà gái không tới đòi người thì coi như nhà trai đã kéo vợ thành công. Nếu chưa đủ tuổi, hai bên chưa làm lễ cưới và không được đăng ký kết hôn.

Theo anh Chả, năm nay xã có 70 em ở độ tuổi vào cấp 3 thì chỉ có 10 em đi học. Các em nghỉ học thì thường lấy vợ, chồng sớm. Với các trường hợp tảo hôn, địa phương chỉ vào cuộc khi nhà gái có đơn đề nghị, tố cáo, trong khi hầu hết họ đều đồng thuận. Không những thế, nhiều trường hợp, trẻ gái đã có thai to, cán bộ xã phát hiện tảo hôn cũng không biết giải quyết thế nào.

Tình trạng tảo hôn có từ xưa và đến nay với người Mông nơi đây, nhiều trẻ vẫn kết hôn rất sớm, có thể do nhà trai muốn con lấy vợ để có thêm lao động, giúp việc đồng áng, còn nhà gái yên tâm gả được con, lại có được một khoản hồi môn từ 25 tới 40 triệu đồng. Cũng có những bố mẹ đến kéo bằng được con về, không cho lấy chồng, nhưng số này khá hiếm.

Một bạn nam lớp 11 đang cố kéo bạn nữ về làm vợ. Ảnh: Vừ Mí Vừ.
Một bạn nam lớp 11 đang cố kéo bạn nữ về làm vợ. Ảnh: Vừ Mí Vừ.

 

"Chúng tôi cũng chỉ dám nhắm đến mục tiêu nâng dần độ tuổi kết hôn của các em lên, như trước đây là 13-14 thì dần dần sẽ là 15, 16 rồi 17, 18... chứ không kỳ vọng có thể chấm dứt ngay bởi tảo hôn đã tồn tại quá lâu và ăn sâu trong đời sống người dân", chị Nguyễn Thị Biên, cán bộ văn phòng của Tổ chức Plan tại Hà Giang (tổ chức phi chính phủ đang thực hiện dự án chống tảo hôn tại Hà Giang), cho biết.

Tuy nhiên, một cán bộ dự án khác thừa nhận, muốn chấm dứt tình trạng tảo hôn ở xã này, việc tuyên truyền, vận động chỉ là một phần bởi gốc rễ vấn đề còn liên quan tới nhiều yếu tố kinh tế, xã hội khác. "Đời sống khó khăn, trẻ không có điều kiện để học lên cao, cực ít em gái học tới cấp 3, nghỉ ở nhà các em quanh quẩn việc đồng áng. Nhiều em chia sẻ đến 18 tuổi chưa có ai lấy là thuộc dạng ế và khi đó chỉ có hai con đường: ở nhà làm bà cô hoặc sang Trung Quốc lấy chồng. Các em trai cũng không hơn mấy, nếu không đi làm thuê ở xa thì ở nhà cũng lấy vợ sớm thôi", vị này nói.

Theo Minh Thùy/VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Top