Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh báo: Tăng nguy cơ tử vong ở người không kiểm soát tốt huyết áp trong giai đoạn dịch

Thứ tư, 08:00 18/08/2021 | Sống khỏe

Thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy: Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 có bệnh nền cao huyết áp là 8,2% (cao gấp 6 lần so với người không có bệnh lý nền). Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay, người bệnh cần làm gì để kiểm soát tốt huyết áp, từ đó tránh nguy cơ nhiễm và tử vong do virus? Thông tin dưới đây sẽ giúp người bệnh cao huyết áp bảo vệ bản thân, vượt qua đại dịch.

1. Khó khăn trong điều trị bệnh cao huyết áp giai đoạn dịch

Hiện nay, để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả, mọi người dân được khuyến cáo hạn chế tụ tập đông người, nhiều tỉnh thành áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16... Điều này vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe người cao huyết áp nhưng cũng gây "xáo trộn" không nhỏ đến quá trình điều trị và kiểm soát huyết áp của người bệnh như thiếu điều kiện tái khám thường xuyên để điều chỉnh đơn thuốc hay phát hiện biến chứng kịp thời; thể dục không đều đặn; đặc biệt trong các khu vực cách ly, người bệnh khó chủ động duy trì chế độ ăn phù hợp… kéo theo nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm cao như: nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não (đột quỵ)...

Cảnh báo: Tăng nguy cơ tử vong ở người không kiểm soát tốt huyết áp trong giai đoạn dịch - Ảnh 1.

Tăng huyết áp ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh

Theo các chuyên gia, hiệu quả điều trị bệnh cao huyết áp phụ thuộc vào việc kiểm soát tốt huyết áp. Người mới bị bệnh có thể diễn biến nặng rất nhanh do không kiểm soát tốt huyết áp. Ngược lại, có người bị lâu năm nhưng kiểm soát tốt huyết áp nên vẫn khỏe mạnh. Vì vậy, trong giai đoạn này, người bệnh cao huyết áp càng phải chú ý kiểm soát tốt huyết áp của mình để giảm thiểu rủi ro liên quan đến dịch bệnh. Bởi, huyết áp tăng cao kéo dài sẽ làm tổn thương các cơ quan đích, khiến hệ thống miễn dịch suy yếu, cơ thể mất khả năng chống lại những tác nhân gây hại, từ đó dễ nhiễm virus và bệnh tiến triển nặng hơn, hồi phục chậm hơn.

Hơn nữa, ở người bệnh kiểm soát huyết áp không tốt sẽ làm tổn thương các động mạch và giảm lượng máu đến tim, khiến tim làm việc quá tải, lâu dần dẫn tới suy tim. Khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể sẽ kích hoạt bệnh tim tiềm ẩn và gây ra phản ứng viêm nghiêm trọng ở mạch máu và cơ tim, dẫn tới những cơn đau tim, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, khiến tim càng khó bơm máu, gây nguy hiểm cho người bệnh.

Cảnh báo: Tăng nguy cơ tử vong ở người không kiểm soát tốt huyết áp trong giai đoạn dịch - Ảnh 2.

Kiểm soát tốt huyết áp giúp giảm thiểu rủi ro giai đoạn dịch

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, trước "rào cản" trong giai đoạn dịch, nếu chỉ phụ thuộc vào thuốc điều trị là chưa đủ. Bởi mỗi nhóm thuốc điều trị thường chỉ tác động lên 1 cơ chế hạ huyết áp, thông thường người bệnh phải kết hợp từ 2 - 3 nhóm thuốc khác nhau, chưa kể nhiều trường hợp người cao huyết áp còn kèm theo bệnh lý tim mạch, mỡ máu thì lượng thuốc tây sử dụng 1 ngày là rất lớn. Khi sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài, ngoài việc dễ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc, người bệnh - đặc biệt người bị cao huyết áp lâu năm thường phải tăng liều hoặc thay đổi thuốc liên tục mới đạt được hiệu quả điều trị. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, người bệnh cao huyết áp nên kết hợp nhiều biện pháp để chủ động giữ và duy trì huyết áp ở ngưỡng an toàn dưới 140/90 mmHg.

5 lời khuyên của chuyên gia để ổn định huyết áp, ngăn ngừa biến chứng giai đoạn dịch

Để giúp người bệnh kiểm soát tốt huyết áp, ngăn ngừa rủi ro trước diễn biến khôn lường của dịch bệnh, các chuyên gia lưu ý những biện pháp cấp thiết và quan trọng dưới đây:

1. Tuân thủ biện pháp phòng dịch, đặc biệt là khuyến cáo 5K của Bộ Y Tế.

2. Kiểm tra chỉ số huyết áp mỗi ngày, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hãy gọi ngay bác sĩ điều trị hoặc đơn vị cấp cứu để được tư vấn, xử lý kịp thời.

3. Duy trì chế độ ăn và tập luyện hợp lý: Người bệnh cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không bỏ bữa. Nên ăn nhiều thực phẩm tăng cường sức đề kháng, hạn chế ăn mặn, kiêng rượu bia, thuốc lá… Duy trì thói quen tập thể dục tại nhà mỗi ngày 30 phút để kiểm soát cân nặng, tăng cường lưu thông máu và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

4. Dự phòng đầy đủ thuốc điều trị trong 2 - 3 tháng để đảm bảo không hết thuốc giữa chừng. Lưu ý dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc, đổi thuốc hoặc ngưng thuốc; không dùng chung đơn thuốc của người khác.

5. Cân nhắc Tiêm vaccine Covid 19 sớm: Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tiêm vaccine là bước quan trọng trong phòng chống dịch bệnh, đặc biệt với người có bệnh lý nền như cao huyết áp, giúp người bệnh giảm nguy cơ lây nhiễm, giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong nếu nhiễm virus. Tuy nhiên, trước tiên, người bệnh cần kiểm soát tốt huyết áp và bệnh lý nền, điều này không chỉ giúp người bệnh ngăn ngừa biến chứng, phòng tránh dịch bệnh mà còn là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an toàn cho người cao huyết áp trước, trong và sau khi tiêm Vaccine. 

Theo chuyên gia: người bệnh nên kết hợp nhiều giải pháp để kiểm soát huyết áp tốt nhất, trong đó kết hợp Đông - Tây y hiện đang là phương pháp được nhiều người sử dụng, bởi tính an toàn và hiệu quả cao. Một số thảo dược có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp, phòng ngừa tai biến như: Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, bài Giáng áp hợp tễ (gồm các thảo dược: Hạ khô thảo, Huyền sâm, Hà thủ ô chế, Táo nhân sao đen, Câu đằng)...

Cảnh báo: Tăng nguy cơ tử vong ở người không kiểm soát tốt huyết áp trong giai đoạn dịch - Ảnh 3.

Một số thảo dược tốt cho người cao huyết áp

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, khi lựa chọn các loại thảo dược trên hay bất kỳ thảo dược nào, người bệnh cũng cần lưu ý những tiêu chí sau:

● Nguyên liệu sạch, rõ nguồn gốc

● Đơn vị sản xuất uy tín

● Đã có mặt nhiều năm trên thị trường, được nhiều người bệnh tin dùng mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị cao

● Được các cơ quan chức năng cấp phép

Ảnh box bài Hạ áp

TỔNG ĐÀI: 1800 6316 (Miễn phí cước gọi)

Tra cứu điểm bán sản phẩm: TẠI ĐÂY

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Y tế - 46 phút trước

Ngày 28/3, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Hữu Nghị đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 72 tuổi (Hà Nội) có vòng tránh thai "đi lạc" trong ổ bụng.

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

Bệnh thường gặp - 59 phút trước

Một số thực phẩm khi dùng cùng với rượu có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày, thậm chí gây ngộ độc nguy hiểm…

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 13 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Top