Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh giác với bệnh tay - chân - miệng biến chứng nặng

Thứ bảy, 08:01 14/10/2017 | Y tế

GiadinhNet - Hà Nội đang vào mùa bệnh tay - chân - miệng khi số ca mắc bệnh không ngừng tăng theo từng tuần. Các chuyên gia y tế nhận định, đây là thời điểm TP Hà Nội phải đối mặt với bệnh bùng phát mạnh mẽ nhất. Hiện đã ghi nhận một số ca có diễn biến nặng, có biến chứng.


Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi mắc tay - chân - miệng ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: T.Nguyên

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi mắc tay - chân - miệng ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: T.Nguyên

Số ca mắc tay - chân - miệng không ngừng tăng

Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận trên 70.000 trường hợp mắc tay - chân - miệng tại 63/63 tỉnh, thành. Tại TPHCM, tính đến tháng 10, đã có hơn 4.000 ca mắc tay - chân - miệng phải nhập viện, trong đó tuần qua có gần 100 trẻ phải nằm viện điều trị.

Còn theo thống kê từ Sở Y tế TP Hà Nội, số ca mắc bệnh tay - chân - miệng có xu hướng tăng trong vài tuần gần đây. Tuần qua có 97 trường hợp (tăng 8 trường hợp so với tuần trước). Lũy tích năm 2017 có 513 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng, không có trường hợp tử vong.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện hiện điều trị nội trú cho 5 ca tay - chân - miệng, mỗi bệnh nhi sẽ nằm điều trị khoảng 2-3 ngày. Còn tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, mỗi ngày, Khoa Nhi tổng hợp của bệnh viện tiếp nhận khám, điều trị cho hàng chục lượt bệnh nhi mắc bệnh tay - chân - miệng. Trong số gần 100 bệnh nhi điều trị tại Khoa, có 30% mắc các bệnh truyền nhiễm. Ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội ngày cuối tuần, riêng tại buồng bệnh lây tại Khoa Nhi tổng hợp (Tiêu hóa - Dinh dưỡng - Lây) đã có 7-8 bệnh nhi mắc tay - chân - miệng điều trị nội trú, đa số là trẻ dưới 3 tuổi. Phần lớn bệnh nhi được điều trị theo dõi bình thường, tuy nhiên đã ghi nhận một vài trường hợp có biến chứng trở nặng.

Ở Khoa Nhi tổng hợp, bé Nguyễn Bảo L (2 tuổi, ở Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) nhập viện đã sang ngày thứ tư. Mẹ bé cho biết, trước khi vào viện, bé sốt rất cao, lên tới 39 - 39,5 độ C. Mẹ bé có cho con uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ. Khi gia đình đưa con đi khám ở phòng khám tư nhân, bé L đã trong tình trạng sốt cao, rét run, li bì nên được chỉ định phải cho vào viện ngay. “Ở nhà, tôi có thấy trong miệng cháu lốm đốm nốt nhưng không hề nghĩ là mắc tay - chân - miệng, chỉ nghĩ là viêm phế quản thông thường. Cháu chơi một lúc là lại quấy. Ở cạnh nhà cũng có người mắc tay - chân - miệng nên tôi nghĩ cháu có thể lây từ đó”, mẹ bé L cho biết.

Một trường hợp khác là bé T.L (20 tháng tuổi, ở Hà Nội). Sau 2 ngày sốt cao trên 40 độ C không hạ, bé xuất hiện tình trạng bứt rứt, khó ngủ, nên được đưa vào viện. Theo BS Đặng Quang Nhật, Khoa Nhi Tổng hợp, khi vào viện, bé T.L có biểu hiện co giật, run chi, là mức độ biến chứng nặng của bệnh. Nếu các trẻ khác chỉ cần theo dõi, điều trị bình thường thì bé T.L phải điều trị đặc hiệu bằng gamma globulin. Nhận định tình hình bệnh nhi nặng hơn, ngay trong buổi tối nhập viện, bé T.L được chuyển sang Khoa Hồi sức điều trị thêm 2 ngày và được về phòng điều trị bình thường.

Thời điểm bùng phát bệnh mạnh mẽ nhất

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tiết giao mùa hiện nay là thời điểm bệnh tay - chân - miệng ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống do cả nước bắt đầu bước vào mùa tựu trường. Còn theo nhận định của TS Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP Hà Nội, từ tháng 9 - 12 là thời điểm Hà Nội phải đối mặt với bệnh tay - chân - miệng bùng phát mạnh mẽ nhất.

Tay - chân - miệng là một trong những bệnh ngoài da do nhiễm virus thường gặp ở trẻ em, khả năng lây nhiễm cao. Bệnh lây cho trẻ em khác qua đường hô hấp, trực tiếp qua hơi thở, các giọt nước bọt bắn ra khi ho, nói, cười, hắt hơi. Bệnh cũng có khả năng lây lan qua dụng cụ đồ chơi, dụng cụ ăn, uống bị nhiễm virus gây bệnh.

Bệnh có diễn biến rất nhanh. Nếu không được chẩn đoán phát hiện để điều trị hợp lý, kịp thời, bệnh dễ gây nhiều biến chứng như: Viêm màng não - não (gây liệt kiểu bại liệt), viêm cơ tim cấp, viêm phổi, phù phổi và có thể gây tử vong.

BS Đỗ Thiện Hải - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, dấu hiệu đặc trưng rất dễ nhận biết của bệnh tay - chân - miệng là sốt (sốt nhẹ, hoặc sốt cao). Khi trẻ sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng. Trẻ cũng gặp tổn thương ở da, bị rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như: Họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

Theo BS Đỗ Thiện Hải, khi phát hiện trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Không phải trường hợp mắc tay - chân - miệng nào cũng cần phải nhập viện điều trị. Nếu bệnh nhẹ, trẻ có thể chăm sóc tại nhà, trong trường hợp trẻ có tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt. Tuy nhiên, người chăm trẻ phải được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bệnh nhi, cách phát hiện sớm các triệu chứng nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần. Ưu điểm của việc chăm bệnh nhi tại nhà là trẻ được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn, môi trường xung quanh sạch sẽ và đặc biệt là giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.

Khi trẻ có những biểu hiện: Sốt cao liên tục không thể hạ được; mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà…; giật mình (dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh); vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân; khó thở (có thể là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động…), thở nhanh, thở bất thường: Ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè…; run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng… cần nhập viện ngay vì lúc này trẻ đã bị nặng.

Do chưa có vaccine phòng bệnh nên Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân và cộng đồng cần:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày;

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống;

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường;

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh;

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh...

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 2 giờ trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 5 giờ trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 17 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 1 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 2 ngày trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 2 ngày trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 3 ngày trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Top