Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh giác chứng bệnh hô hấp nguy hiểm khiến người già dễ nhập viện lúc giao mùa

Thứ bảy, 08:15 21/03/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Miền Bắc đang ở thời điểm giao mùa giữa Đông và Xuân. Thời tiết lúc nóng, lúc lạnh bất thường rất nguy hiểm với những người cao tuổi khi sức khỏe yếu, khả năng thích nghi kém. Đặc biệt, sự thay đổi đột ngột của thời tiết dễ khiến người già bị viêm đường hô hấp, dẫn đến viêm phổi.

“Kẻ thù” của người già

Theo ghi nhận của PV báo GĐ&XH Cuối tuần thì trong những ngày này, tại các Bệnh viện Trung ương, tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì bệnh viêm phổi rất đông. Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Theo PGS. TS Nguyễn Đình Tiến, Chủ nhiệm Khoa Lao và Bệnh phổi (Bệnh viện 108), căn bệnh này dễ mắc ở người già và trẻ em vì đây là hai đầu mút của cuộc đời. Thời gian qua, chỉ tính riêng tại đơn vị này, tỷ lệ người già nhập viện do viêm phổi đã chiếm từ 14 – 20% số bệnh nhân tại khoa. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi. Đáng nói, bệnh viêm phổi ở người cao tuổi thường tiến triển nặng hơn so với người trẻ. Bệnh gia tăng khi trời trở lạnh.

Người già cần thường xuyên kiểm tra đường hô hấp đề phát hiện sớm căn bệnh viêm phổi có diễn tiến thầm lặng.

Người già cần thường xuyên kiểm tra đường hô hấp đề phát hiện sớm căn bệnh viêm phổi có diễn tiến thầm lặng.

Viêm phổi rất hay gặp ở người cao tuổi do sự lão hóa của hệ thống bảo vệ miễn dịch chung và bộ máy hô hấp dẫn đến suy giảm sức chống đỡ với thời tiết thay đổi đột ngột và tấn công của các loại vi khuẩn... Mặt khác, người cao tuổi hay mắc các bệnh mạn tính gây suy giảm miễn dịch như: các bệnh ác tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, hay do dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài cũng tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào phổi... Viêm phổi ở người cao tuổi có đặc điểm là âm thầm, không rầm rộ. Người bệnh chỉ hơi tăng nhiệt độ, ho ít, nhẹ, khạc đờm không nhiều; thở nhanh, thở gấp hơn bình thường; đau tức ngực, nhất là khi thở sâu hay ho. Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, ra nhiều mồ hôi, da tái nhợt, ăn không ngon miệng, mệt mỏi. Đặc biệt ở người cao tuổi, khi bị viêm phổi thường xuất hiện tình trạng tinh thần suy giảm một cách bất thường có thể lú lẫn, rối loạn tâm thần… Điểm khác biệt viêm phổi ở người cao tuổi là khi chụp X quang phổi, thấy nhiều hình ảnh mờ rải rác hoặc tập trung hơn ở vùng đáy phổi nhưng không có hình tam giác thường thấy trong viêm phổi ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng không nhiều, hồng cầu có thể hơi tăng…

Theo các bác sĩ, bệnh phổi ở người cao tuổi dễ diễn tiến nặng hơn so với người trẻ. Có khi chứng viêm mũi họng nhẹ cũng nặng lên thành viêm phế quản; mà viêm phế quản người cao tuổi hay kéo dài, dễ tái phát và tiến triển thành mạn tính. Một số người cao tuổi vốn đang khoẻ mạnh nhưng qua một đợt nhiễm lạnh đã bị viêm phổi; bệnh phát triển rất nhanh, gây suy hô hấp với các biểu hiện khó thở, thở nhanh và nông, mạch nhanh, không điều trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Vì vậy khi thấy người già có những dấu hiệu trên, người thân hãy nghĩ ngay đến bệnh viêm phổi và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Phòng hơn chữa bệnh

Điều quan trọng nhất để điều trị viêm phổi có hiệu quả và tránh biến chứng là chữa trị kịp thời và thích hợp, không nên để quá nặng rồi mới đi bác sĩ vì vừa khó lành vừa có nguy cơ bị biến chứng và tử vong cao. Đối với người cao tuổi mắc viêm phổi, nhất là viêm phổi do virus, việc dùng thuốc điều trị cần đặc biệt cẩn trọng. Vì vậy, cần dùng thuốc gì, dùng trong bao lâu, liều lượng như thế nào phải được bác sĩ khám bệnh kê đơn và tư vấn sử dụng. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, người cao tuổi không nên tự mua thuốc để điều trị, nhất là kháng sinh, bởi vì dùng kháng sinh không đúng chỉ định thì bệnh không những không khỏi mà còn gây hại cho sức khỏe. Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh tiếp xúc nhiều với không khí lạnh. Hàng ngày, bệnh nhân cần uống đủ lượng nước cần thiết (khoảng từ 1,5 – 2,0 lít), ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Những người bị liệt cần được nâng dậy và xoa bóp các cơ bắp, bụng và tập hít thở sâu để phục hồi các chức năng của phổi.

Người cao tuổi nhập viện nhiều vì chứng viêm phổi khi thời tiết giao mùa.

Người cao tuổi nhập viện nhiều vì chứng viêm phổi khi thời tiết giao mùa.

Vì viêm phổi thường diễn tiến âm thầm, khi có triệu chứng đã ở giai đoạn nghiêm trọng nên cần nhiều thời gian điều trị, đa số người bệnh phải nhập viện. Vì vậy, phòng bệnh vẫn là tốt nhất. Để phòng bệnh viêm phổi, PGS. TS Nguyễn Đình Tiến đưa ra lời khuyên rằng: Bệnh viêm phổi thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi,

Theo lương y Đinh Công Bảy (Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP. HCM) thì trong điều trị viêm phổi cần lưu ý đến chế độ ăn uống. Nên ăn thức ăn loãng, uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng đờm, dịu họng, giảm ho. Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh. Ở giai đoạn khởi phát (từ 1 đến 2 ngày) với các triệu chứng sốt, sợ lạnh, nhức đầu, ho, đàm ít, hơi thở ngắn, gấp, ngực đau thì nên thường xuyên dùng các loại thực phẩm có tác dụng phát tán phong nhiệt, làm ra mồ hôi, giải độc như kinh giới, bạc hà, húng chanh, húng quế, lá xương sông, hành tươi, khế, lê, cần tây, chanh… Ở giai đoạn toàn phát với các triệu chứng sốt cao, không ra mồ hôi, ho ra đờm vàng hoặc có dính máu, miệng khô khát, khó thở, đau ngực nhiều hơn… thì nên thường xuyên dùng các loại thực phẩm có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, trừ đàm, giải độc, làm ra mồ hôi, như: diếp cá, bí đao, rễ tranh, rễ mía lau, kim ngân hoa, bách hợp, ngân nhĩ, lê, mạch môn (củ lan tiên)… Ở giai đoạn nhiễm độc với các triệu chứng sốt cao, vào buổi tối bệnh càng nặng thêm, miệng khô khát nhiều, người vật vã, hơi thở nhanh, gấp, đàm khò khè, ho đờm ra máu, tay chân co giật, có khi mê sảng, môi khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô thì ngoài việc dùng thuốc, người bệnh nên ăn những món ăn loãng, uống nhiều nước, dùng các thực phẩm có vị ngọt, tính mát, tác dụng lương huyết (làm mát máu), dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận phế, trừ đàm, giải độc, như: diếp ca, bí đao, rễ tranh, rễ mía lau, kim ngân hoa, bách hợp, ngân nhĩ, lê, củ sen, mạch môn (củ lan tiên), thiên môn (củ tóc tiên), sinh địa, sứa biển…

đặc biệt mắc nhiều vào mùa Đông Xuân. Cho nên, biện pháp phòng tránh tốt nhất là người cao tuổi nên đi tiêm phòng cúm vào mùa Thu trước khi sang mùa Đông, mỗi năm 1 lần. Ngoài ra, nên tiêm phòng vaccine phế cầu để dự phòng nhiễm do phế cầu (những người bị bệnh phổi mạn tính, suy tim, tuổi trên 65 tuổi thì lên 5 năm tiêm 1 lần). Đặc biệt, người già phải giữ vệ sinh sạch sẽ chẳng hạn như vệ sinh răng, miệng, họng; Tránh tiếp xúc với những bệnh nhân bị cúm (nhất là những người hay mắc bệnh mãn tính). Phải ăn đủ chất dinh dưỡng và giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh giá. Và điều vô cùng quan trọng là phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sát trùng nhằm tránh nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp do tay tiếp xúc nhiễm bẩn.

Ngoài ra, những người bị bệnh viêm phổi rất dễ mắc các bệnh khác nên phải phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin B, C và ăn nhiều đạm, đặc biệt là hải sản, ít thịt, nhiều rau xanh để tăng sức đề kháng của cơ thể, tránh nhiễm trùng. Đồng thời, người cao tuổi không nên để bị nhiễm lạnh, nhất là nhiễm lạnh đột ngột. Giữ cơ thể ấm khi nhiệt độ thấp, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực và hai bàn chân. Khi không cần thiết thì không nên đi ra ngoài trời lúc sáng sớm và đêm khuya, vì lúc đó thời tiết thường trở lạnh. Cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở, tốt nhất là sống trong môi trường trong sạch, ít khói bụi. Nhà ở phải thông thoáng, về mùa lạnh phải được che kín các khe hở, nên đóng cửa để che bụi. Nằm ngủ nên đắp chăn ấm, giường ngủ nên có đệm. Bất cứ thời điểm nào cũng không nên tắm nước lạnh, nơi tắm phải kín, không có gió lùa.

Người già có thói quen dậy sớm ra ngoài tập thể dục. Tuy nhiên đây lại là điều không tốt vì lúc đó sương mù, nhiệt độ xuống thấp, đột ngột cũng dễ gây viêm phổi và suy hô hấp. Nếu dậy sớm thì nên giữ ấm cơ thể, cổ, ngực và tập thể dục ở trong nhà, đợi khi có ánh nắng mặt trời mới ra ngoài.

Để phòng ngừa viêm phổi, người cao tuổi cũng có thể tập thở bụng như sau: Nhúc nhích hai vai, thở nhẹ nhàng, chậm rãi. Thót bụng thở ra hết sức, khi bụng thót hết thì ngừng thở, cho bụng phình lên một cách tự nhiên nhẹ nhàng để thở vào; khi bụng phình lên hết, ngừng một lát rồi lại thở ra. Làm 4-5 phút như vậy rồi nghỉ. Ngày tập 5-7 lần hoặc nhiều hơn càng tốt. Khi ngồi, nằm hay đứng đều tập thở được. Khi đã tập thở quen rồi thì có thể tranh thủ tập thở ở mọi nơi, mọi lúc như khi ngồi chờ tàu xe, ngồi nghe nói chuyện, xem tivi...

Hồng Hạnh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 27 phút trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 2 giờ trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Sống khỏe - 3 giờ trước

U nang buồng trứng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu u nang buồng trứng có vai trò quan trọng, giúp người bệnh kịp thời điều trị bệnh.

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

Sống khỏe - 5 giờ trước

Không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có thể cản trở nỗ lực giảm cân. Dưới đây là bốn dấu hiệu chính cho thấy bạn không nhận đủ chất xơ…

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 17 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Sống khỏe - 21 giờ trước

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, chỉ cần một giọt máu rất nhỏ có thể phát hiện ba dạng ung thư nguy hiểm nhất và sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để thí nghiệm trên diện rộng thì mới có thể đưa vào thực tiễn.

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đối với phụ nữ, việc mang thai, sinh nở hay tuổi tác khiến cơ thể dễ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những dưỡng chất đó là gì và chị em nên bổ sung những thực phẩm nào trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đau nhức xương khớp, mỏi gối, tê tay mỗi khi trái gió trở trời là tình trạng chung của nhiều người cao tuổi khi bước vào giai đoạn xương lão hóa. Nếu trước đây phải sau độ tuổi 50 mới hay xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp thì ngày nay độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến.

Top